Zalo

Người béo nên ăn gì để giảm mỡ máu?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Chế độ ăn là một trong những vấn đề cần hết sức quan tâm đối với những người thể trạng béo kèm theo tình trạng mỡ máu cao. Vậy người béo ăn gì để giảm mỡ máu?

1. Ăn uống tác động đến mỡ máu thế nào?

Lipid máu là một thành phần quan trọng đối với cơ thể con người, chúng đóng vai trò không thể thiếu trong quá trình phát triển bình thường và khỏe mạnh. Một số loại lipid máu tiêu biểu là: LDL-c, HDL-c và triglyceride. Vì vậy khi mắc rối loạn chuyển hóa lipid đồng nghĩa với việc có một hoặc nhiều rối loạn sau: tăng triglyceride máu, tăng cholesterol toàn phần, tăng LDL-cholesterol (xấu) hoặc giảm HDL-cholesterol (tốt). Rối loạn lipid máu nếu kéo dài có thể gây xơ vữa động mạch, hẹp mạch máu và là tác nhân gây ra nhiều bệnh lý tim mạch khác nhau. Các rối loạn chuyển hóa lipid máu thường sẽ không biểu hiện triệu chứng gì bất thường, bệnh hầu như chỉ được phát hiện thông qua các xét nghiệm máu. Theo đó các triệu chứng xơ vữa động mạch do mỡ máu cao gây ra cũng diễn biến âm thầm, rất khó phát hiện.

Nguy hiểm là thế, nhưng không phải ai cũng hiểu nguyên nhân chính gây ra rối loạn chuyển hóa lipid máu là do chế độ dinh dưỡng không lành mạnh, quá nhiều mỡ động vật, nhiều cholesterol (nội tạng động vật, trứng, bơ, sữa) hoặc chế độ ăn thừa năng lượng, đồ ucholesterolống có cồn, chất kích thích… Vì vậy chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong việc điều trị và ngừa các biến chứng của bệnh. Việc xây dựng chế độ ăn giảm mỡ máu là việc làm cần thiết. 

Nguyên nhân chính gây ra rối loạn chuyển hóa lipid máu là do chế độ dinh dưỡng không lành mạnh

2. Người thừa cân ăn gì để giảm mỡ máu?

Để quyết định việc ăn gì giảm mỡ máu hay lựa chọn được các loại thực phẩm giảm mỡ máu, xây dựng chế độ ăn giảm mỡ máu… chúng ta cần hiểu được nguyên tắc lựa chọn thực phẩm sau đây cho người thừa cân giảm mỡ máu:

2.1. Hạn chế đường

Đường trong các loại thực phẩm là một vấn đề lớn của tất cả mọi người, không chỉ riêng bệnh nhân đái tháo đường mà còn rất quan trọng đối với người thừa cân béo phì, người có mỡ máu cao. Theo khuyến cáo của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, mỗi người không nên tiêu thụ quá l6 - 9 thìa cà phê đường/ngày, nhưng thực tế hầu hết chúng ta đều ăn lượng đường lớn hơn nhiều so với con số khuyến cáo.

Đường là thành phần thường gặp trong các sản phẩm bánh kẹo, đồ ngọt, các loại nước uống, nước ép trái cây đóng hộp… nếu chúng ta thu nhận quá nhiều, lượng đường dư thừa sẽ được chuyển hóa thành triglyceride, từ đó làm tăng nồng độ mỡ máu, kéo theo tăng các yếu tố nguy cơ tim mạch.

Rất nhiều nghiên cứu cho thấy chế độ ăn ít carbohydrate và ít đường có thể làm giảm mỡ máu hiệu quả ngay cả khi người bệnh chỉ cần thay thế nước ngọt bằng nước lọc (không cần ăn kiêng quá khắt khe) thì nồng độ mỡ máu đã có thể giảm đến 29 mg/dL (~ 0,33 mmol/L).

2.2. Chế độ ăn ít carbohydrate là một chế độ ăn giảm mỡ máu hiệu quả

Tương tự như đường bổ sung, carbohydrate dư thừa cũng được chuyển hóa thành triglyceride và dự trữ thành các tế bào mỡ, điều này hoàn toàn không tốt đối với bệnh nhân thừa cân và người có mỡ máu cao. Do đó khi thực hiện chế độ ăn ít carbohydrate sẽ giúp làm giảm mỡ máu. 

Kết quả một nghiên cứu đã cho thấy, những người thực hiện chế độ ăn độ ăn ít carbohydrate (carbohydrate chỉ chiếm 26% tổng lượng năng lượng) sẽ có mức giảm mỡ máu lớn hơn nhiều so với những người có chế độ ăn có nhiều carbohydrate (carbohydrate chiếm 54% của tổng lượng năng lượng).

Theo một nghiên cứu khác tiến hành so sánh mức độ giảm mỡ máu ở 02 nhóm: nhóm ăn chế độ ít chất béo và nhóm ăn chế độ ít carbohydrate. Sau 6 tháng kết quả thu được là nhóm thực hiện chế độ ăn ít carbohydrate có mức giảm mỡ máu là 38 mg/dL trong khi nhóm ăn ít chất béo chỉ giảm 7 mg/dL .

2.3. Ăn nhiều chất xơ 

Chất xơ trong rau xanh, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt… giúp giảm hấp thụ chất béo và đường ở tiểu tràng, từ đó giúp giảm nồng độ mỡ máu. Một nghiên cứu đã được tiến hành nhằm xác định ảnh hưởng của chất xơ lên nồng độ của các loại mỡ máu qua hai pha, pha đầu những người tham gia sẽ ăn theo chế độ ăn ít chất xơ, sau đó cũng chính những người này sẽ bước vào pha hai với chế độ ăn giàu chất xơ. Kết quả cho thấy chỉ sau 6 ngày pha đầu, nồng độ mỡ máu đã tăng 45%, nhưng sau khi qua pha tiếp theo, nồng độ mỡ máu đã tụt xuống dưới mức cơ bản.

Chất xơ có trong rau xanh, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt

2.4. Tránh sử dụng các loại chất béo dạng trans

Chất béo dạng trans thường được sản xuất công nghiệp, gây nhiều tác hại cho sức khỏe bao gồm cả việc làm tăng mỡ máu. Một nghiên cứu cho thấy người ăn chế độ ăn có hàm lượng chất béo dạng trans ở mức trung bình hoặc cao sẽ có nồng độ mỡ máu cao hơn rõ rệt so với người sử dụng nhiều acid oleic không bão hòa. Tóm lại những người ăn nhiều chất béo dạng trans có nồng độ mỡ máu cao hơn người tiêu thụ nhiều chất béo không bão hòa.

2.5. Ưu tiên dùng chất béo không bão hòa

Như đã đề cập, chất béo không bão hòa có tác dụng làm giảm mỡ máu, bao gồm chất béo không bão hòa đơn (dầu olive, các loại hạt và quả bơ) và chất béo không bão hòa đa (dầu thực vật, các loại cá nhiều dầu). Vì vậy bệnh nhân nên tích cực ăn các loại cá nhiều dầu (như cá hồi, cá trích, cá mòi, cá ngừ,...) và sử dụng dầu olive, vì chúng vừa có tác dụng làm giảm mỡ máu, vừa có rất nhiều các lợi ích khác đối với sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe tim mạch.

2.6. Thêm hạt vào chế độ ăn

Các loại hạt bao gồm hạt hạnh nhân, hạt hồ đào, hạt óc chó, hạt điều, hạt dẻ cười, hạt mắc ca… vốn được biết tới chứa nhiều chất xơ, acid béo omega - 3 và các chất béo không bão hòa, không chỉ giúp làm giảm mỡ máu và còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe khác.

2.7. Hạn chế rượu

Về bản chất rượu chứa hàm lượng cao đường và năng lượng, dư thừa sẽ dẫn đến việc không được tiêu hao và được chuyển hóa thành các triglyceride tích tụ trong các tế bào mỡ. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy tiêu thụ rượu ở mức độ trung bình có thể làm tăng mỡ máu lên tới 53%, kể cả khi định lượng mỡ máu ban đầu ở mức bình thường.

Sử dụng rượu ở mức vừa phải có thể mang lại một số lợi ích nhất định nhưng lợi ích chỉ đạt được khi chúng ta sử dụng đúng mức, nếu sử dụng quá nhiều hoặc lạm dụng chắc chắn sẽ mang lại nhiều tác hại cho sức khỏe.

2.8. Không nên tiêu thụ dư thừa chất béo no 

Chất béo no trong nhiều loại thực phẩm cũng là một yếu tố gây tắc nghẽn động mạch. Các loại chất béo này thường tồn tại trong mỡ và nội tạng động vật, đôi khi còn được tìm thấy trong các loại sữa, vì vậy người bệnh mỡ máu cao kèm béo phì chỉ nên chọn loại sữa có hàm lượng chất béo thấp (khoảng 1 - 2%). 

2.9. Lưu ý khi xây dựng chế độ ăn giảm mỡ máu

  • Bệnh nhân bị rối loạn lipid máu không nên ăn tối quá muộn;
  • Thông thường buổi tối cơ thể sẽ tiêu hao rất ít năng lượng, nếu bệnh nhân ăn tối quá muộn sẽ gây ứ đọng cholesterol dễ dẫn đến xơ vữa động mạch; 
  • Ngoài việc tránh ăn bữa ăn tối muộn, người bệnh cũng cần tránh các loại đồ uống có cồn, bia, rượu, thuốc lá… điều này sẽ giúp người béo phì kiểm soát tốt hơn các triệu chứng của bệnh rối loạn lipid máu.

Có thể thấy việc xây dựng chế độ ăn giảm mỡ máu là vô cùng cần thiết đối với người bệnh, đặc biệt là những bệnh nhân béo phì. Do đó trong quá trình giảm mỡ máu bằng chế độ dinh dưỡng đặc biệt, bệnh nhân có thể giảm được cân nặng đồng thời với việc ổn định nồng độ lipid máu.

Để giảm lượng mỡ máu trong cơ thể, ngoài việc xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học thì bạn có thể lựa chọn phương pháp Truyền tiêu hao năng lượng giúp tiêu hao mỡ cấp độ tế bào.

Bằng cách truyền các loại vitamin và khoáng chất bạn sẽ được thúc đẩy trao đổi chất và tăng quá trình chuyển hóa nhờ truyền các loại vitamin & khoáng chất (Vitamin C, B-complex, khoáng chất Vàng Selen…) vào cơ thể. Theo đó, lượng mỡ máu, mỡ nội tạng trong cơ thể cũng được đào thải giúp bạn khỏe bên trong, cho bạn một thân hình cân đối, khỏe mạnh, tăng sức đề kháng, phòng ngừa bệnh tật.

Toàn bộ quá liệu trình, người dùng sẽ được thăm khám, tư vấn làm xét nghiệm từ các bác sĩ và các chuyên gia sức khỏe, nên bạn hoàn toàn yên tâm trước - trong và sau quá trình sử dụng liệu trình này.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Dược sĩ Đỗ Mai Thảo xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Người béo uống trà gì để giảm mỡ máu?

Người béo uống trà gì để giảm mỡ máu?

Các bài tập thể dục giảm mỡ máu cho người thừa cân

Các bài tập thể dục giảm mỡ máu cho người thừa cân

Thừa cân, uống omega 3 giảm mỡ máu được không?

Thừa cân, uống omega 3 giảm mỡ máu được không?

Nên ăn rau gì để giảm mỡ máu?

Nên ăn rau gì để giảm mỡ máu?

Khi giảm cân có giảm mỡ máu không?

Khi giảm cân có giảm mỡ máu không?

13

Bài viết hữu ích?