Những bệnh nhân có tình trạng mỡ máu cao với lượng cholesterol trong máu tăng, lâu dài sẽ lắng đọng trong thành mạch, thúc đẩy quá trình hình thành mảng xơ vữa, làm mạch máu bị xơ cứng, giảm khả năng giãn nở mỗi khi tim co bóp. Mặt khác, mảng xơ vữa cũng làm hẹp mạch máu, làm tăng nhịp tim, tăng sức co bóp cơ tim, tăng giữ nước trong cơ thể... dẫn đến tăng huyết áp. Hơn nữa, mỡ máu cao còn làm tăng độ nhớt của máu, đây cũng một yếu tố góp phần làm khiến mỡ máu cao có làm tăng huyết áp. Khi bị tăng huyết áp, bệnh nhân sẽ có những tổn thương nội mô mạch máu, khiến các LDL- cholesterol dư thừa bị oxy hóa sẽ dễ dàng xâm nhập, làm nặng nề hơn tình trạng xơ vữa. Có thể thấy mỡ máu cao làm tăng huyết áp sẽ càng thúc đẩy nhanh quá trình xơ vữa động mạch, dẫn đến các bệnh tim mạch như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não và suy thận... Thật vậy, tăng huyết áp là căn bệnh giết người thầm lặng phổ biến khắp toàn cầu. Tuy 90% số người bị tăng huyết áp chưa xác định được nguyên nhân, nhưng nhiều nghiên cứu đã chứng minh được rằng những người mỡ máu cao liên tục là một trong các yếu tố nguy cơ làm tăng huyết áp. Việc khống chế tình trạng mỡ máu cao không để tăng song hành huyết áp là rất cần thiết.
Tình trạng mỡ máu cao liên quan mật thiết với chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Những người ăn nhiều mỡ động vật, phủ tạng động vật, lòng đỏ trứng, các loại sữa toàn phần, bơ, tôm, thịt đỏ, thực phẩm chứa nhiều chất béo, nghiện rượu, bia hoặc những người béo phì, tăng cân sẽ có nguy cơ gặp phải tình trạng mỡ máu cao. Do đó, để hạn chế mỡ máu cao dẫn đến tăng huyết áp, chúng ta nên:
Mỡ máu cao làm tăng huyết áp có nguy cơ để lại hậu quả rất nặng nề như tai biến mạch máu não, hẹp động mạch vành, nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Nếu 1 bệnh nhân vừa có mỡ máu cao vừa có tăng huyết áp sẽ càng ngày càng nguy hiểm nếu không xử trí kịp thời. Do đó, bệnh nhân cần khám bệnh định kỳ để được chỉ định xét nghiệm mỡ máu và tiến hành điều trị dứt điểm khi có biểu hiện tăng huyết áp. Trường hợp đã áp dụng theo chế độ ăn hợp lý, tập luyện đều đặn nhưng chỉ số mỡ máu vẫn không được cải thiện hoặc có cải thiện nhưng không đáng kể, lúc này các bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng thuốc làm giảm mỡ máu với liều dùng thích hợp. Tuy nhiên, vấn đề dùng thuốc gì, liều lượng bao nhiêu, trong bao lâu cần phải được bác sĩ chuyên khoa chỉ định, tuyệt đối không tự động mua thuốc sử dụng khi không có đơn. Khi dùng thuốc giảm mỡ máu cần theo dõi chặt chẽ men gan và một số chỉ số sinh hóa khác. Đối với người mắc bệnh tăng huyết áp, đây là bệnh mạn tính không thể chữa khỏi hoàn toàn. Lúc này việc người bệnh cần làm là kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ, đặc biệt nhất vẫn là điều hòa các chỉ số mỡ máu để góp phần ổn định huyết áp, ngăn ngừa các biến cố trên tim mạch. Đối với bệnh nhân rối loạn mỡ máu kèm tăng huyết áp, lúc này bác sĩ sẽ cần nhắc cho người bệnh sử dụng một số thuốc điều trị để hạ huyết áp và góp phần đưa các chỉ số mỡ máu trở về giới hạn bình thường như: Thuốc lợi tiểu, thuốc ức chế men chuyển, thuốc chẹn kênh canxi, thuốc chẹn beta, các thuốc điều trị mỡ máu cao nhóm statin, nhóm fibrates... Nhắc lại, bệnh nhân cần sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý thay đổi chế độ điều trị mà chưa tham vấn ý yến của người có chuyên môn. Ngoài ra, người bệnh cần thực hiện xét nghiệm máu tổng quát định kỳ để theo dõi sát chỉ số mỡ máu và có hướng xử lý phù hợp, ngăn ngừa biến chứng. Trong trường hợp bạn đang nghi ngờ bản thân mình bị rối loạn mỡ máu hoặc mỡ máu cao thì nên đăng ký xét nghiệm máu ngay tại cơ sở y tế uy tín. Sau khi có kết quả xét nghiệm máu, bác sĩ sẽ có những tư vấn cụ thể về tình trạng sức khỏe và hướng xử lý phù hợp cho bạn.
91
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
91
Bài viết hữu ích?