Chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index - BMI) là một phép đo đơn giản dùng để đánh giá tình trạng cân nặng và chiều cao của một người. Bằng cách tính toán tỉ lệ giữa trọng lượng (kg) và bình phương chiều cao (m2), chúng ta có thể xác định được mức độ thừa cân hoặc béo phì của một người. Khi sàng lọc béo phì ở người trưởng thành, chỉ số BMI cao hơn 25 chỉ ra tình trạng thừa cân, trong khi chỉ số BMI cao hơn 30 cho thấy tình trạng béo phì. Chỉ số BMI nên được kiểm tra ít nhất mỗi năm một lần vì nó có thể giúp xác định các rủi ro sức khỏe tổng thể và cho thấy những phương pháp điều trị nào có thể phù hợp với bạn. Khi sàng lọc béo phì ở trẻ nhỏ, chỉ số BMI vẫn được tính bằng tỉ lệ giữa trọng lượng (kg) và bình phương chiều cao (m2) nhưng được đánh giá dựa trên các tiêu chuẩn và bảng phân loại riêng cho trẻ em. Bảng phân loại thông thường chia thành các phần trăm như "dưới chuẩn", "bình thường", "thừa cân" và "béo phì" dựa trên phần trăm BMI so với các trẻ cùng tuổi và giới tính. Hoặc sử dụng Z-score, Z-score là một phép đo thống kê sử dụng để so sánh chỉ số BMI của trẻ với một nhóm tham chiếu, thường là dựa trên dữ liệu từ các nghiên cứu lớn về phát triển trẻ em. Z-score được sử dụng để xác định xem chỉ số BMI của trẻ nhỏ so với các trẻ cùng tuổi và giới tính có ở vị trí nào trong phân phối chuẩn.
Đo chu vi vòng eo là một cách khác để đánh giá mức độ mỡ tích tụ trong vùng bụng. Mỡ ở vùng bụng quá nhiều có thể góp phần vào tình trạng béo phì và các vấn đề sức khỏe khác, bao gồm các bệnh về tim mạch và tiểu đường. Đo chu vi vòng eo đơn giản chỉ cần một chiếc thước dây đặt quanh vùng eo ngay trên xương chậu. Chu vi vòng eo cao hơn 88 cm ở phụ nữ và 102 cm ở nam giới có thể gặp nhiều rủi ro về sức khỏe hơn so với những người có số đo vòng eo nhỏ hơn.
Xét nghiệm máu là một trong những xét nghiệm sàng lọc béo phì phổ biến nhất, nó có thể cung cấp thông tin quan trọng về tình trạng sức khỏe tổng thể và béo phì. Một số chỉ số máu phổ biến được sử dụng để đánh giá béo phì bao gồm:
Một số hormone có thể góp phần vào tình trạng béo phì. Xét nghiệm hormone có thể bao gồm đo lường hormone tăng trưởng, hormone ghrelin và insulin. Việc đánh giá các mức hormone này có thể giúp xác định liệu có các rối loạn nội tiết hay không, góp phần đánh giá tình trạng béo phì và quản lý chế độ ăn uống.
Rối loạn chức năng tuyến giáp có thể gây tăng cân và góp phần vào tình trạng béo phì. Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là một trong những xét nghiệm béo phì quan trọng, bao gồm đo lường huyết thanh hormone tuyến giáp (TSH) và các hormone tuyến giáp khác, giúp xác định xem có vấn đề về chức năng tuyến giáp hay không. Tóm lại, các xét nghiệm sàng lọc béo phì đã được đề cập ở trên đều đóng vai trò quan trọng trong đánh giá tình trạng béo phì và định hướng quản lý sức khỏe. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để có những chẩn đoán chính xác và nhận được sự tư vấn phù hợp. Bác sĩ sẽ đánh giá kết quả xét nghiệm kết hợp với lịch sử bệnh cá nhân và tình trạng sức khỏe tổng thể để đưa ra đề xuất và kế hoạch điều trị tốt nhất cho từng người. Hiện nay, thừa cân béo phì đang là 1 vấn đề gây ra nhiều bệnh lý khiến chúng ta phải chung sống trọn đời. Do đó, giảm béo và kiểm soát cân nặng là giải pháp tốt nhất để bạn có được một sức khỏe tốt, hạn chế tối đa bệnh tật. Để quá trình giảm cân đạt được hiệu quả cao, mang đến kết quả bền vững bạn có thể tham khảo liệu pháp tiêu hao năng lượng. Phương pháp này sử dụng vitamin & khoáng chất để thúc đẩy sự chuyển hóa mỡ theo cơ chế tự nhiên, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Trước khi thực hiện, bạn sẽ được đánh giá sức khỏe tổng thể và bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ giảm cân phù hợp với từng người dựa trên kết quả xét nghiệm cơ bản như xét nghiệm máu, chỉ số khối cơ thể (BMI). Trong suốt quá trình thực hiện liệu trình sẽ luôn có bác sĩ theo sát, lên kế hoạch dinh dưỡng và tập luyện phù hợp với thể trạng của từng người.
148
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
148
Bài viết hữu ích?