Zalo

Các loại thực phẩm làm tăng mỡ máu cần tránh trên bàn nhậu

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Chế độ ăn uống thiếu khoa học là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh mỡ máu, nhưng thực tế có rất ít người biết được vấn đề này. Vậy các loại thực phẩm làm tăng mỡ máu là những thực phẩm nào?

1. Các loại thực phẩm nào làm tăng mỡ máu?

Chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của con người, theo đó, một số loại thực phẩm được cho là “kẻ thù” của bệnh mỡ máu là những thực phẩm khi được tiêu thụ vào bên trong cơ thể làm tăng lượng mỡ máu, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý chuyển hóa nguy hiểm. Vậy các loại thực phẩm làm tăng mỡ máu là những thực phẩm nào?

1.1.Thực phẩm có chứa hàm lượng cholesterol cao

Nhắc đến những thực phẩm làm tăng mỡ máu không thể không nhắc đến những thực phẩm có chứa hàm lượng cholesterol cao. Một số loại thực phẩm có thể kể đến như:

  • Thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa và cholesterol: Phô mai, kem, bơ thực vật, mỡ lợn hoặc các thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích,...
  • Thực phẩm chứa nhiều cholesterol và ít chất béo bão hòa: Trứng, nội tạng động vật, gan, pate gan,....
  • Các loại thịt đỏ: Thịt bò, thịt lợn, thịt chó,...

1.2. Chất béo no

Chất béo no cũng nằm trong danh sách các loại thực phẩm làm tăng mỡ máu, chúng có nhiều trong mỡ động vật và có tác dụng không tốt đối với chuyển hóa mỡ, gan,...

các loại thực phẩm làm tăng mỡ máu
Chất béo no cũng nằm trong danh sách các loại thực phẩm làm tăng mỡ máu 

Theo đó, nếu duy trì chế độ dinh dưỡng có chứa nguồn năng lượng và mỡ động vật cao có thể làm tăng lượng cholesterol trong máu và gây ra bệnh mỡ máu.

1.3. Rượu, bia và chất kích thích

Rượu, bia và chất kích thích cũng nằm trong danh sách các loại thực phẩm làm tăng mỡ máu, khi sử dụng những loại đồ uống này sẽ bị phân hủy, chuyển thành chất béo trung tính, cholesterol trong gan. Theo đó, nếu mức chất béo này quá cao sẽ gây ra sự tích tụ trong gan và gây ra bệnh gan nhiễm mỡ. Lúc này gan có thể hoạt động kém, không loại bỏ cholesterol ra khỏi máu, do đó mức cholesterol tăng lên. Không dừng lại ở đó, nếu lạm dụng rượu bia và các chất kích thích còn làm tăng nguy cơ mắc nhiều các bệnh lý khác như tim mạch, huyết áp,...

1.4. Đường 

Đường và các loại chất tạo ngọt công nghiệp khi sử dụng đều có thể làm tăng cholesterol LDL và chất béo trung tính, đặc biệt là các sản phẩm có hàm lượng fructose cao.

Các loại thực phẩm làm tăng mỡ máu có chứa nhiều đường mà bạn không nên sử dụng như: bánh, nước ngọt, đồ ăn nhanh, nước sốt,...

1.5. Thuốc lá 

Thuốc lá không chỉ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về phổi mà còn gây ra rất nhiều các bệnh lý tim mạch, đặc biệt chúng có thể làm tăng cholesterol “xấu” và làm giảm mức cholesterol “tốt” trong cơ thể. Theo đó, khi mức cholesterol xấu trong máu cao dẫn đến sự tích tụ mảng bám ở bên trong động mạch, từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ,...

1.6. Thịt chế biến sẵn

Nhắc đến những thực phẩm làm tăng mỡ máu thì thịt chế biến sẵn luôn nằm trong danh sách này, bởi hầu hết chúng đều có chứa một lượng chất bảo quản và muối rất cao, từ đó có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, mỡ máu. Một số loại thịt chế biến sẵn nên tránh như: lạp xưởng, xúc xích, giăm bông,...

1.7. Thức ăn mặn và có chứa nhiều muối 

Như đã trình bày ở trên, những thực phẩm có chứa nhiều chất bảo quản, muối nếu được tiêu thụ với số lượng nhiều có thể gây ra các bệnh lý tim mạch, làm tăng lượng đường trong máu. Do đó, khi chế biến thực phẩm nên cân nhắc về liều lượng muối, bên cạnh đó nên tránh các loại thực phẩm đóng hộp, thịt hun khói,...

2. Các thực phẩm tăng mỡ máu như thế nào?

Các loại thực phẩm làm tăng mỡ máu hẳn bạn đã rõ, vậy có bao giờ bạn thắc mắc chúng làm tăng mỡ máu theo cơ chế nào hay không? Thực tế, máu nhiễm mỡ là tình trạng bất thường lipid trong máu, bao gồm một loạt các yếu tố như:

  • Sự gia tăng nồng độ cholesterol lipoprotein (LDL) tỷ trọng thấp 
  • Tăng triglyceride
  • Tăng cholesterol máu toàn phần
  • Sự suy giảm nồng độ cholesterol lipoprotein (HDL) tỷ trọng cao 

Theo đó, những nguyên nhân gây ra tình trạng máu nhiễm mỡ là do thừa cân, ít vận động, thường xuyên hút thuốc lá, có chế độ dinh dưỡng kém lành mạnh như sử dụng nhiều chất béo bão hòa.

Một số nghiên cứu cho thấy, loại chất béo, cũng như hàm lượng tiêu thụ trong chế độ dinh dưỡng có thể làm ảnh hưởng đến lượng mỡ máu, đặc biệt là chất béo chuyển hóa và chất béo bão hòa. Từ đó làm tăng nồng độ cholesterol toàn phần, cholesterol xấu - LDL khiến nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch cao hơn.

Những thực phẩm chế biến sẵn, đồ chiên rán, thịt có vân mỡ chứa rất nhiều các loại chất béo. Tuy nhiên, các loại trứng, sữa, thịt nạc thì có chứa ít chất béo và ít cholesterol hơn. 

3. Xây dựng chế độ dinh dưỡng như thế nào để không làm tăng mỡ máu?

Các loại thực phẩm làm tăng mỡ máu rất dễ xuất hiện trong thực đơn hàng ngày. Vì vậy để đảm bảo sức khỏe, cũng như tránh được lượng mỡ trong máu tăng cao thì bạn cần chú ý:

3.1. Chế độ dinh dưỡng 

  • Nên ăn trái cây và rau xanh: Chất xơ có rất nhiều rau xanh và trái cây có tác dụng giúp cơ thể hạn chế hấp thu cholesterol. Một số loại rau đã được chứng minh có tác dụng làm giảm mức cholesterol LDL, đồng thời giúp ngăn ngừa xơ vữa động mạch như rau bina, cải kale,... Trái cây giàu chất xơ cũng có tác dụng tương tự, chúng hỗ trợ giảm cholesterol xấu, đào thải độc tố ra khỏi cơ thể.
các loại thực phẩm làm tăng mỡ máu
Chất xơ có rất nhiều rau xanh và trái cây có tác dụng giúp cơ thể hạn chế hấp thu cholestero
  • Ngũ cốc và các loại hạt: Những thực phẩm này cũng có tác dụng làm giảm lượng cholesterol trong máu, đồng thời hỗ trợ ngăn sự tiến triển của bệnh lý tim mạch. Bạn nên bổ sung các loại hạt như: óc chó, hồ đào, mắc ca, các loại đậu,...Bên cạnh đó chúng cũng được đánh giá là nguồn protein lành mạnh, có thể thay thế các loại thịt,...
  • Thịt trắng: Nhắc đến các loại thực phẩm làm tăng mỡ máu hầu hết ai cũng nghĩ đến các loại thịt đỏ. Vậy trái ngược lại, những loại thịt trắng có thể giúp giảm lượng mỡ trong máu. Thực tế, lượng thịt trắng chứa nhiều chất béo không bão hòa, giúp giảm cholesterol toàn phần và cholesterol xấu trong cơ thể. Bạn nên bổ sung các loại thịt như thịt gà, ngỗng, cá, vịt,..
  • Chất béo lành mạnh: Những loại axit béo thiết yếu với cơ thể là axit béo omega-3 và axit béo omega-6 là những chất béo không bão hòa đa giúp giảm nguy cơ bệnh tim mạch, tăng cường sức khỏe cho tim, giảm LDL, bảo vệ sức khỏe. Chất béo lành mạnh có trong các loại cá, dầu hạt cải, dầu đậu nành, quả óc chó,...
  • Uống đủ nước: Uống đủ nước mỗi ngày rất quan trọng đối với cơ thể. Ngoài nước lọc bạn có thể bổ sung thêm các loại nước trái cây, trà xanh, nước rau, sinh tố,..

3.2. Chế độ sinh hoạt

Ngoài chế độ dinh dưỡng thì chế độ sinh hoạt cũng có vai trò rất quan trọng giúp giảm thiểu những biến chứng của bệnh mỡ máu. Theo đó, bạn cần chú ý:

  • Chọn các loại thịt chứa ít chất béo bão hòa: Như đã chia sẻ, thịt đỏ làm tăng mức cholesterol xấu, vì thế bạn nên thay bằng các loại thịt trắng không da vào chế độ ăn, đồng thời tránh các loại thịt chế biến sẵn. Cùng với đó nên bổ sung thêm các loại cá, hạt giàu chất béo lành mạnh.
các loại thực phẩm làm tăng mỡ máu
Thịt đỏ làm tăng mức cholesterol xấu 
  • Tập thể dục, hoạt động thể chất thường xuyên: Thường xuyên vận động, di chuyển sẽ giúp lượng cholesterol HDL tốt tăng lên, phòng ngừa các bệnh lý tim mạch hiệu quả, đồng thời kiểm soát tốt huyết áp. Bạn nên tập thể dục thường xuyên, tham gia các môn thể thao như bơi lội, tập yoga, chạy bộ,...

Nguồn:health.clevelandclinic.org

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Dược sĩ Lương Thị Bích Trâm xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Các nguyên nhân Cholesterol tăng cao

Các nguyên nhân Cholesterol tăng cao

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Ăn nhiều tinh bột có bị mỡ máu và béo phì không?

Ăn nhiều tinh bột có bị mỡ máu và béo phì không?

Bệnh béo phì là nguy cơ dẫn đến bệnh nào?

Bệnh béo phì là nguy cơ dẫn đến bệnh nào?

Cách giảm mỡ máu không dùng thuốc?

Cách giảm mỡ máu không dùng thuốc?

35

Bài viết hữu ích?