Zalo

Vì sao cần đánh giá sức khỏe tim mạch ở người thừa cân?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Ngày nay, vấn đề thừa cân và béo phì trở thành một trong những thách thức lớn đối với sức khỏe toàn cầu. Việc tích tụ mỡ thừa không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình mà còn tăng nguy cơ mắc các bệnh lý, đặc biệt là các vấn đề về tim mạch. Bài viết dưới đây sẽ nêu ra những lý do tại sao cần kiểm tra sức khỏe tim mạch thường xuyên, đặc biệt ở những người thừa cân.

1.Sự liên quan của bệnh tim mạch tới tình trạng béo phì?

Bệnh tim mạch và tình trạng béo phì có một mối liên quan mật thiết. Béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ chính gây ra bệnh tim mạch và hàng loạt các bệnh lý mãn tính khác: 

1.1.Béo phì làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch

Béo phì liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc các bệnh chuyển hóa và bệnh tim mạch. Sự chất béo trong cơ thể tích tụ quá mức trong cơ thể làm tâm nhĩ, tâm thất mở rộng và gây xơ vữa động mạch. Hơn nữa, việc tăng mỡ còn thúc đẩy chứng ngưng thở khi ngủ, bệnh huyết khối và là yếu tố nguy cơ chính dẫn tới rối loạn mỡ máu, đái tháo đường type 2, cao huyết áp và hội chứng chuyển hóa.

1.2.Béo phì làm tăng tình trạng viêm trong bệnh tim mạch

Béo phì làm hạn chế khả năng ức chế quá trình viêm, khiến tình trạng viêm kéo dài. Mối quan hệ giữa béo phì và tình trạng viêm trong bệnh tim mạch khá phức tạp và tương tác lẫn nhau. Béo phì thúc đẩy nguy cơ gây viêm và ngược lại tình trạng viêm lại thúc đẩy quá trình tạo mỡ cho cơ thể. Điều này làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, trong đó cholesterol xấu (LDL) trong mạch máy gây hình thành nên các mảng bám. Khi các mảng bám trên thành mạch bị vỡ sẽ hình thành nên các cục huyết khối dẫn tới các cơn đau tim đột ngột, tai biến mạch máu não và tắc động mạch chi dưới...

1.3.Béo phì gây suy giảm chức năng tim

Theo Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ, những người bị béo phì thường có nguy cơ cao mắc suy tim, tai biến mạch máu não hoặc mắc một số căn bệnh về tim mạch khác. Điều này bắt nguồn từ sự phát triển rung nhĩ do béo phì, khiến tim bị loạn nhịp và dần dần hình thành các cục máu đông.

1.4.Béo phì khiến tim tăng hoạt động

Khi tích tụ nhiều mỡ thừa tim phải tăng cường hoạt động, bơm máu mạnh hơn để đảm bảo rằng, mọi cơ quan và mô đều nhận được đủ nguồn dưỡng chất. Nếu tình trạng này diễn ra liên tục trong thời gian dài có thể dẫn tới suy tim.

Béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ chính gây ra bệnh tim mạch
Béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ chính gây ra bệnh tim mạch

2.Vì sao cần đánh giá sức khỏe tim mạch ở người thừa cân?

Béo phì trên toàn thế giới đã tăng gần gấp ba kể từ năm 1975 với ít nhất 2,8 triệu ca tử vong xảy ra mỗi năm do các hậu quả bất lợi liên quan đến sức khỏe. Bệnh tim mạch bao gồm nhồi máu cơ tim, đột quỵ và suy tim là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn tật ở những người thừa cân hoặc béo phì. Việc kiểm tra sức khỏe tim mạch để phát hiện sớm nguy cơ tim mạch là rất quan trọng trong việc giảm tỷ lệ tử vong và duy trì chất lượng cuộc sống. 

Bệnh tim ở người béo phì đang ngày càng gia tăng và trở thành một thách thức lớn đối với toàn cầu. Béo phì gây ra nguy cơ mắc các bệnh mạch vành tăng gấp 4 lần so với người có chỉ số BMI (chỉ số khối cơ thể) ở mức cân đối. Ngoài ra, béo phì còn làm tăng nguy cơ tăng huyết áp lên đến 12 lần, nguy cơ đột quỵ lên 6 lần, nguy cơ mắc đái tháo đường tăng lên 6 lần so với những người có cân nặng bình thường.

Hiện nay, có ngày càng nhiều người mắc bệnh thiếu máu cơ tim, suy tim, bệnh mạch vành mặc dù ở độ tuổi còn rất trẻ, nguyên nhân chủ yếu là do lối sống không lành mạnh như: ăn uống quá nhiều đường, chất béo, hút thuốc lá, uống rượu bia, stress, lười vận động... Những thói quen xấu này dần dần làm tích tụ chất béo trong thành mạch, hình thành các mảng xơ vữa động mạch gây cản trở lưu thông máu và hình thành bệnh mạch vành. Lâu dài, bệnh mạch vành dẫn đến nhiều bệnh lý tim mạch nguy hiểm như suy tim, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, thậm chí dẫn tới tử vong nếu không được phát hiện sớm và có phương pháp điều trị phù hợp. Chính vì vậy, cần đánh giá sức khỏe tim ở người thừa cân không chỉ giúp phòng ngừa mà còn là cách để phát hiện và quản lý nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Cần đánh giá sức khỏe tim mạch ở người thừa cân
Cần đánh giá sức khỏe tim mạch ở người thừa cân

3.Làm gì để bảo vệ sức khỏe tim mạch ở người béo phì?

Bảo vệ sức khỏe tim mạch ở người béo phì đòi hỏi sự chú ý đặc biệt đối với lối sống và các biện pháp phòng ngừa. Dưới đây là một số cách mà người béo phì có thể thực hiện để giảm nguy cơ mắc các vấn đề tim mạch:

3.1.Giảm cân và duy trì mức cân nặng lý tưởng

Giảm cân và duy trì mức cân nặng lý tưởng chính là bước quan trọng nhất để có thể cải thiện nguy cơ mắc bệnh tim ở người béo phì. Đặt mục tiêu giảm cân từ 0,5 - 1 kg mỗi tuần để đảm bảo quá trình giảm cân lành mạnh, ổn định và không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Khi cơ thể giảm đi 5kg bạn sẽ nhận thấy sự cải thiện rõ rệt của huyết áp, mức đường huyết, chỉ số mỡ máu và các nhân tố gây viêm khác. 

3.2.Thực hiện một chế độ ăn lành mạnh và khoa học

Bạn cần trao đổi với bác sĩ hoặc các chuyên gia dinh dưỡng để có một chế độ ăn kiêng phù hợp và khoa học. 

  • Ăn tăng lượng rau xanh và hoa quả tươi: Rau xanh và trái cây tươi là một phần của chế độ ăn uống lành mạnh cho tim mạch. Chúng là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết vô cùng dồi dào. Hầu hết các loại rau xanh và trái cây đều chứa rất ít chất béo, năng lượng, natri và cholesterol. Bạn nên nên ăn 5 khẩu phần rau củ và trái cây trở lên mỗi ngày tương đương với ít nhất 600g rau, củ quả. 
  • Lựa chọn ngũ cốc nguyên hạt, xay xát rối: Lựa chọn ngũ cốc nguyên hạt (bánh mì nguyên cám, ngũ cốc xay xát rối, gạo lứt) cho ít nhất một nửa lượng ngũ cốc tiêu thụ hàng ngày của bạn. Các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt này cung cấp nhiều chất xơ, các vitamin, khoáng chất cần thiết và carbohydrate phức hợp. Hạn chế các loại bánh nướng nhiều đường và chất béo chuyển hóa như bánh cuộn bơ, bánh quy phô mai, bánh kem…
  • Cung cấp đạm lành mạnh cho cơ thể: Lựa chọn các loại thực phẩm giàu đạm chất lượng cao và ít cholesterol như các loại thịt gia cầm, hải sản, đậu phụ và các sản phẩm từ đậu nành, trứng, sữa…. Đây là những nguồn cung cấp protein, sắt, kẽm, canxi cũng như các loại vitamin tốt cho sức khỏe. 
  • Lựa chọn các loại chất béo không bão hòa: Chế độ ăn chứa nhiều chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa khiến cholesterol xấu ( LDL) tích tụ trong động mạch khiến tăng nguy cơ bị hẹp động mạch, xơ vữa động mạch, đau tim, có thể dẫn tới đột quỵ và các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác. Chính vì vậy, cần hạn chế các loại thức ăn chứa nhiều chất béo bão hòa và chuyển hóa như: đồ chiên rán, thức ăn nhang, các loại bánh ngọt…. Thay vào đó hãy lựa chọn các loại chất béo không bão hòa có nguồn gốc từ thực vật như các loại hạt: macca, hạnh nhanh, óc chó, hạt điều hoặc quả bơ, dầu oliu….
  • Hạn chế muối để phòng ngừa bệnh tim mạch: Theo hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ lượng natri tiêu thụ mỗi ngày không nên vượt quá 2.300 miligam (tương đương với khoảng 1 thìa cà phê hoặc 5g muối). Bạn có thể cắt giảm natri trong khẩu phần ăn bằng cách giảm lượng nêm vào đồ ăn khi nấu. Cần hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, vì chúng chứa một lượng muối khá lớn như súp xúc xích, thịt nguội, dưa, cà muối, pate đóng hộp…..Hãy tập thói quen kiểm tra bảng thành phần dinh dưỡng trên các sản phẩm đóng hộp để biết hàm lượng natri mà bạn chuẩn bị nạp vào là bao nhiêu. 
  • Hạn chế uống bia, rượu, đồ uống có cồn: Rượu bia, đồ uống có cồn đều là những chất kích thích có hại cho sức khỏe. Ngoài ra, còn làm tăng nguy cơ mắc thừa cân, béo phì và mắc các bệnh tim mạch. Vì vậy, cần hạn chế chúng hết mức có thể. 

3.3.Thường xuyên vận động

Bạn nên duy trì thói quen hoạt động thể chất ít nhất khoảng 30 phút mỗi ngày để có thể cải thiện cân nặng cũng như giảm nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch. Lựa chọn những bài tập mà bạn yêu thích và phù hợp với tình trạng sức như đi bộ, chạy bộ, bơi, nhảy zumba, đạp xe, aerobic...

3.4.Khám sức khỏe định kỳ

Để bảo vệ sức khỏe tim mạch ở người béo phì, các bác sĩ khuyến cáo nên đi khám định kỳ 6 tháng/lần. Việc kiểm tra sức khỏe tim mạch đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe, giúp phát hiện sớm các vấn đề, đánh giá rủi ro và quản lý tình trạng tim mạch. 

Tóm lại, việc kiểm tra sức khỏe tim mạch ở người thừa cân, béo phì không chỉ là biện pháp phòng ngừa mà còn là chìa khóa để duy trì một cuộc sống khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng. Hãy bắt đầu duy trì một lối sống lành mạnh và tích cực từ ngay hôm nay để có thể chăm sóc và bảo vệ một trái tim khỏe !

Nguồn tham khảo: ahajournals.org, dmsjournal.biomedcentral.com, academic.oup.com

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Cử nhân Y khoa Cấn Thị Mai Huê xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Giảm cân cho người béo phì vì sao lại khó?

Giảm cân cho người béo phì vì sao lại khó?

Người béo có nguy cơ bị thiếu máu cơ tim không?

Người béo có nguy cơ bị thiếu máu cơ tim không?

Người béo ăn trứng được không?

Người béo ăn trứng được không?

Bị béo quá thì phải làm sao?

Bị béo quá thì phải làm sao?

Biết nguy cơ sức khỏe của bạn khi bị cholesterol cao

Biết nguy cơ sức khỏe của bạn khi bị cholesterol cao

10

Bài viết hữu ích?