Tế bào bạch cầu đóng vai trò quan trọng với hệ miễn dịch và sức khỏe mỗi người. Bạch cầu tăng cao là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang phản ứng với viêm nhiễm, hoặc cũng có thể bạn đang mắc các bệnh liên quan đến bạch cầu. Vậy xét nghiệm máu bạch cầu tăng là gì và có các dạng bạch cầu nào tăng.
Các tế bào bạch cầu là một thành phần quan trọng và không thể thiếu của hệ thống miễn dịch của bạn. Chúng được sản xuất bởi tủy xương và đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng và bệnh tật. Bạch cầu tăng cao có nghĩa rằng bạn đang có sự tăng số lượng tế bào bạch cầu so với mức thông thường. Việc tăng bạch cầu là một phản ứng bình thường của hệ thống miễn dịch và không phải lúc nào cũng đáng lo ngại.
Thông thường, điều này chỉ đơn giản là một cách cơ thể của bạn đang phản ứng để chống lại nhiễm trùng hoặc sự viêm nhiễm. Tuy nhiên, đôi khi việc có số lượng bạch cầu cao có thể là dấu hiệu của vấn đề nghiêm trọng hơn như bệnh bạch cầu hoặc có thể là dấu hiệu của một số bệnh ung thư máu hoặc các vấn đề liên quan đến tủy xương.
Để đánh giá sự tăng số lượng bạch cầu, các bác sĩ thường sẽ cho chỉ định xét nghiệm máu bạch cầu tăng hay không. Thông thường, nếu máu của bạn chứa hơn 11.000 tế bào bạch cầu trong mỗi microlit thì đó được xem là một tình trạng tăng bạch cầu.
Trong trường hợp thai kỳ, việc có một số lượng tế bào bạch cầu cao được xem là bình thường. Điều này thường xảy ra do cơ thể của bạn đang phải đối mặt với căng thẳng khi mang thai. Trong quá trình mang thai, các bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thường xuyên xét nghiệm để kiểm tra máu định kỳ trong suốt thai kỳ nhằm đảm bảo không có bất kỳ vấn đề gì đáng lo ngại.
Xét nghiệm máu bạch cầu cao có nhiều loại, vì bản thân chúng ta có rất nhiều dạng tế bào bạch cầu khác nhau.
Thông thường, việc xét nghiệm máu bạch cầu tăng được chỉ định trong các trường hợp như viêm nhiễm, sốt, xét nghiệm công thức máu tổng quát. Khi gặp một số nguyên nhân phổ biến sau, người bệnh có thể đến gặp bác sĩ để được chỉ định xét nghiệm máu bạch cầu tăng cao.
Trong một số trường hợp bệnh lý như bệnh bạch cầu, ung thư hạch, các rối loạn tủy xương như bệnh đa hồng cầu hoặc bệnh xơ tủy thì xét nghiệm máu bạch cầu tăng có thể được chỉ định trong chẩn đoán hoặc theo dõi quá trình điều trị bệnh.
Hy vọng những thông tin mà bài viết trên đây mang đến sẽ giúp cho bạn đọc hiểu rõ về các xét nghiệm máu bạch cầu tăng. Bên cạnh đó, bạn sẽ nắm được các dấu hiệu quan trọng để đến khám bác sĩ và yêu cầu thực hiện các xét nghiệm cần thiết trong chẩn đoán và điều trị các tình trạng viêm nhiễm hoặc bệnh liên quan đến bạch cầu một cách kịp thời.
36
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
36
Bài viết hữu ích?