Zalo

Cách giảm mỡ máu không dùng thuốc?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Mỡ máu cao là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến nhất hiện nay. Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ là một phương pháp giảm mỡ máu hiệu quả. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, uống thuốc có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Vậy có cách giảm mỡ máu không dùng thuốc không?

1. Mỡ máu cao có hại cho sức khỏe như thế nào?

Bệnh mỡ máu thường có nguyên nhân chính là do thói quen ăn uống không lành mạnh và lối sống không cân đối. Chế độ ăn uống giàu mỡ động vật, nội tạng động vật, lòng đỏ trứng, bơ, sữa và thịt đỏ thường xuyên trong khẩu phần hàng ngày làm tăng mỡ máu. 

Các tác hại của bệnh này có thể gây ra những vấn đề như suy tim, xơ vữa động mạch làm giảm lượng máu cung cấp cho tim, đột quỵ, ảnh hưởng đến huyết áp, bệnh gan nhiễm mỡ và giảm chức năng sinh lý.

Trước đây, bệnh mỡ máu thường xuất hiện ở người cao tuổi, nhưng hiện nay có xu hướng trẻ hóa. Do đó, việc phòng ngừa bệnh mỡ máu để giảm nguy cơ mắc bệnh trong tương lai trở nên vô cùng quan trọng.

Mỡ máu cao tiềm ẩn nhiều nguy cơ có hại cho sức khỏe
Mỡ máu cao tiềm ẩn nhiều nguy cơ có hại cho sức khỏe

2. Có cách nào giảm mỡ máu không dùng thuốc không? 

Nhiều người bệnh mỡ máu băn khoăn liệu có cách giảm mỡ máu không dùng thuốc không? Thực tế, có nhiều biện pháp giúp bệnh nhân có thể làm giảm mỡ máu tại nhà mà không cần dùng thuốc. Cụ thể: 

2.1. Giảm mỡ máu không dùng thuốc bằng cách tuân thủ nguyên tắc ăn uống

Dưới đây là một số nguyên tắc ăn uống có lợi cho bệnh nhân mỡ máu: 

  • Giảm lượng calo tiêu thụ hàng ngày để đạt được cân nặng lý tưởng nếu người bệnh thừa cân hoặc béo phì.
  • Hạn chế chất béo (lipid): Tránh các chất béo bão hòa và ưu tiên ăn các chất béo không bão hòa.
  • Ăn đa dạng rau củ và hoa quả.
  • Chia nhỏ bữa ăn: Ăn 4-6 bữa nhỏ mỗi ngày.
  • Uống đủ nước: Cung cấp 2-2.5 lít nước mỗi ngày tùy vào nhu cầu của mỗi người. 

2.2. Bổ sung các thực phẩm giúp giảm mỡ máu

Việc bổ sung các thực phẩm có lợi là một trong những cách giảm mỡ máu không dùng thuốc

  • Ngũ cốc và sản phẩm từ ngũ cốc nguyên cám như gạo lứt, bánh mì ngũ cốc, hạt ngũ cốc, ngô, khoai, sắn,... 
  • Thịt nạc, thịt gà (loại bỏ da), cá nạc, tôm, cua.
  • Đậu tương và sản phẩm từ đậu tương như đậu phụ, sữa đậu nành.
  • Dầu thực vật không bão hòa như dầu đậu nành, dầu vừng, dầu oliu.
  • Rau xanh đa dạng.
  • Các loại quả giàu chất chống oxy hóa như táo, kiwi, cam, bưởi, ổi, chuối.
  • Sử dụng các món ăn được chế biến bằng cách luộc, hấp.

Đồng thời, người bệnh cũng nên hạn chế ăn các thực phẩm khiến tăng trạng tăng mỡ máu xảy ra như: 

  • Thực phẩm giàu cholesterol như nội tạng động vật, thịt đỏ, lòng đỏ trứng.
  • Chất béo bão hòa như mỡ động vật, thịt có mỡ, nước luộc, hầm thịt.
  • Thực phẩm chế biến sẵn, chứa nhiều muối như thịt hun khói, thịt hộp, cá muối, giò, chả, pate, mì ăn liền, dưa muối, cà muối.
  • Đồ uống và thực phẩm chứa nhiều đường.
  • Đồ uống có chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá.

2.3. Tập thể dục thường xuyên và tăng cường hoạt động thể chất

Tập thể dục có thể cải thiện chỉ số cholesterol bằng cách tăng lượng cholesterol lipoprotein mật độ cao (HDL), còn được biết đến là cholesterol tốt. Theo các chuyên gia y tế, nên tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi lần và ít nhất năm lần mỗi tuần. Người bệnh cũng có thể tập aerobic trong 20 phút mỗi lần và ít nhất ba lần mỗi tuần.

Một số hoạt động thể chất mà người bệnh có thể lựa chọn như: 

  • Đi bộ nhanh hàng ngày.
  • Sử dụng xe đạp đi làm.
  • Tham gia vào một môn thể thao mà bạn yêu thích.

2.4. Bỏ thuốc lá là cách giảm mỡ máu không dùng thuốc

Nếu đang hút thuốc lá, người bệnh cần bỏ thuốc nhằm cải thiện chỉ số cholesterol HDL:

  • Trong vòng 20 phút sau khi bỏ thuốc, huyết áp và nhịp tim của bạn sẽ hồi phục sau giai đoạn tăng cao do hút thuốc lá.
  • Trong vòng ba tháng sau khi bỏ thuốc, sự tuần hoàn máu và chức năng phổi của bạn sẽ bắt đầu cải thiện.
  • Trong vòng một năm sau khi bỏ thuốc, nguy cơ mắc bệnh tim của bạn sẽ giảm chỉ bằng một nửa so với khi bạn vẫn hút thuốc lá.

2.5. Giảm cân

Thậm chí chỉ một vài kilogam cân nặng thừa cũng có thể làm tăng chỉ số cholesterol. Những thay đổi nhỏ có thể góp phần tạo ra sự thay đổi đáng kể mà bạn không ngờ tới. Nếu người bệnh thích uống đồ uống có đường, hãy chuyển sang uống nước lọc. Thay vì ăn vặt với bỏng ngô hoặc bánh mỳ, bạn có thể ăn kẹo có ít hoặc không chứa chất béo, nhưng cần phải chú ý đến lượng calo bạn tiêu thụ.

Người bệnh hãy cố gắng kết hợp nhiều hoạt động hơn vào thói quen sinh hoạt hàng ngày như: ử dụng cầu thang bộ thay vì đi thang máy, đỗ xe xa hơn và đi bộ đến văn phòng, đi dạo trong giờ nghỉ tại nơi làm việc… 

2.6. Hạn chế uống rượu bia

Mặc dù sử dụng rượu vừa phải có thể liên quan đến việc tăng chỉ số cholesterol HDL, nhưng lợi ích của nó không đủ lớn để khuyến khích bất kỳ ai cũng uống rượu.

Uống quá nhiều rượu có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm cao huyết áp, suy tim và đột quỵ. Vì vậy, người bệnh mỡ máu cần hạn chế việc tiêu thụ rượu.

Hạn chế uống rượu bia để cải thiện tình trạng mỡ máu trong cơ thể
Hạn chế uống rượu bia để cải thiện tình trạng mỡ máu trong cơ thể

2.7. Tiêu thụ các thực phẩm chứa chất chống oxy hóa

Đây là một cách giảm mỡ máu không dùng thuốc mà người bệnh mỡ máu có thể áp dụng. Các chất chống oxy hóa như vitamin C, vitamin E và beta-carotene được biết đến với khả năng giúp làm giảm mức độ mỡ trong máu. Dưới đây là danh sách các thực phẩm chứa chất chống oxy hóa: 

  • Trái cây như dâu, cam, quýt, dứa,... đều giàu vitamin C.
  • Rau cải xanh, cà chua, cà rốt và cà tím chứa nhiều beta-carotene.
  • Các loại hạt như hạt hướng dương, hạt bí ngô, hạt hạnh nhân và hạt óc chó chứa nhiều vitamin E.
  • Dầu oliu là một nguồn giàu chất chống oxy hóa và chất béo không bão hòa có lợi. Sử dụng dầu oliu cho việc nấu ăn hoặc làm salad có thể giúp cung cấp chất chống oxy hóa cho cơ thể và đồng thời hỗ trợ trong việc kiểm soát mỡ máu.
  • Sữa là một nguồn cung cấp vitamin E quan trọng. Người bệnh nên lựa chọn các sản phẩm sữa ít chất béo như sữa tươi không đường hoặc sữa chua để tận dụng lợi ích chất chống oxy hóa mà chúng mang lại.
  • Hành và tỏi chứa các hợp chất chống oxy hóa có thể giúp giảm mỡ máu và cải thiện sức khỏe tim mạch. 

2.8. Giảm stress là phương pháp giảm mỡ máu hiệu quả

Tình trạng căng thẳng không chỉ ảnh hưởng đến tinh thần mà còn có thể gây tổn thương cho sức khỏe tim mạch và tăng mỡ máu. Để giảm bớt căng thẳng và cải thiện tình trạng mỡ máu, bạn có thể thực hiện các phương pháp giảm stress như thiền, yoga, hoặc tập thể dục nhẹ nhàng.

  • Thiền là một phương pháp giúp giảm căng thẳng và cải thiện tâm trạng. Bằng cách tập trung vào hơi thở và tĩnh lặng tinh thần, thiền giúp làm giảm hormone căng thẳng trong cơ thể, từ đó giúp giảm mỡ máu và cải thiện sức khỏe tim mạch. Hãy dành ít nhất 10-15 phút mỗi ngày để thiền để tận hưởng những lợi ích này.
  • Yoga là một hình thức tập luyện kết hợp giữa tư duy và cơ thể. Các động tác yoga nhẹ nhàng kết hợp với hơi thở sâu có thể giúp giảm căng thẳng, cải thiện tuần hoàn máu và kiểm soát mỡ máu. Ngoài ra, yoga còn giúp cải thiện linh hoạt cơ thể và tăng cường sức khỏe tim mạch.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, hoặc bơi lội cũng là các phương pháp hiệu quả để giảm căng thẳng và cải thiện tình trạng mỡ máu. Hãy dành ít nhất 30 phút mỗi ngày cho việc tập thể dục để đạt được những lợi ích này.
  • Đọc sách, nghe nhạc,... đều là những cách hiệu quả để giảm căng thẳng và cải thiện tình trạng mỡ máu.

3. Lưu ý khi áp dụng cách giảm mỡ máu không dùng thuốc

Khi áp dụng cách giảm mỡ máu mà không sử dụng thuốc, có một số lưu ý quan trọng sau đây mà người bệnh nên lưu ý: 

  • Theo dõi calo tiêu thụ hàng ngày và giảm lượng calo dư thừa từ chế độ ăn uống.
  • Định kỳ kiểm tra sức khỏe tim mạch và theo dõi mức độ cholesterol trong máu.
  • Thực hiện các phương pháp giảm stress như thiền, yoga, hoặc tham gia hoạt động thể chất để giảm căng thẳng và lo lắng.
  • Đảm bảo có đủ giấc ngủ đều đặn hàng đêm, giữ lịch trình làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.

Như vậy với câu hỏi “Có cách giảm mỡ máu không dùng thuốc nào không?” thì đáp án là hoàn toàn có. Người bệnh chỉ cần thay đổi lối sống tích cực, có một chế độ ăn uống khoa học, tinh thần thoải mái và tuân thủ các chỉ định của bác sĩ sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh.

7

Bài viết hữu ích?

Bài viết hữu ích?

xem thêm
Các phương pháp bổ sung NAD phổ biến và hiệu quả của chúng

Các phương pháp bổ sung NAD phổ biến và hiệu quả của chúng

NAD là gì? NAD+ là gì? Chúng có khác nhau không?

NAD là gì? NAD+ là gì? Chúng có khác nhau không?

NMN và NAD+ là gì và có thể dùng như thế nào?

NMN và NAD+ là gì và có thể dùng như thế nào?

Tác dụng phụ có thể gặp của các thuốc điều trị rối loạn chuyển hóa mỡ

Tác dụng phụ có thể gặp của các thuốc điều trị rối loạn chuyển hóa mỡ

Doanh nhân hay nhậu, nên ăn gì để giảm mỡ máu và gan nhiễm mỡ?

Doanh nhân hay nhậu, nên ăn gì để giảm mỡ máu và gan nhiễm mỡ?

7

Bài viết hữu ích?