Zalo

Chỉ số BUN trong xét nghiệm máu là gì?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
BUN là một loại xét nghiệm được dùng để kiểm tra nồng độ ure nito trong máu, khi đó sẽ đánh giá được chức năng của thận và gan. Một xét nghiệm máu BUN thông thường sẽ tiết lộ thông tin quan trong về mức độ hoạt động của thận. Vậy chỉ số BUN trong xét nghiệm máu là gì?

1. Xét nghiệm chỉ số BUN (Nito Ure trong máu) là gì?

Xét nghiệm BUN là gì? BUN hay còn gọi là xét nghiệm nito ure máu, nó có thể cung cấp thông tin quan trọng về chức thận của bạn. Công việc chính của thận là loại bỏ chất thải và chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể. Nếu bạn mắc bệnh về thận, chất thải này có thể tích tụ trong máu, theo thời gian điều này có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng bao gồm huyết áp cao, thiếu máu và bệnh tim. 

Xét nghiệm BUN đo lượng nitơ urê trong máu. Nito ure là một chất thải mà thận loại bỏ khỏi máu. Mức BUN cao hơn bình thường có thể là dấu hiệu cho thấy thận của bạn hoạt động không tốt. Những người mắc bệnh thận giai đoạn đầu có thể không có bất kỳ triệu chứng nào. Xét nghiệm BUN có thể giúp phát hiện các vấn đề về thận ở giai đoạn đầu khi việc điều trị có thể hiệu quả hơn. Tên gọi khác của xét nghiệm BUN là xét nghiệm nito ure, BUN huyết thanh. 

Xét nghiệm BUN cung cấp thông tin quan trọng về chức thận của bạn
Xét nghiệm BUN cung cấp thông tin quan trọng về chức thận của bạn

2. Xét nghiệm BUN có tác dụng gì?

BUN trong xét nghiệm máu là gì? và có tác dụng gì? Xét nghiệm BUN thường là một phần của một loạt các xét nghiệm được gọi là bảng chuyển hoá toàn diện. Nó có thể giúp chẩn đoán hoặc theo dõi bệnh thận hoặc rối loạn. Bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm BUN như một phần của kiểm tra định kỳ hoặc nếu bạn có nguy cơ mắc một số vấn đề về thận. Bệnh thận giai đoạn đầu thường không có bất kỳ dấu hiệu hay một triệu chứng nào. Tuy nhiên, bạn có thể có nhiều khả năng phát triển bệnh thận nếu:

Bác sĩ có thể kiểm tra mức BUN nếu bạn có những triệu chứng của bệnh thận giai đoạn sau, chẳng hạn như:

  • Đi tiểu thường xuyên hoặc ít hơn bình thường
  • Ngứa
  • Mệt mỏi
  • Sưng ở chân, bàn chân hoặc mắt cá chân
  • Chuột rút cơ bắp
  • Khó ngủ

Nếu vấn đề về thận là mối quan tâm chính, nồng độ creatinin trong máu cũng có thể sẽ được đo khi xét nghiệm nồng độ nitơ urê trong máu. Creatinin là một chất thải khác mà thận khỏe mạnh lọc ra khỏi cơ thể qua nước tiểu. Nồng độ creatinin trong máu cao có thể là dấu hiệu của tổn thương thận. Bác sĩ cũng có thể kiểm tra xem thận của bạn loại bỏ chất thải ra khỏi máu tốt như thế nào. Để làm điều này, bạn có thể lấy mẫu máu để tính mức lọc cầu thận ước tính (GFR). GFR ước tính tỷ lệ phần trăm chức năng thận mà bạn có. 

Hình: Tác dụng của xét nghiệm BUN là gì
                            Hình: Tác dụng của xét nghiệm BUN là gì

3. Quá trình kiểm tra BUN

Bác sĩ sẽ lấy máu từ tĩnh mạch trên cánh tay của bạn bằng một cây kim nhỏ. Sau khi kim được đưa vào, một lượng nhỏ máu sẽ được thu vào ống nghiệm hoặc lọ. Bạn có thể cảm thấy hơi nhức khi kim đâm vào hoặc rút ra. Việc này thường mất ít hơn năm phút. Thông thường, bạn không cần chuẩn bị gì cho việc xét nghiệm máu BUN. Nhưng bác sĩ có thể yêu cầu bạn cần thực hiện các xét nghiệm khác trên mẫu máu, vì thế bạn cần phải nhịn ăn, không ăn hoặc uống trong vài giờ trước khi xét nghiệm. 

Xét nghiệm máu BUN rất ít khi có rủi ro. Bạn chỉ có cảm giác hơi đau hoặc bầm tím ở chỗ kim đâm vào nhưng hầu hết các triệu chứng đều biến mất nhanh chóng. 

 4. Ý nghĩa của kết quả xét nghiệm

Kết quả xét nghiệm BUN được đo bằng miligam trên deciliter (mg/dL) ở Hoa Kỳ và bằng milimol trên lít (mmol/L) trên toàn thế giới. Nói chung, khoảng 6 đến 24 mg/dL (2,1 đến 8,5 mmol/L) được coi là bình thường. Những phạm vi bình thường có thể khác nhau, tùy thuộc vào phạm vi tham chiếu được phòng thí nghiệm sử dụng và độ tuổi của bạn. Nồng độ nitơ urê có xu hướng tăng theo độ tuổi. Trẻ sơ sinh có mức độ thấp hơn những người khác và mức độ ở trẻ em cũng khác nhau. 

Nói chung, mức BUN cao có nghĩa là thận của bạn không hoạt động tốt. Nhưng BUN tăng cao cũng có thể là do:

  • Mất nước do không uống đủ nước hoặc vì lý do khác
  • Tắc nghẽn đường tiết niệu
  • Suy tim sung huyết hoặc đau tim gần đây
  • Xuất huyết dạ dày
  • Sốc
  • Vết bỏng nặng
  • Một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc kháng sinh
  • Một chế độ ăn giàu protein

Ngoài ra, mức BUN thường tăng khi bạn già đi. Tóm lại, bài viết trên có thể giúp bạn hiểu được xét nghiệm máu BUN là gì? Và nếu tổn thương thận là điều đáng lo ngại, bạn cần đến cơ sở y tế để thăm khám, khi đó bác sĩ sẽ cho bạn biết những yếu tố nào có thể góp phần gây ra tổn thương và hướng dẫn bạn có thể thực hiện để cố gắng kiểm soát chúng. 

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Cử nhân điều dưỡng Nguyễn Thị Thu Uyên xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Các xét nghiệm máu kiểm tra tổng quát quan trọng bạn cần biết

Các xét nghiệm máu kiểm tra tổng quát quan trọng bạn cần biết

Xét nghiệm máu CA 19-9 là gì?

Xét nghiệm máu CA 19-9 là gì?

Xét nghiệm máu phát hiện được những bệnh gì?

Xét nghiệm máu phát hiện được những bệnh gì?

Chỉ số xét nghiệm máu CA 125 thế nào là bình thường?

Chỉ số xét nghiệm máu CA 125 thế nào là bình thường?

Chỉ số xét nghiệm albumin máu thế nào là bình thường?

Chỉ số xét nghiệm albumin máu thế nào là bình thường?

34

Bài viết hữu ích?