Zalo

Ý nghĩa của xét nghiệm Creatinin trong máu

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Xét nghiệm creatinin trong máu là một xét nghiệm được thực hiện khá phổ biến nhằm đưa ra chẩn đoán và theo dõi các bệnh lý về thận. Bên cạnh đó, xét nghiệm này thuộc trong các loại xét nghiệm cơ bản khi tiến hành khám sức khỏe tổng quát định kỳ để đánh giá chức năng thận. Vậy xét nghiệm creatinin máu là gì? Hãy tìm hiểu cụ thể hơn về những thông tin liên quan đến xét nghiệm này trong bài viết dưới đây
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Trịnh Hồng Trí - Trưởng khoa xét nghiệm

1. Xét nghiệm creatinin là gì?

Chỉ số creatinin trong xét nghiệm máu là gì? Để trả lời câu hỏi này trước tiên chúng ta cần biết về creatin là một chất được tổng hợp ở gan, sau đó thông quá quá trình phosphoryl hóa ở gan và phần lớn vận chuyển bằng đường máu đến các cơ vân. Creatinin là sản phẩm thoái giáng của chất creatin tồn tại trong các cơ bắp, được đưa trở lại tuần hoàn rồi lọc qua cầu thận và thải ra ngoài thông qua nước tiểu. Như vậy, creatin phản ánh toàn bộ khối cơ trong cơ thể, còn creatinin chủ yếu phản ánh chức năng thận.

Chỉ số xét nghiệm creatinin trong máu cho ra kết quả có thể giúp đánh giá được chức năng hoạt động của thận. Creatinin tăng là dấu hiệu cảnh báo tình trạng thận bị tổn thương và suy giảm chức năng. Kết quả Creatinin có thể nhạy hơn trong những trường hợp người bệnh đã mắc bệnh lý suy thận nặng.

Dựa vào kết quả của xét nghiệm này các bác sĩ có thể sử dụng để tiên lượng độ lọc cầu thận. Tuy nhiên, kết quả của xét nghiệm creatinin trong máu có thể bị ảnh hưởng bởi những yếu tố sau đây: 

  • Người lấy mẫu máu xét nghiệm làm vỡ hồng cầu trong mẫu bệnh phẩm.
  • Thời điểm lấy mẫu bệnh phẩm trong ngày theo nhịp sinh học cơ thể như nồng độ creatinin trong máu được lấy cuối buổi chiều thường có chỉ số cao hơn buổi sáng trong giới giạn từ 20-40%.
  • Người bệnh có chế độ ăn nhiều protein từ các loại thịt.
  • Tác dụng của một số loại thuốc điều trị có thể làm tăng chỉ số xét nghiệm này lên so với mức bình thường trong thời gian sử dụng thuốc như thuốc Amphotericin B, androgen, arginin, acidascorbic, barbiturat, captopril, cephalosporin, chlorthalidon, cimetidin, clofibrat, clonidin, corticosteroid, doxycyclin, meclofenamat, methyldopa, testosteron… hoặc có thể làm giảm nồng độ creatinin máu khi sử dụng các thuốc cho mục đích điều trị bệnh khác như thuốc cefoxitin, cimetidin, chlorpromazin, marijuana, thuốc lợi tiểu nhóm thiazid, vancomycin.

Xét nghiệm creatinin trong máu được thực hiện tương tự như các xét nghiệm máu thường quy khác. Nhân viên y tế sẽ thực hiện lấy mẫu máu từ tĩnh mạch cánh tay hoặc bàn tay đựng trong ống xét nghiệm, sau đó đưa đến phòng thí nghiệm để phân tích. Thông thường xét nghiệm này không cần yêu cầu người bệnh phải nhịn ăn trước khi lấy máu.

xét nghiệm creatinin trong máu
Chỉ số xét nghiệm creatinin trong máu có thể giúp đánh giá được chức năng hoạt động của thận

2. Vì sao cần phải xét nghiệm creatinin trong máu?

Một số người bệnh mắc phải các bệnh lý liên quan đến thận hoặc chức năng thận bị suy giảm ở các mức độ khác nhau nhưng không có bất kỳ triệu chứng bệnh hoặc các triệu chứng rất mơ hồ. Vì vậy, việc thực hiện xét nghiệm nhằm xác định nồng độ creatinin là thực sự rất cần thiết. Cụ thể các mục đích để thực hiện xét nghiệm này bao gồm:

  • Đây là một chỉ số xét nghiệm máu trong gói khám và kiểm tra sức khỏe định kỳ để chẩn đoán và đánh giá chức năng thận.
  • Đánh giá hiệu quả của quá trình điều trị và theo dõi tiến triển tình trạng bệnh thận.
  • Theo dõi ảnh hưởng của các tác dụng phụ không mong muốn của một số loại thuốc gây ra ngộ độc thận.
  • Là xét nghiệm giúp tầm soát bệnh thận ở bệnh nhân đái tháo đường, cao huyết áp, lupus ban đỏ hệ thống, tăng acid uric máu, tăng canxi máu hoặc các bệnh lý khác làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến thận.
  • Giúp theo dõi chức năng hoạt động của thận sau phẫu thuật cấy ghép.
  • Đưa ra chẩn đoán khi người bệnh nhân có dấu hiệu hoặc triệu chứng của bệnh thận gây ra. 

Chỉ số creatinin thay đổi tùy theo độ tuổi, giới tính, số lượng cơ bắp của từng thể trạng cơ thể và loại phương pháp được sử dụng để thực hiện xét nghiệm chỉ số này mà có các giá trị tham chiếu của creatinin khác nhau. Thông thường có thể tham khảo nhằm tiên lượng tình trạng chức năng hoạt động của thận dựa vào chỉ số creatinin trong máu được đánh giá là ở mức bình thường đối với nam giới là 62-115Umol/l và nữ giới là 44-88 Umol/l.

Tuy nhiên, nồng độ creatinin trong máu tăng có thể do những nguyên nhân dưới đây bao gồm:

  • Suy thận có nguyên nhân không phải do thận như các bệnh lý suy tim mất bù, mất nước, dùng thuốc lợi tiểu hay thuốc hạ huyết áp, xuất huyết, hẹp động mạch thận.
  • Do cầu thận bị tổn thương do ảnh hưởng của các bệnh lý mãn tính như cao huyết áp, tiểu đường, bệnh nhiễm amyloid, viêm cầu thận, bệnh lupus ban đỏ hệ thống, bệnh Berger.
  • Do tổn thương tại vị trí ống thận như viêm thận - bể thận cấp hay mạn tính, sỏi thận, đa u tủy xương, tăng canxi máu, tăng axit uric trong máu, viêm nhú thận bị hoại tử, ảnh hưởng của các chất độc như chì, thuỷ ngân, photpho...
  • Tình trạng suy giảm chức năng thận do các nguyên nhân như sỏi thận, ung thư tuyến tiền liệt, các khối u bàng quang, khối u tử cung, xơ hóa sau phúc mạc.

Đối với khả năng chỉ số creatinin trong máu thấp rất hiếm gặp, nếu gặp phải tình trạng này có thể tham khảo các nguyên nhân gây ra như sau:

  • Máu tuần hoàn bị hòa loãng.
  • Ảnh hưởng của hội chứng tiết hormone chống bài niệu (ADH) không thích hợp.
  • Do người bệnh bị suy dinh dưỡng nặng.
  • Các bệnh liên quan đến cơ gây ra tình trạng teo mô cơ.
  • Phụ nữ đang mang thai

Tuy nhiên, chỉ số creatinin thiếu tính nhạy và một số trường hợp không xác định được các biến đổi chức năng hoạt động của thận ở mức độ nhẹ. Do đó, để giúp cho việc đánh giá có thể kết hợp với việc tính hệ số thanh thải của creatinin (clearance) dựa vào kết quả nồng độ creatinin máu, độ tuổi và cân nặng của người bệnh. 

Bên cạnh đó, người bệnh cần được kết hợp với việc đánh giá tiền sử bệnh, khám lâm sàng, các xét nghiệm máu liên quan khác (như định lượng ure), xét nghiệm 10 thông số nước tiểu hoặc albumin niệu, siêu âm để chẩn đoán hoặc loại trừ chẩn đoán bệnh. 

Đa số các trường hợp người bệnh được chỉ định thực hiện xét nghiệm creatinin trong máu trong các trường hợp dưới đây:

  • Thực hiện nhằm đưa ra chẩn đoán bệnh và đánh giá chức năng hoạt động của thận, người bệnh đang sử dụng một số thuốc có khả năng gây độc cho thận.
  • Các bệnh lý liên quan đến thận thường gặp như cao huyết áp, tiểu đường, thoái hóa thận dạng tinh bột, viêm cầu thận, bệnh lupus ban đỏ hệ thống, lắng đọng IgA tại cầu thận, viêm thận, bể thận cấp tính hay mạn tính, sỏi thận, đa u tủy xương, tăng acid uric trong máu.
  • Một số bệnh lý liên quan về cơ.

3. Giá trị của xét nghiệm creatinin trong máu đối với bệnh nhân bị thừa cân, béo phì hay các bệnh chuyển hóa

Một số người bệnh bị rối loạn chuyển hóa lipid (do hệ thần kinh và nội tiết tố điều khiển) sẽ khiến cơ thể có xu hướng tích tụ lượng mỡ thừa đáng kể và nguy cơ gây ra tình trạng thừa cân, béo phì. Bên cạnh đó, khi người bệnh bị suy giảm chức năng hoạt động của tuyến thượng thận cũng sẽ khiến họ dễ bị thừa cân, béo phì. Do đó, đối với những người thừa cân béo phì hay mắc các bệnh chuyển hóa thì cần có sự tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và chỉ định thực hiện xét nghiệm tầm soát chỉ số creatinin trong máu định kỳ tùy vào từng tình trạng nhằm phát hiện sớm những nguy cơ gây bệnh do tổn thương chức năng của thận. 

xét nghiệm creatinin trong máu
Cần xét nghiệm creatinin trong máu định kỳ

Xét nghiệm máu là một phần quan trọng của cuộc kiểm tra sức khỏe tổng quát, giúp bác sĩ dễ dàng chuẩn đoán các bệnh lý nói chung và xét nghiệm tầm soát chỉ số creatinin đánh giá chức năng thận nói riêng. Với xét nghiệm này bạn có thể đến các cơ sở y tế uy tín để thực hiện. Sau khi có kết quả xét nghiệm máu, bác sĩ sẽ tư vấn cách điều trị, giúp chỉ số creatinin về mức bình thường, nâng cao chức năng hoạt động của thận. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ tư vấn về chế độ dinh dưỡng, tập luyện, nguy cơ thừa cân, béo phì để giúp bạn chăm sóc sức khỏe và quản lý cân nặng hiệu quả, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Dược sĩ Đỗ Mai Thảo xem thêm bài viết cùng tác giả
Bác sĩ Trịnh Hồng Trí

BS.Trịnh Hồng Trí

Drip Hydration Hồ Chí Minh - Cơ sở 200A Cao Thắng

Chi tiết Đăng ký tư vấn
xem thêm
Quy định về việc nhịn ăn trước khi xét nghiệm máu của phòng khám Drip Hydration

Quy định về việc nhịn ăn trước khi xét nghiệm máu của phòng khám Drip Hydration

Chỉ số creatinin 110 đến 112 có bình thường không?

Chỉ số creatinin 110 đến 112 có bình thường không?

Chỉ số creatinin 125 là tốt hay xấu?

Chỉ số creatinin 125 là tốt hay xấu?

Các xét nghiệm máu kiểm tra tổng quát quan trọng bạn cần biết

Các xét nghiệm máu kiểm tra tổng quát quan trọng bạn cần biết

Xét nghiệm máu CA 19-9 là gì?

Xét nghiệm máu CA 19-9 là gì?

38

Bài viết hữu ích?