Nghiên cứu cho thấy, tôm là hải sản có lượng calo thấp nhưng giàu các chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Trong 100g tôm nấu chín có hàm lượng dinh dưỡng bao gồm:
Bên cạnh đó, tôm còn cung cấp hơn 20 loại vitamin và khoáng chất, chẳng hạn như: iot, acid béo omega 3, omega 6, sắt, canxi, kẽm và vitamin B12,…
Với nguồn dinh dưỡng như đã kể trên tôm mang lại những lợi ích tốt đối với sức khỏe cụ thể như sau:
Tôm có năng lượng thấp, chứa nhiều protein và vitamin D có lợi cho quá trình giảm cân. Trong thành phần của tôm còn chứa một lượng kẽm, là khoáng chất có khả năng làm tăng leptin. Đây là một loại hormone quan trọng có công dụng trong điều chỉnh sự thèm ăn, hàm lượng chất béo và việc sử dụng năng lượng của cơ thể.
Bạn có thể chế biến nhiều món ăn với tôm trong thực đơn giảm cân được chế biến như tôm luộc, tôm hấp.
Trong thành phần của tôm chứa một loại carotenoid còn được gọi là astaxanthin. Đây là một chất oxy hóa có công dụng ngăn chặn sự tấn công của các gốc tự do tác dụng nhằm ngăn ngừa tình trạng viêm cho cơ thể. Nhiều nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng thành phần astaxanthin có trong tôm giúp làm tăng nồng độ HDL cholesterol hay còn được gọi là cholesterol tốt và tăng cường lưu lượng máu, giúp giảm nguy cơ bị đau tim, tăng cường sức khỏe tim mạch.
Bên cạnh đó, khả năng chống viêm của hoạt chất astaxanthin còn có khả năng giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào não. Từ đó, ăn tôm có tác dụng rất tốt cho sức khỏe não bộ, giảm thiểu tình trạng suy giảm trí nhớ và gặp các bệnh về thần kinh, não bộ như Alzheimer…
Ngoài ra, tôm còn được khoa học chứng minh với nhiều lợi ích khác cho sức khỏe như:
Người mỡ máu cao ăn tôm được không? Đầu tiên chúng ta cần nắm được tôm được xem như một phần của chế độ dinh dưỡng hàng ngày cung cấp một số chất dinh dưỡng quan trọng có lợi cho sức khỏe tim mạch. Ngay cả những người có chỉ số mỡ máu cao thì những lợi ích từ việc ăn tôm đem lại cũng cao hơn so với rủi ro.
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ cho biết 100g tôm chứa 189mg cholesterol. Theo như hướng dẫn về dinh dưỡng khuyên nên tiêu thụ càng ít cholesterol càng tốt. Dù không đưa ra một lượng cụ thể, nhưng một thực đơn lành mạnh đối với người bình thường chỉ cần khoảng 100 - 300mg cholesterol mỗi ngày.
Mỡ máu cao liên quan chặt chẽ đến sự gia tăng nồng độ cholesterol trong cơ thể. Trong khi, tương tự như các loại hải sản khác thì tôm rất giàu cholesterol, cứ 100g tôm nấu chín có thể cung cấp đến 189 mg cholesterol, tương đương ½ lượng cholesterol mỗi ngày mà các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo trong ngày. Vì vậy, rất nhiều người có suy nghĩ ăn nhiều tôm sẽ làm nặng thêm tình trạng mỡ máu cao và thắc mắc liệu rằng “ Mỡ máu cao có ăn được ăn tôm không”.
Ngày nay, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sử dụng tôm trong bữa ăn hàng ngày không những không gây rối loạn cân bằng cholesterol trong cơ thể mà còn làm tăng nồng độ HDL cholesterol và giảm LDL cholesterol. Điều này có thể hiểu đơn giản là tăng cholesterol tốt và giảm cholesterol xấu. Nhờ vậy, nếu bạn tiêu thụ một lượng tôm vừa phải theo mức quy định sẽ không lo ảnh hưởng đến tình trạng bệnh mỡ máu hay sức khỏe tim mạch.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng cũng cho biết hấp thụ cholesterol dưới 200mg/ngày sẽ an toàn cho sức khỏe. Đối với người bệnh mỡ máu, việc nhận lượng cholesterol từ các loại hải sản cụ thể là tôm nên ít hơn, chỉ nên ăn khoảng 100g/1 lần và mỗi tuần 1 lần để tốt cho sức khỏe.
Xung quanh thắc mắc người mỡ máu cao có ăn được tôm không, trước đây nhiều bác sĩ đã khuyến cáo những đối tượng này không nên ăn nhiều tôm nguyên nhân do hàm lượng cholesterol cao. Tuy nhiên, theo như nhiều nghiên cứu hiện nay cho rằng, tôm không gây ra bệnh mỡ máu cao hay làm tăng cao cholesterol. Vì vậy, để trả lời câu hỏi máu nhiễm mỡ có ăn được tôm không thì tôm vẫn có thể là lựa chọn tuyệt vời cho chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng.
Tôm mang lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe nhưng lại có nguy cơ gây dị ứng. Nhiều người có thể trạng bị dị ứng với các loại động vật có vỏ trong đó có tôm. Những phản ứng dị ứng có thể gặp bao gồm:
Do đó, ở những người đã có tiền sử dị ứng với các loại động vật có vỏ nên tránh ăn tôm hoàn toàn kể cả các sản phẩm có hương vị tôm.
Mặc dù có thể ăn tôm nhưng nếu lựa chọn tôm kém chất lượng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Để có những món từ tôm chất lượng, và đem lại giá trị dinh dưỡng thì bạn nên chọn tôm theo các tiêu chí sau:
Ngoài ra, các chuyên gia dinh dưỡng còn có một số lưu ý như sau:
Nếu những người bị mỡ máu đang mong muốn tìm một phương pháp giảm cân cũng như giảm mỡ máu hiệu quả, có thể tham khảo liệu pháp tiêu hao năng lượng. Liệu pháp này được thực hiện thông qua sử dụng các loại vitamin và các loại khoáng chất cần thiết với mục đích nhằm thúc đẩy sự chuyển hóa mỡ theo cơ chế tự nhiên, không gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.
Bác sĩ sẽ tiến hành đánh giá sức khỏe tổng thể của từng cá nhân trước khi thực hiện liệu pháp. Sau đó, các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ giảm cân phù hợp với từng đối tượng cụ thể dựa trên kết quả các xét nghiệm cơ bản như xét nghiệm máu và đánh giá chỉ số khối cơ thể (BMI). Khi bạn đăng ký thực hiện liệu pháp tiêu hao năng lượng bạn sẽ luôn được các bác sĩ điều trị theo sát, lên kế hoạch dinh dưỡng chi tiết kết hợp với luyện tập sao cho phù hợp với thể trạng của mỗi người cụ thể.
963
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
963
Bài viết hữu ích?