Zalo

Quy định về việc nhịn ăn trước khi xét nghiệm máu của phòng khám Drip Hydration

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Để đảm bảo kết quả xét nghiệm máu chính xác, việc nhịn ăn trước khi thực hiện là rất quan trọng. Nếu bạn đã ăn hoặc uống gì đó trước thời gian xét nghiệm thì có thể cần chuyển lịch đến một ngày khác. Dưới đây là một số quy định về việc nhịn ăn trước khi xét nghiệm máu tại phòng khám Drip Hydration.

1. Cần chuẩn bị những gì trước khi xét nghiệm máu?

Để chuẩn bị cho xét nghiệm máu, bạn cần tuân thủ một số quy định cụ thể. Trong trường hợp xét nghiệm yêu cầu nhịn ăn trước, bạn sẽ được hướng dẫn không được ăn hoặc uống bất cứ thứ gì, trừ nước, trong một khoảng thời gian nhất định trước khi lấy máu. Các chất như vitamin, khoáng chất, chất béo, carbohydrate và protein có thể làm thay đổi chỉ số nồng độ trong máu, làm ảnh hưởng đến kết quả của xét nghiệm.

Các loại xét nghiệm máu mà bạn cần phải nhịn ăn trước bao gồm: Đường huyết, chức năng gan, cholesterol, triglyceride, HDL, LDL, bảng chuyển hóa cơ bản, chức năng thận và lipoprotein. 

Nếu bác sĩ không đề cập đến việc nhịn ăn trong chỉ định xét nghiệm, bạn cũng nên hỏi kỹ để đảm bảo. 

2. Quy định về việc nhịn ăn trước khi xét nghiệm máu của phòng khám

Để đảm bảo quá trình xét nghiệm máu diễn ra thuận lợi và có được kết quả chính xác thì bạn cần tuân thủ các quy định sau:

  • Nhịn ăn hoàn toàn: Việc ăn uống có thể làm thay đổi hàm lượng chất dinh dưỡng trong máu, gây ra sự biến đổi không mong muốn trong kết quả xét nghiệm. Nhịn ăn hoàn toàn giúp đảm bảo rằng mẫu máu được lấy ra là ở trạng thái tự nhiên nhất, từ đó mang lại kết quả chính xác nhất. Cần nhớ rằng bạn phải nhịn ăn tất cả các thức ăn, thậm chí cả việc nhai kẹo chewing gum, từ 8-12 giờ trước khi thực hiện xét nghiệm máu. Điều này bao gồm cả các loại thức uống khác ngoài nước lọc. 
  • Tránh tập thể dục nặng: Hoạt động tập thể dục nặng có thể làm tăng cường sự hoạt động của cơ địa, bao gồm cả hệ thống cơ, tim mạch và hô hấp. Điều này có thể dẫn đến biến đổi tạm thời trong các chỉ số máu, làm mờ kết quả xét nghiệm. Do đó, bạn không nên tập thể dục quá mức hoặc hoạt động nặng trước khi đi xét nghiệm máu để giúp đảm bảo rằng mẫu máu được lấy ra trong trạng thái ổn định nhất, từ đó mang lại kết quả xét nghiệm chính xác nhất.
Nhịn ăn trước khi xét nghiệm máu
Bạn không nên tập thể dục quá mức hoặc hoạt động nặng trước khi đi xét nghiệm máu để giúp đảm bảo rằng mẫu máu được lấy ra trong trạng thái ổn định nhất 
  • Uống đủ nước: Uống đủ nước giúp duy trì sự hydrat hóa của cơ thể, làm cho việc lấy mẫu máu dễ dàng hơn và giảm nguy cơ mẫu máu bị nhão. Bạn có thể uống 1 hoặc 2 ly nước trước khi xét nghiệm máu để đảm bảo cơ thể được cung cấp đủ nước. Tuy nhiên, nhớ không uống bất kỳ thứ gì khác ngoài nước lọc.
  • Tránh uống rượu bia: Rượu và bia có thể ảnh hưởng đến các chỉ số máu như enzym và lipid, gây ra biến đổi không mong muốn trong kết quả xét nghiệm. Việc tránh uống rượu bia trước khi xét nghiệm máu là quan trọng để đảm bảo kết quả xét nghiệm chính xác và đáng tin cậy.
  • Hỏi ý kiến của bác sĩ: Nếu bạn đã ăn trước khi xét nghiệm máu hoặc có bất kỳ câu hỏi nào khác liên quan đến quá trình chuẩn bị, hãy thảo luận cùng bác sĩ để có hướng dẫn cụ thể và chính xác nhất.

3. Thời gian cần nhịn ăn trước khi xét nghiệm máu là bao lâu?

Thời gian cần nhịn ăn sẽ tùy thuộc vào loại xét nghiệm máu mà bạn sẽ thực hiện. Bác sĩ thường sẽ chỉ định thời gian nhịn ăn phù hợp với loại xét nghiệm cụ thể. Chẳng hạn:

  • Xét nghiệm đường máu: Thường yêu cầu nhịn ăn từ đêm trước khi xét nghiệm (khoảng 8-10 tiếng).
  • Xét nghiệm mỡ máu: Một số loại không cần nhịn ăn. Tuy nhiên, xét nghiệm trực tiếp lượng LDL thì cần nhịn ăn trước đó khoảng 14 tiếng.
  • Xét nghiệm triglyceride: Không cần nhịn ăn, nhưng trong một số trường hợp có thể cần nhịn ăn khoảng 12 tiếng.
  • Xét nghiệm sắt, kẽm huyết thanh: Cần nhịn ăn sáng 12 tiếng và tránh sử dụng viên sắt trong 24 tiếng trước xét nghiệm.
  • Xét nghiệm vitamin nhóm B: Thường được tiến hành vào buổi sáng sau 1 đêm không ăn gì.
  • Xét nghiệm chức năng thận: Cần nhịn ăn 8-12 tiếng trước xét nghiệm.
  • Gamma-glutamyl transferase: Cần nhịn ăn từ đêm trước và tránh uống đồ uống có cồn trong 24 giờ trước đó.

Sau khi lấy máu, bạn có thể ăn hoặc uống ngay lập tức. Do việc nhịn ăn có thể làm bạn cảm thấy đói nên ngay sau khi lấy mẫu, tại phòng khám đã chuẩn bị một bữa ăn nhẹ để thưởng thức ngay sau khi xét nghiệm được thực hiện nhé.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Biên tập viên Đinh Thị Hải Yến xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
So sánh xét nghiệm UTI tại nhà với Xét nghiệm UTI truyền thống

So sánh xét nghiệm UTI tại nhà với Xét nghiệm UTI truyền thống

Các xét nghiệm máu kiểm tra tổng quát quan trọng bạn cần biết

Các xét nghiệm máu kiểm tra tổng quát quan trọng bạn cần biết

Xét nghiệm máu CA 19-9 là gì?

Xét nghiệm máu CA 19-9 là gì?

Kết quả xét nghiệm máu bạch cầu tăng có nghĩa là gì?

Kết quả xét nghiệm máu bạch cầu tăng có nghĩa là gì?

Vì sao phải xét nghiệm máu trước khi truyền máu?

Vì sao phải xét nghiệm máu trước khi truyền máu?

47

Bài viết hữu ích?