Zalo

Nên xét nghiệm mỡ máu bao lâu 1 lần?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Mỡ trong máu gồm 3 loại là cholesterol tốt, cholesterol xấu và chất béo trung tính triglyceride. Xét nghiệm mỡ máu là xét nghiệm máu cho phép đánh giá lượng cholesterol và chất béo trung tính có trong máu. Vậy nên xét nghiệm mỡ máu bao lâu 1 lần?

1. Xét nghiệm mỡ máu là gì?

Xét nghiệm mỡ máu (blood lipid test) là 1 xét nghiệm máu có tác dụng đo lượng cholesterol đồng thời phân tích cụ thể từng loại mỡ máu bao gồm Triglyceride, HDL-c (cholesterol tốt), LDL-c (cholesterol xấu)… trong máu. Xét nghiệm này đóng vai trò rất quan trọng và thường được chỉ định thực hiện thường quy với tác dụng nhằm xác định nguy cơ tích tụ mảng chất béo hình thành trong động mạch có thể dẫn đến thu hẹp hoặc tắc nghẽn động mạch hoặc gây ra tình trạng xơ vữa động mạch. Cholesterol là thành phần quan trọng trong máu và xuất hiện trong các mô của cơ thể. Tác dụng của cholesterol đóng vai trò tham gia vào cấu tạo một số hormone, cấu trúc màng tế bào, vận hành chức năng của não nhằm công dụng giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể, dự trữ vitamin và tiền chất tạo vitamin D. Cholesterol chỉ gây hại khi xảy ra tình trạng rối loạn cholesterol nguyên nhân do chỉ số xét nghiệm tăng cao trong máu. Nếu chỉ số xét nghiệm mỡ máu cao thì người bệnh có nguy cơ xơ vữa động mạch dẫn đến đột quỵ, tai biến mạch máu não…

Để biết được nồng độ cholesterol cao hay thấp, bạn cần phải thực hiện xét nghiệm mỡ máu. Nguyên nhân do chỉ số cholesterol toàn phần không thay đổi đáng kể ngay sau khi ăn nên bạn có thể xét nghiệm bất kỳ lúc kỳ thời điểm nào trong ngày mà không cần phải nhịn đói. Ngược lại, chỉ số xét nghiệm Triglycerid thay đổi sau bữa ăn nên phải xét nghiệm máu nếu bạn nhịn đói tối thiểu là 12 giờ. Do xét nghiệm cùng lúc nhiều loại mỡ trong máu nên cần phải lấy máu xét nghiệm vào thời điểm lúc đang đói để có được kết quả xét nghiệm máu phản ánh chính xác tình trạng mỡ máu tăng cao. Trong trường hợp bạn không nhịn đói ít nhất 12 giờ thì kết quả đánh giá tăng mỡ máu sẽ không được chính xác, cụ thể là có sự biến thiên trong hai chỉ số triglycerid và LDL-cholesterol

Xét nghiệm mỡ máu là gì là thắc mắc của nhiều người
Xét nghiệm mỡ máu là gì là thắc mắc của nhiều người

2. Xét nghiệm mỡ máu gồm những gì?

Trong máu tuần hoàn có nhiều loại mỡ bao gồm mỡ đơn thuần hay kết hợp với chất khác thường gặp là kết hợp với protein tạo thành lipoprotein. Xét nghiệm mỡ máu gồm những gì? Trong y học hiện nay, có 4 chỉ số quan trọng khi xét nghiệm mỡ máu cho người bệnh, bao gồm:

  • Cholesterol toàn phần;
  • LDL-cholesterol (LDL-c);
  • HDL-cholesterol (HDL-c);
  • Triglyceride.

Dựa vào những chỉ số xét nghiệm mỡ máu giúp cho bác sĩ điều trị có thể đánh giá tình trạng người bệnh liệu có bị rối loạn mỡ máu hay không, tình trạng rối loạn mỡ máu đang ở mức độ nào, có ảnh hưởng đến các bệnh lý liên quan khác như bệnh đái tháo đường, bệnh lý liên quan đến tim mạch hay tình trạng bệnh xơ vữa động mạch… hay không.

3. Các chỉ số xét nghiệm mỡ máu bình thường

Chất béo không tan trong nước cũng như trong máu, vì thế để di chuyển trong máu dễ dàng, hạn chế kết tụ thì cần kết hợp với lipoprotein. Khi thực hiện xét nghiệm mỡ máu cũng như đánh giá chỉ số mỡ máu, cần dựa trên cả 3 chỉ số tương ứng với 3 chất béo trong máu này. Các chỉ số xét nghiệm mỡ máu bình thường, bao gồm:

  • Chỉ số cholesterol toàn phần thông thường dưới 200 mg/dL.
  • Chỉ số cholesterol LDL thông thường dưới 130 mg/dL.
  • Chỉ số cholesterol HDL thông thường trên 50 mg/dL.
  • Chỉ số Triglyceride thông thường dưới 160 mg/dL.

Khi các chỉ số mỡ máu này của bạn trên chỉ số xét nghiệm mỡ máu bình thường nhưng dưới mức gây hại cho cơ thể, có nguy cơ phát triển bệnh mỡ máu. Như vậy, việc xét nghiệm mỡ máu là xét nghiệm máu cần thiết khi đi khám tổng quát cũng như sàng lọc bệnh ở các đối tượng nguy cơ cao. Kết quả xét nghiệm mỡ máu bình thường chịu ảnh hưởng từ chế độ dinh dưỡng hàng ngày của người bệnh. Nếu như trước khi đi thực hiện xét nghiệm máu mà người bệnh ăn quá nhiều thực phẩm giàu cholesterol như thịt mỡ, da các loại gia cầm, lòng đỏ trứng, thức ăn nhanh… sẽ làm tăng nồng độ cholesterol trong máu dẫn đến kết quả xét nghiệm không chính xác. Ngoài ra, các chỉ số xét nghiệm mỡ máu bình thường có thể cũng bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố khác, cụ thể như:

  • Thời tiết: vào mùa lạnh lượng mỡ máu sẽ cao hơn mùa hè, trường hợp này thường gặp ở những nước ôn đới.
  • Độ tuổi: người nghiện thuốc lá, tuổi cao với nam, nữ trên 45 tuổi thường tăng chỉ số cholesterol trong máu.
  • Bệnh lý mạn tính: người bị tăng huyết áp với chỉ số huyết áp tối đa lớn hơn hoặc bằng 140 mmHg và/ hoặc huyết áp tâm trương lớn hơn 90 mmHg hoặc sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp, bệnh lý về tim mạch và đái tháo đường cũng có mức cholesterol cao hơn.
  • Thuốc: một số loại thuốc an thần, thuốc tránh thai, thuốc chẹn bêta giao cảm, thuốc lợi tiểu nhóm thiazid, thuốc steroid tăng chuyển hóa, … cũng gây ra tăng cholesterol trong máu.

4. Xét nghiệm mỡ máu bao lâu 1 lần?

Việc xét nghiệm mỡ máu bao lâu 1 lần còn tùy thuộc vào độ tuổi, môi trường làm việc, tình trạng sức khỏe hiện tại, tiền sử sức khỏe bản thân và gia đình. Tùy vào độ tuổi khi đến thực hiện xét nghiệm mà thực hiện các loại xét nghiệm sao cho phù hợp, đặc biệt là các xét nghiệm liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tương ứng với độ tuổi. Xét nghiệm mỡ máu một năm mấy lần? Theo các chuyên gia sức khỏe tim mạch khuyến cáo, người từ 20 tuổi trở lên nên đi làm xét nghiệm máu nói chung và xét nghiệm mỡ máu nói riêng ít nhất 5 năm 1 lần. Nếu bạn thuộc nhóm có nguy cơ hoặc đã mắc bệnh, bác sĩ điều trị có thể can thiệp kịp thời giúp điều chỉnh mỡ máu, bảo vệ sức khỏe lâu dài.

Việc xét nghiệm mỡ máu bao lâu 1 lần còn tùy thuộc vào độ tuổi, môi trường làm việc,...
Việc xét nghiệm mỡ máu bao lâu 1 lần còn tùy thuộc vào độ tuổi, môi trường làm việc,...

Những người nguy cơ cao nên xét nghiệm mỡ máu một năm mấy lần? Với các đối tượng thuộc nhóm nguy cơ cao hơn thì bạn nên đi thực hiện xét nghiệm mỡ máu và đi khám sức khỏe tim mạch thường xuyên hơn, tuỳ thuộc từng mặt bệnh có thể xét nghiệm mỡ máu định kỳ 3 tháng, 6 tháng hay 1 năm mỗi lần, cụ thể như sau:

  • Người trên 45 - 50 tuổi.
  • Người ít vận động hoặc những người làm công việc yêu cầu ngồi nhiều trong thời gian dài.
  • Người thừa cân hay bị béo phì.
  • Người mắc bệnh lý liên quan đến tim mạch, đái tháo đường hoặc các bệnh liên quan khác.
  • Người có kết quả xét nghiệm mỡ máu trước đó thuộc nhóm mắc bệnh hoặc nhóm có nguy cơ cao.

Hầu hết những người bị tăng cholesterol trong máu trong giai đoạn đầu và giai đoạn tiến triển đều không xuất hiện dấu hiệu triệu chứng lâm sàng đặc trưng của bệnh rõ rệt, khiến bệnh tiến triển âm thầm và nguy hiểm. Cách duy nhất để phát hiện bệnh sớm hoặc dự phòng nguy cơ mắc bệnh từ khi có nguy cơ phát triển bệnh là thực hiện xét nghiệm mỡ máu. Bên cạnh việc làm xét nghiệm máu HP thì bác sĩ điều trị sẽ thực hiện thêm các chỉ định cận lâm sàng khác kết hợp với triệu chứng lâm sàng bất thường nghi ngờ bệnh lý để chẩn đoán bệnh chính xác hơn. Có thể nói, xét nghiệm máu tổng quát đến chuyên sâu là 1 trong những kỹ thuật thường quy, có thể giúp theo dõi và phát hiện nhiều bệnh lý phổ biến như: gout, mỡ nhiễm máu, gan nhiễm mỡ, đái tháo đường, thừa cân béo phì, đánh giá chức năng gan, thận, tình trạng thừa hoặc thiếu vi chất (như sắt, máu, canxi…). Trong trường hợp bạn đang nghi ngờ bản thân mình gặp các vấn đề sức khỏe, cụ thể là mắc vi khuẩn HP thì nên đăng ký xét nghiệm tại các cơ sở y tế uy tín. Sau khi có kết quả xét nghiệm, bác sĩ điều trị sẽ có những tư vấn  tốt nhất về tình trạng sức khỏe của bạn và hướng xử lý phù hợp.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Cử nhân điều dưỡng Ngô Thị Thảo Hiền xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Xét nghiệm mỡ máu gồm những chỉ số nào?

Xét nghiệm mỡ máu gồm những chỉ số nào?

Bị mỡ máu cao có uống sữa được không?

Bị mỡ máu cao có uống sữa được không?

Vì sao mỡ máu cao có nguy cơ gây đột quỵ?

Vì sao mỡ máu cao có nguy cơ gây đột quỵ?

Trước khi xét nghiệm mỡ máu có cần nhịn ăn?

Trước khi xét nghiệm mỡ máu có cần nhịn ăn?

Người bị mỡ máu cao phải kiêng hoàn toàn chất béo?

Người bị mỡ máu cao phải kiêng hoàn toàn chất béo?

265

Bài viết hữu ích?