Zalo

Khi giảm cân có giảm mỡ máu không?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Hiện nay, thừa cân béo phì đang là một vấn đề nhức nhối với không ít nền y tế của nhiều quốc gia. Tình trạng này có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, cụ thể là sức khỏe tim mạch, tăng huyết áp… Từ đó, nhiều người cũng thắc mắc rằng cân nặng và mỡ máu có liên quan gì đến nhau không và việc giảm cân có giảm mỡ máu không?

1. Cân nặng và mỡ máu liên quan như thế nào?

Như nhiều người đã biết thừa cân hay béo phì có thể ảnh hưởng trực tiếp lên tim thông qua việc ép tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu qua cơ thể. Đồng thời, thừa cân hoặc béo phì cũng có thể gây tăng huyết áp do nguyên nhân cơ học và nội tiết tố, đặc biệt là tình trạng béo phì tăng mỡ máu. Cụ thể, thừa cân hoặc béo phì cũng có thể ảnh hưởng đến chất béo trong máu (mỡ máu), như Cholesterol và triglyceride, hậu quả cuối cùng là làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tăng cân làm tăng khả năng cơ thể bạn sản xuất thêm nhiều lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL), hay “cholesterol xấu” trong máu. Điều đó làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về tim và các vấn đề nghiêm trọng khác. Cứ mỗi 10 pound cân nặng tăng lên sẽ khiến cơ thể bạn sản xuất thêm 10 miligam Cholesterol mỗi ngày.

Một lý do khiến thừa cân hoặc béo phì làm tăng tỷ lệ cholesterol trong cơ thể là vì nó ảnh hưởng đến cách cơ thể bạn tạo ra và quản lý lipoprotein, bao gồm cholesterol và triglyceride hoặc lipid. Sự ảnh hưởng của cân nặng trên mỡ máu diễn ra như sau:

  • LDL - Cholesterol: Một số nghiên cứu nhỏ lẻ đã chỉ ra rằng trọng lượng dư thừa có thể làm tăng nồng độ LDL - Cholesterol. Tuy nhiên, một số báo cáo khác lại không công nhận điều này. Họ cho rằng phần lớn trường hợp trọng lượng dư thừa không làm thay đổi mức LDL - Cholesterol hoặc chỉ làm tăng nhẹ chất này trong máu.
  • HDL - Cholesterol: Ngược lại với LDL, giảm nồng độ HDL - Cholesterol (mỡ tốt) là tình trạng thường xảy ra khi cơ thể bạn bị thừa cân. Điều này xảy ra là do sự gia tăng hấp thu HDL - Cholesterol của các tế bào mỡ, cùng với sự phân hủy của HDL diễn ra nhanh chóng hơn. Cả hai quá trình dường như liên quan trực tiếp đến trọng lượng dư thừa. 
  • Triglyceride: Triglyceride hình thành trong gan của bạn từ axit béo tự do (chất béo) và một loại glucose (đường). Tăng cân hay tăng mô mỡ trong cơ thể có thể làm lượng axit béo tự do được chuyển đến gan cao hơn, từ đó làm tăng quá trình sản xuất và tăng tiết Triglyceride từ nguồn dự trữ. Đồng thời, việc tăng cân cũng làm giảm khả năng loại bỏ Triglyceride dư thừa ra khỏi máu.
  • Axit béo tự do: Những người tăng cân trong thời gian dài hay béo phì thường bị mắc các bệnh lý chuyển hóa, một trong những dấu hiệu hội chứng này là tính trạng kháng Insulin. Không may rằng, nhiều nhà khoa học đã chứng minh tình trạng kháng Insulin ở những người thừa cân có thể làm tăng lượng axit béo tự do trong gan của bạn.
Béo phì tăng mỡ máu 

Béo phì tăng mỡ máu về cơ bản chính là tăng nồng độ Triglyceride, LDL - Cholesterol (mỡ xấu) và các Axit béo tự do, đồng thời làm giảm HDL - Cholesterol (mỡ tốt). Khi nói đến cân nặng và tác động của nó đối với mỡ máu, các cơ chế và quan hệ diễn ra rất phức tạp. Tuy nhiên, điều đáng mừng là ngay cả những thay đổi đơn giản trong chế độ ăn uống và lối sống nhằm giúp giảm cân cũng có thể tạo ra sự khác biệt lớn trên mỡ máu.

2. Giảm cân có giảm mỡ máu không?

Vậy nhiều người thắc mắc rằng giảm cân có giảm mỡ máu không hay áp dụng các phương pháp giảm cân ở người tăng mỡ máu có thật sự hiệu quả. Câu trả lời là có. Giảm cân bằng bất kỳ phương pháp khoa học nào đều có thể đảo ngược tình trạng kháng insulin để cơ thể bạn có thể điều chỉnh hormone và lipoprotein tốt hơn. Trong một nghiên cứu, những người giảm ít nhất 5% trọng lượng đã giảm đáng kể mức LDL - Cholesterol, Cholesterol toàn phần và Triglyceride. Những người đàn ông giảm từ 5% - 10% trọng lượng cơ thể có kết quả mỡ máu tốt hơn so với những phụ nữ cũng giảm mức cân nặng tương tự. 

Bên cạnh đó, các báo cáo cũng chỉ ra rằng những người giảm đi 5 - 10% trọng lượng cơ thể có thể làm tăng nồng độ HDL - Cholesterol, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch rất thuận lợi. Có rất ít cách có thể làm tăng mức HDL trong cơ thể bạn, do đó, ngay cả việc giảm cân nhỏ cũng có thể mang lại lợi ích đáng kể cho chất này. Ngoài ra, tương tự như vậy, việc giảm đi 5 - 10% trọng lượng cơ thể cũng có thể có tác động lớn đến Triglyceride, cụ thể là làm giảm đáng kể nồng độ chất này trong máu.

Giảm cân giúp làm giảm mỡ máu 

3. Lời khuyên giảm cân ở người tăng mỡ máu

Việc giảm cân ở người tăng mỡ máu chưa bao giờ là một quá trình đơn giản, nó đòi hỏi sự kết hợp giữa nhiều phương pháp giảm cân khác nhau từ xây dựng chế độ ăn khoa học, tập luyện thể dục thường xuyên đến thực hiện lối sống lành mạnh.

3.1. Chế độ ăn uống

Khi chọn một kế hoạch ăn uống, bạn nên biết loại thực phẩm nào có thể hữu ích trong việc kiểm soát cân nặng và mỡ máu. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) khuyến nghị các loại thực phẩm sau đây có thể được sử dụng cho chế độ ăn uống lành mạnh, giúp kiểm soát tốt cả cân nặng và mỡ máu của bạn:

  • Thực phẩm ít chất béo bão hòa như thịt nạc bỏ da, sữa ít béo…
  • Những chất béo lành mạnh hay chất béo không bão hòa, được chế biến đơn giản, thường có trong các loại thực phẩm như: cá, quả bơ, các loại hạt…
  • Chất xơ từ trái cây và rau củ…
  • Thực phẩm chủ yếu làm từ ngũ cốc nguyên hạt chứ không phải ngũ cốc tinh chế
  • Các loại Carb phức tạp và tốt cho sức khỏe từ gạo lứt, bánh mì đen, yến mạch, diêm mạch, khoai lang, khoai tây, ngũ cốc…
  • Đạm hay protein chủ yếu từ thực vật, các dạng thịt nạc, trứng, cá, sữa hay các sản phẩm từ sữa không béo.
  • Các loại cá béo như cá hồi, cá trích, cá mòi, cá bơn…

Đồng thời, bạn cũng cần loại bỏ những thực phẩm không tốt dưới đây ra khỏi bữa ăn hằng ngày của bạn:

  • Thịt đỏ và thịt mỡ.
  • Các sản phẩm từ sữa đầy đủ chất béo, chẳng hạn như sữa béo, kem, bơ và pho mát.
  • Các loại bánh có thành phần là béo bão hòa và chất béo chuyển hóa như bánh rán, bánh ngọt và bánh quy.
  • Thực phẩm có thành phần “dầu hydro hóa”.
  • Các loại dầu như dầu dừa, dầu cọ và dầu hạt cọ…
  • Thực phẩm có chất béo rắn như mỡ, bơ thực vật và mỡ lợn…
  • Đồ chiên rán, đồ ăn chế biến sẵn, đồ đóng hộp
  • Thực phẩm có nhiều muối
  • Đồ ngọt và đồ uống có đường

Dưới đây là một số chế độ ăn vừa giúp giảm cân, vừa giúp cân bằng nồng độ mỡ máu ở mức tốt nhất:

  • Chế độ ăn Địa Trung Hải: Chế độ ăn Địa Trung Hải tập trung vào các loại thực phẩm như rau, hoa quả, các loại hạt, cây họ đậu, cá, các loại ngũ cốc, dầu ô liu và hạn chế sữa, thịt đỏ và thịt chế biến.
  • Phương pháp ăn kiêng để ngăn chặn tăng huyết áp (DASH): Chế độ ăn kiêng này cũng có thể có hiệu quả cao trong việc duy trì mỡ máu ở mức ổn định. Chế độ ăn kiêng DASH bao gồm rau, hoa quả, các loại hạt, các loại ngũ cốc, sữa không béo hoặc ít béo, cá, gia cầm, đậu, dầu thực vật. Hạn chế thực phẩm chứa chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa, đường bổ sung và natri.
  • Chế độ ăn chay lành mạnh: Chế độ ăn chay lành mạnh tập trung chủ yếu vào việc tiêu thụ thực vật như rau, trái cây, các loại đậu, ngũ cốc và hạt, nhưng cũng có thể bao gồm sữa và trứng.
Luyện tập thể dục là một cách giúp giảm cân ở người tăng mỡ máu

3.2. Luyện tập thể dục

Hoạt động thể chất là một trong những cách quan trọng nhất để chống béo phì và giảm cân, đồng thời cải thiện được mỡ máu trong cơ thể. Các hoạt động thể dục thể thao mà bạn có thể tham gia như:

  • Các bài tập Cardio như chạy bộ, bơi lội, đạp xe, nhảy dây, đi bộ đường dài…
  • Luyện tập sức khỏe cơ bắp bằng cách cử tạ, tập gym…
  • Thực hiện các bài tập cho vùng cốt lõi
  • Tập Yoga, thái cực quyền…
  • Tham gia một lớp thể dục nhịp điệu
  • Tham gia các môn thể thao như đá bóng, bóng chuyền, cầu lông, đá cầu…

Bạn nên cố gắng duy trì tần suất hoạt động thể chất khoảng 20 - 30 phút mỗi ngày và 5 ngày trong một tuần để vừa có thể có được một sức khỏe tốt vừa giúp liệu trình giảm cân cũng như giảm mỡ máu được hiệu quả hơn.

3.3. Thực hiện lối sống lành mạnh

Một số biện pháp dưới đây có thể giúp bạn xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh, đây là một phần không thể thiếu trong bất kỳ liệu trình giảm cân nào:

  • Uống đủ nước: Cố gắng uống đủ 2 - 2,5 lít nước mỗi ngày, điều này sẽ giúp các hoạt động trong cơ thể, đặc biệt là quá trình chuyển hóa và đào thải mỡ thừa diễn ra hiệu quả hơn. Việc uống nước đầy đủ và đều đặn trong ngày cũng giúp bạn giảm đi cảm giác no và thèm ăn, điều này giúp lượng thức ăn bạn tiêu thụ giảm xuống.
  • Ngủ đủ giấc: Thực hiện thói quen ngủ đủ 7 - 8 tiếng mỗi ngày để giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Việc ngủ đủ và chất lượng giấc ngủ được đảm bảo cũng là một cách hỗ trợ rất tốt cho quá trình giảm cân. Hạn chế sử dụng thiết bị điện tử, tránh ăn uống, vận động mạnh… trước giờ đi ngủ để giúp cơ thể dễ đi vào giấc ngủ hơn.
  • Theo dõi lượng thức ăn và cân nặng: Hãy cố gắng thực hiện việc ghi chép hoặc lưu lại tất cả những thông tin liên quan đến thành phần, lượng thức ăn bạn tiêu thụ hằng ngày. Đồng thời, theo dõi cân nặng của bạn theo từng khoảng thời gian. Điều này sẽ giúp bạn cũng như bác sĩ của bạn đánh giá tốt hơn liệu trình giảm cân của bạn, từ đó đưa ra những điều chỉnh khi cần thiết.
  • Tránh sử dụng chất kích thích: Chất kích thích nói chúng hay rượu bia, thuốc lá nói riêng là một trong những nguyên nhân gây thừa cân béo phì hay những rối loạn mỡ máu.
  • Hạn chế ăn vặt: Những đồ ăn vặt, cụ thể như khoai tây chiên, nước ngọt, trà sữa…hầu hết chứa các chất không lành mạnh cho sức khỏe cũng như cân nặng. Vì thế, cần tránh sử dụng các loại thực phẩm này, đồng thời thay thế chúng bằng những loại đồ ăn vặt lành mạnh hơn như sữa chua Hy Lạp, các loại hạt như hạnh nhân, hạt Maca, hạt dẻ…
  • Giảm Stress: Căng thẳng, lo lắng có thể khiến cơ thể tăng tiết Hormone Cortisol, một chất có liên quan trực tiếp đến việc tăng cân cũng như rối loạn mỡ máu. Bạn có thể cải thiện hoặc giúp tâm trạng được tốt hơn bằng cách tham gia các hoạt động ưa thích, đi chơi với bạn bè, đọc sách, nghe nhạc, ngồi thiền định… Hoặc thậm chí là có thể tham gia các buổi trị liệu tâm lý.

Giảm cân đã được khẳng định là có thể làm cải thiện được nồng độ mỡ máu trong cơ thể, từ đó hạn chế được nguy cơ gặp phải các bệnh lý tim mạch, huyết áp, đột quỵ… Hãy tham khảo các phương pháp giảm cân khoa học kể trên hoặc nói chuyện trực tiếp với bác sĩ của bạn để cùng nhau xây dựng một liệu trình giảm cân hiệu quả.

Nếu bạn đang tìm kiếm một phương pháp giảm cân an toàn nhưng mang đến hiệu quả tối ưu thì có thể tham khảo lựa chọn phương pháp Truyền tiêu hao năng lượng. 

Khác với các phương pháp giảm cân truyền thống, phương pháp này sử dụng tổ hợp truyền vitamin và khoáng chất thiết yếu giúp chuyển hóa lượng mỡ thừa, mỡ xấu, mỡ nội tạng trong cơ thể dành dạng năng lượng để tiêu hao. Song song với đó, bạn cũng được tham gia các buổi massage với hệ thống máy siêu âm hoàn toàn mới giúp đánh tan các mô mỡ, giải phóng các gốc tự do.

Có thể thấy, phương pháp Truyền tiêu hao năng lượng tác động từ gốc rễ nguyên nhân gây mỡ thừa bên trong và thực hiện đánh tan các mô mỡ từ bên ngoài giúp bạn sớm có một thân hình cân đối, khỏe mạnh.

Toàn bộ liệu trình đều được thực hiện bởi các bác sĩ và nhân viên y tế nên đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người sử dụng. Đây cũng là phương pháp giảm cân được đánh giá cao vượt trội hiện nay.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Đặng Phước Bảo xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Các bài tập thể dục giảm mỡ máu cho người thừa cân

Các bài tập thể dục giảm mỡ máu cho người thừa cân

Nên ăn rau gì để giảm mỡ máu?

Nên ăn rau gì để giảm mỡ máu?

Ăn quả nho có béo không?

Ăn quả nho có béo không?

Bánh mì ăn có gây béo không?

Bánh mì ăn có gây béo không?

Muốn giảm cân ăn bánh mì được không?

Muốn giảm cân ăn bánh mì được không?

25

Bài viết hữu ích?