Cholesterol là một chất thân dầu không tan trong máu, được chuyên chở khắp cơ thể bởi 2 loại lipoprotein:
Lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL) có nhiệm vụ vận chuyển cholesterol đến các tế bào cần thiết. LDL được xem là một loại cholesterol "xấu", bởi chúng có thể dính vào thành của động mạch, làm tắc nghẽn mạch máu, gây ra các cơn đau tim hoặc đột quỵ. Lipoprotein tỷ trọng cao (HDL) lại được xem như một loại cholesterol "tốt", giúp loại bỏ các cholesterol dư thừa từ mạch máu, các mô và đưa nó trở lại gan, sau đó đào thải ra ngoài cơ thể. Ngoài ra HDL còn giúp ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm ở mạch máu.
Trong cơ thể chúng ta Cholesterol có 4 chức năng chính. Có một sự thật là nếu cơ thể chúng ta không có cholesterol, chúng ta sẽ không thể tồn tại được, bởi cholesterol có các chức năng sau đây:
Trên thực tế cholesterol không phải yếu tố duy nhất ảnh hưởng đến nguy cơ phát triển bệnh tim mạch hoặc tình trạng đột quỵ. Vẫn tồn tại các yếu tố khác là triglycerides, chỉ số cân nặng, tuổi tác, chế độ ăn uống, tiền sử bệnh, thói quen hút thuốc… cũng liên quan đến các vấn đề sức khỏe nêu trên.
Những có nguy cơ tăng cholesterol máu lên cao gồm:
Vì sao cholesterol cao? Nguyên nhân cholesterol cao là do chất béo bão hòa, sản sinh từ chế độ ăn uống kém lành mạnh, tình trạng căng thẳng kéo dài, thừa cân béo phì và lối sống ít vận động. Ngoài ra, một số người mắc các bệnh lý di truyền cũng khiến cơ thể có lượng cholesterol cao tự nhiên.
Theo lý thuyết toàn bộ lượng chất béo tiêu thụ hàng ngày sẽ được cơ thể sử dụng làm nguồn năng lượng, nhưng nhìn chung các thực phẩm giàu chất béo bão hòa vượt quá nhu cầu năng lượng của cơ thể sẽ dễ dàng chuyển hóa thành cholesterol nhiều hơn các chất béo không bão hòa. Vì vậy có rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc thay thế chất béo bão hòa bằng chất béo không bão hòa trong thực đơn hàng ngày sẽ giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Những người thừa cân, béo phì thường có thói quen ngồi hoặc nằm quá nhiều sẽ có nguy cơ cao bị cao cholesterol trong máu. Do đó những người bị tăng cholesterol cũng được khuyên nên vận động hàng ngày để tiêu hao bớt lượng chất béo dư thừa trong cơ thể.
Hút thuốc không chỉ gây hại đến phổi do các hóa chất độc hại mà khói thuốc lá còn gây giảm cholesterol tốt trong máu - giảm HDL-cholesterol tốt. Từ đó dẫn đến mất cân bằng giữa lượng cholesterol tốt với lượng cholesterol xấu, gây nguy cơ biến chứng mạch máu cao hơn.
Nếu tiền sử gia đình có người bị cholesterol máu cao được xem là một trong những yếu tố nguy cơ khiến bạn dễ mắc phải tình trạng tăng cholesterol máu. Điều này được giải thích là do gen điều khiển cơ thể xử lý cholesterol và chất béo được di truyền từ bố mẹ.
Việc tiêu thụ quá nhiều rượu bia một cách thường xuyên không chỉ gây hại cho gan mà còn là nguyên nhân cholesterol tăng cao, kèm theo nhiều biến chứng tim mạch nguy hiểm khác.
Một báo cáo ở trung tâm sức khỏe Harvard đã chỉ ra 11 thực phẩm có thể giúp người tiêu thụ giảm lượng cholesterol trong máu như:
Thêm những loại thực phẩm kể trên vào một chế độ ăn có thể giúp kiểm soát được tình trạng tăng cholesterol. Và lưu ý tránh dùng những loại thực phẩm không tốt cho nồng độ cholesterol máu bao gồm:
Có thể thấy có rất nhiều nguyên nhân gây cholesterol cao, trong đó lối sống không lành mạnh dễ gây ra các bệnh rối loạn chuyển hóa, thừa cân béo phì, từ đó gây ra nhiều hệ lụy ảnh hưởng đến sức khỏe. Xét nghiệm máu là cách đơn giản, dễ thực hiện để bạn biết được lượng cholesterol trong cơ thể đang ở mức nào và có gây ra biến chứng nguy hiểm hay không?
Xét nghiệm máu là xét nghiệm tổng quát giúp bác sĩ theo dõi lượng cholesterol trong máu cùng nhiều các chỉ số quan trọng khác. Từ kết quả đó, bác sĩ cũng đưa ra đánh giá và tư vấn giúp người bệnh cách thay đổi lối sống, chế độ dinh dưỡng, đảm bảo sức khỏe ổn định. Bạn có thể đăng ký thực hiện xét nghiệm máu tại các cơ sở y tế uy tín, từ đó đưa ra được những đánh giá chính xác và tư vấn cụ thể về tình trạng sức khỏe giúp bạn nâng cao sức khỏe, cải thiện các chỉ số xấu, làm tăng sức đề kháng.
1326
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
1326
Bài viết hữu ích?