Zalo

Cách chẩn đoán và điều trị mỡ máu cao

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Mỡ máu cao hay còn gọi tăng lipid máu, là tình trạng gây ra rất nhiều các rủi ro về sức khỏe. Vậy mỡ máu cao có chữa được không? Điều trị mỡ máu cao bằng cách nào? Đọc thêm bài viết dưới đây để cùng giải đáp thắc mắc bạn nhé.

1. Nguyên nhân mỡ máu cao

Mỡ máu cao hay còn gọi là tăng lipid máu. Dù với bất cứ cách gọi nào, đây vẫn là một vấn đề phổ biến hiện nay. Thuật ngữ này bao hàm 1 số rối loạn dẫn đến tăng thêm chất béo, còn được gọi là lipid, trong máu của bạn. 

Về vấn đề mỡ máu cao có chữa được không thì thực tế là tăng lipid máu có thể điều trị được, nhưng bạn phải xác định rằng nó có thể sẽ là 1 tình trạng kéo dài suốt đời. Mục tiêu là giảm mức cholesterol trong máu có hại. Làm như vậy có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đau tim, đột quỵ và các vấn đề khác.

Nguyên nhân gây ra mỡ máu cao có thể kể đến như sau:

  • Thực phẩm có chứa nhiều cholesterol, chất béo chuyển hóa và chất béo bão hòa có thể làm mức cholesterol trong máu của bạn tăng lên. Bao gồm: Phô mai, lòng đỏ trứng, thực phẩm chiên và chế biến, kem, bánh ngọt và thịt đỏ, …
  • Với thói quen ít vận động có thể dẫn đến việc tăng thêm cân, có thể làm tăng cholesterol của bạn.
  • Mức cholesterol của bạn cũng có thể sẽ tăng lên khi bạn già đi.
  • Tăng lipid máu có thể được di truyền. Nếu bạn là người thừa hưởng tình trạng này thì có thể bạn sẽ bị cholesterol rất cao. Điều đó có nghĩa là bạn có nguy cơ bị đau tim cao hơn nhiều, ngay cả khi bạn còn trẻ.
điều trị mỡ máu cao
Thay đổi lối sống lành mạnh mang lại tác động rất lớn trong điều trị giảm mỡ máu

2. Triệu chứng và các rủi ro của mỡ máu cao

Thật không may, tăng lipid máu không hề có bất cứ triệu chứng gì cho nên hầu hết những người bị tăng lipid máu lúc đầu không thể biết rằng họ mắc bệnh này. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện và điều trị mỡ máu cao sớm thì cholesterol, cùng với chất béo trung tính và các chất béo khác, có thể tích tụ bên trong động mạch của bạn. Điều này gây ra tình trạng hẹp động mạch (xơ vữa động mạch) và khiến máu khó đi qua hơn. Huyết áp của bạn cũng vì thế có thể tăng lên. 

Ngoài ra, sự tích tụ của các mảng bám cũng có thể gây ra các cục máu đông. Nếu cục máu đông vỡ ra và di chuyển đến tim của bạn, nó có thể gây ra cơn đau tim hoặc nếu nó di chuyển đến não của bạn, nó thậm chí có thể gây ra cơn đột quỵ. Vậy làm thế nào để chẩn đoán mỡ máu cao? Và cách điều trị mỡ máu cao như thế nào?

3. Cách chẩn đoán và điều trị mỡ máu cao

Để chẩn đoán mỡ máu cao, bạn cần làm xét nghiệm máu để kiểm tra mức cholesterol, kết quả sẽ có các chỉ số sau:

  • LDL cholesterol: Được xem là cholesterol "xấu" tích tụ ở bên trong động mạch của bạn.
  • HDL cholesterol: Đây là loại cholesterol "tốt" làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
  • Triglycerides: Hay còn gọi là chất béo trung tính, là một chất béo khác có trong máu của bạn.
  • Cholesterol toàn phần: Sự kết hợp của ba chỉ số trên.

Để xem được kết quả kiểm tra mỡ máu của bạn đang ở mức bình thường hay cao, bạn cần dựa vào giá trị tham chiếu dưới đây của các chỉ số:

Cholesterol toàn phần ở đối tượng người trưởng thành

  • Dưới 200 mg/dL: Bình thường;
  • Từ 200 – 239 mg/dL: Tiệm cận cao;
  • Từ 240 mg/dL trở lên: Cao.

LDL cholesterol ở đối tượng người trưởng thành

  • Dưới 70 mg/dL: Tốt nhất cho những người mắc bệnh động mạch vành — bao gồm tiền sử đau tim, đau thắt ngực, đặt ống đỡ động mạch hoặc bắc cầu mạch vành.
  • Dưới 100 mg/dL: Tối ưu cho những người có nguy cơ mắc bệnh động mạch vành hoặc những người mắc bệnh tiểu đường. Đây là mức gần tối ưu đối với những người bệnh mạch vành không biến chứng.
  • Từ 100 – 129 mg/dL: Gần tối ưu nếu không có bệnh mạch vành. cao nếu có bệnh mạch vành.
  • Từ 130 – 159 mg/dL: tiệm cận cao nếu không có bệnh động mạch vành. cao nếu có bệnh mạch vành.
  • Từ 160 – 189 mg/dL: Cao nếu không có bệnh mạch vành. Tuy nhiên lại là mức rất cao nếu có bệnh mạch vành.
  • Từ 190 mg/dL trở lên: Rất cao, có khả năng liên quan cho một tình trạng di truyền.

HDL cholesterol ở đối tượng người trưởng thành:

  • Dưới 40 mg/dL (nam giới) và dưới 50 mg/dL (nữ giới): Thấp;
  • Từ 40-59 mg/dL (nam giới) và từ 50-59 mg/dL (phụ nữ): Tốt hơn;
  • Từ 60 mg/dL trở lên: Tốt nhất.

Triglyceride ở đối tượng người trưởng thành

  • Dưới 150 mg/dL: Bình thường;
  • Từ 150 – 199 mg/dL: Tiệm cận cao;
  • Từ 200 – 499 mg/dL: Cao.
  • Từ 500 mg/dL trở lên: Rất cao.

Đối với đối tượng là trẻ em: Đối với hầu hết trẻ em, Viện Tim, Phổi và Máu Quốc gia khuyến nghị một xét nghiệm sàng lọc cholesterol trong máu trong độ tuổi từ 9 đến 11, sau mỗi 5 năm lặp lại xét nghiệm 1 lần.

Nếu con bạn có tiền sử gia đình mắc bệnh tim khởi phát sớm hoặc tiền sử cá nhân mắc bệnh béo phì hoặc tiểu đường, bác sĩ có thể đề nghị đưa ra mốc xét nghiệm cholesterol ở thời điểm sớm hơn hoặc với mức độ thường xuyên hơn.

Sau khi đã được chẩn đoán mỡ máu cao thì để hỗ trợ điều trị mỡ máu cao, thay đổi lối sống là điều cần thiết để cải thiện mức cholesterol của bạn:

  • Giảm thêm cân: Giảm cân có thể giúp giảm cholesterol cao trong máu.
  • Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh cho tim: Tập trung vào thực phẩm có nguồn gốc thực vật, bao gồm trái cây, rau và ngũ cốc. Hạn chế ăn những loại thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa. Chất béo không bão hòa đơn, được tìm thấy trong dầu ô liu và dầu hạt cải, là một lựa chọn lành mạnh hơn. Bơ, các loại hạt và dầu cá là những nguồn cung cấp chất béo lành mạnh khác.
  • Luyện tập thể dục đều đặn: Với sự đồng ý của bác sĩ, hãy tập thể dục cường độ vừa phải ít nhất 30 phút/ ngày và 5 ngày/ tuần.
  • Hãy tập bỏ thuốc nếu bạn đang có thói quen hút thuốc lá.

Thay đổi lối sống như tập thể dục và ăn uống lành mạnh là những việc nên thực hiện đầu tiên để hỗ trợ điều trị mỡ máu cao. Tuy nhiên, nếu bạn đã thực hiện những thay đổi lối sống và mức cholesterol của bạn vẫn ở mức cao, bác sĩ có thể khuyên dùng thuốc. Có thể kể đến một số loại thuốc phổ biến hay sử dụng trong điều trị cholesterol cao như sau:

  • Statin: Statin giúp ngăn chặn một hoạt chất có trong gan của bạn, chính hoạt chất này bạn cần để tạo ra cholesterol. Điều này giúp làm cho gan của bạn có thể loại bỏ cholesterol ra khỏi máu của bạn. Bao gồm các loại sau: Rosuvastatin (Crestor), Fluvastatin (Lescol), Pravastatin (Pravachol), Pitavastatin (Livalo), Atorvastatin (Lipitor), Lovastatin (Altoprev), và Simvastatin (Zocor).
  • Thuốc ức chế hấp thu cholesterol: Ruột non của bạn hấp thụ cholesterol từ chế độ ăn uống hàng ngày và giải phóng nó vào máu của bạn. Bằng cách hạn chế sự hấp thu cholesterol trong chế độ ăn uống mà thuốc Ezetimibe (Zetia) giúp giảm lượng cholesterol trong máu của bạn.
  • Axit bempedoic: Loại thuốc mới hơn này hoạt động theo cách tương tự như statin nhưng ít gây đau cơ hơn. Thêm axit bempedoic (Nexletol) vào liều statin tối đa có thể giúp giảm đáng kể LDL. Một viên thuốc kết hợp có chứa cả axit Bempedoic và Ezetimibe (Nexlizet) cũng có sẵn.

Tuy nhiên, việc lựa chọn thuốc hoặc kết hợp thuốc tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm các yếu tố rủi ro cá nhân, tuổi tác, sức khỏe của bạn và các tác dụng phụ có thể xảy ra của thuốc:

điều trị mỡ máu cao
Nếu bạn có mức mỡ máu cao đáng lo ngại, nên dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Thuốc cho chất béo trung tính cao: Nếu bạn có mức chất béo trung tính cao, bác sĩ có thể kê toa:

  • Fibrate: Thuốc Fenofibrate (Fenoglide, Tricor, …) và Gemfibrozil (Lopid) làm giảm quá trình sản xuất VLDL của gan và làm tăng tốc độ loại bỏ chất béo trung tính ra khỏi máu của bạn. VLDL cholesterol chứa chủ yếu là chất béo trung tính. Tránh sử dụng Fibrate chung với statin vì có thể làm tăng nguy cơ tác dụng phụ của Statin.
  • Niacin: Niacin có tác dụng làm hạn chế khả năng sản xuất cholesterol LDL và VLDL của gan. Nhưng niacin không mang lại lợi ích bổ sung so với Statin. Ngoài ra, Niacin có thể gây ra các tổn thương trên gan và có thể dẫn tới đột quỵ, vì vậy hầu hết các bác sĩ hiện chỉ cân nhắc sử dụng nó cho những người không thể dùng statin.
  • Bổ sung axit béo Omega-3: Việc bổ sung axit béo omega-3 từ chế độ ăn hoặc chế phẩm thuốc có thể giúp giảm chất béo trung tính của bạn. Bổ sung axit béo omega-3 có thể ảnh hưởng đến các loại thuốc khác mà bạn đang dùng, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Đối với đối tượng là trẻ em, để điều trị cholesterol cao thì ăn kiêng và tập thể dục là cách điều trị ban đầu tốt nhất cho trẻ em từ 2 tuổi trở lên béo phì hoặc có cholesterol cao. 

Ngày nay, nếu muốn giảm cân hiệu quả, bạn có thể tham khảo liệu pháp tiêu hao năng lượng. Phương pháp này sử dụng vitamin & khoáng chất để thúc đẩy sự chuyển hóa mỡ theo cơ chế tự nhiên, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Trước khi thực hiện, bạn sẽ được đánh giá sức khỏe tổng thể và bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ giảm cân phù hợp với từng người dựa trên kết quả xét nghiệm cơ bản như xét nghiệm máu, chỉ số khối cơ thể (BMI). Trong suốt quá trình thực hiện liệu trình sẽ luôn có bác sĩ theo sát, lên kế hoạch dinh dưỡng và tập luyện phù hợp với thể trạng của từng người.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Hoàng Trần An Phương xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Bệnh mỡ máu cao có chữa khỏi được không?

Bệnh mỡ máu cao có chữa khỏi được không?

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Cách giảm mỡ vùng cổ

Cách giảm mỡ vùng cổ

Chỉ số cholesterol ở nữ giới bao nhiêu là an toàn?

Chỉ số cholesterol ở nữ giới bao nhiêu là an toàn?

Giảm cân tốt cho người bị giãn tĩnh mạch như thế nào?

Giảm cân tốt cho người bị giãn tĩnh mạch như thế nào?

41

Bài viết hữu ích?