Zalo

Trước khi xét nghiệm mỡ máu có cần nhịn ăn?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Xét nghiệm mỡ máu giúp xác định lượng cholesterol và chất béo trong máu. Từ đó đánh giá nguy cơ tích tụ chất béo trong động mạch gây xơ vữa thành mạch và nhiều bệnh lý nội khoa khác. Tuy nhiên, thực tế có nhiều loại xét nghiệm cần người bệnh nhịn ăn trước khi thực hiện, vậy xét nghiệm mỡ máu có cần nhịn ăn không?

1. Xét nghiệm mỡ máu cần làm gì?

Xét nghiệm mỡ máu giúp đánh giá nồng độ cholesterol máu thường được chỉ định cho người bệnh ở độ tuổi trung niên trở lên, có người thân trong gia định bị máu nhiễm mỡ, bệnh nhân thừa cân béo phì hoặc có nguy cơ tim mạch, đái tháo đường, bệnh thận, suy giáp,… Có 4 chỉ số quan trọng trong xét nghiệm mỡ máu cần phải quan tâm gồm có:

  • Cholesterol toàn phần (thường < 130 mg/dl);
  •  LDL- cholesterol;
  •  HDL- cholesterol;
  • Triglyceride.

Những chỉ số này sẽ hỗ trợ cho bác sĩ đánh giá tình trạng người bệnh có bị máu nhiễm mỡ không và ở mức độ như thế nào, có ảnh hưởng tới các bệnh liên quan khác như tim mạch, đái tháo đường, xơ vữa động mạch không?

Xét nghiệm mỡ máu có cần nhịn ăn?
Xét nghiệm mỡ máu có cần nhịn ăn?

2. Trước khi xét nghiệm mỡ máu có cần nhịn ăn không?

Cần phải biết rằng, cholesterol trong máu được hình thành từ 2 nguồn là do gan- ruột tổng hợp và thức ăn được đưa vào cơ thể. Vì vậy, xét nghiệm mỡ máu chịu ảnh hưởng đáng kể bởi chế độ ăn của người bệnh. Nếu trước khi xét nghiệm bữa ăn có quá nhiều thực phẩm giàu cholesterol như lòng đỏ trứng, thịt mỡ, da gà, thức ăn nhanh,… sẽ làm tăng nồng độ cholesterol trong máu dẫn tới sai lệch kết quả. Vì vậy, trước khi thực hiện xét nghiệm mỡ máu cần nhịn ăn tối thiểu 10 giờ và tối đa 14 giờ (vì nhịn lâu cũng có thể làm thay đổi chuyển hoá năng lượng gây tăng triglycerides)

Trước khi xét nghiệm mỡ máu có cần nhịn ăn?
Trước khi xét nghiệm mỡ máu có cần nhịn ăn?

Ngoài ra, còn có một số yếu tố có thể gây ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm mỡ máu gồm có:

  • Thời tiết: Mùa lạnh sẽ khiến mỡ máu cao hơn mùa hè.
  • Độ tuổi: Người lớn tuổi, nghiện thuốc lá có chỉ số cholesterol cao hơn người trẻ tuổi không hút thuốc.
  • Người bị tăng huyết áp hoặc đang dùng thuốc hạ áp, có bệnh tim, đái tháo đường có chỉ số cholesterol cao hơn.
  • Một số loại thuốc an thần, thuốc ngừa thai, thuốc chẹn beta, thuốc lợi tiểu thiazid có thể làm tăng cholesterol trong máu.

3.  Trước xét nghiệm mỡ máu cần làm gì?

Ngoài việc nhịn ăn từ 8-10 tiếng trước khi xét nghiệm mỡ máu thì người bệnh đi xét nghiệm cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Thời điểm xét nghiệm: Thời điểm lấy máu xét nghiệm mỡ máu tốt nhất nên vào buổi sáng vì tuỳ thời gian trong ngày mà nồng độ các chất trong cơ thể cũng có sự thay đổi nhất định.
  • Không hút thuốc lá, uống rượu bia trong thời gian lấy máu, không uống nước có ga quá mức vào đêm trước ngày lấy máu vì có thể làm ảnh hưởng đến chỉ số sinh hoá máu.
  • Uống đủ nước trong ngày để tránh mệt mỏi, mất nước hoặc rối loạn điện giải do nhịn ăn. Ngoài ra, uống đủ nước cũng giúp cơ thể tránh được căng thẳng trước khi làm xét nghiệm.

Có thể nói, xét nghiệm máu tổng quát đến chuyên sâu là 1 trong những kỹ thuật thường quy, có thể giúp theo dõi và phát hiện nhiều bệnh lý phổ biến như: Tiểu đường, gout, mỡ máu, gan nhiễm mỡ, thừa cân béo phì, đánh giá chức năng gan, thận, tình trạng thừa hoặc thiếu vi chất (như sắt, máu, canxi…). Trong trường hợp bạn đang nghi ngờ bản thân mình gặp các vấn đề sức khỏe thì nên đăng ký xét nghiệm tại các cơ sở y tế uy tín, sau khi có kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ có những tư vấn  tốt nhất về tình trạng sức khỏe của bạn và hướng xử lý phù hợp.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Nguyễn Hải Minh xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Nên xét nghiệm mỡ máu bao lâu 1 lần?

Nên xét nghiệm mỡ máu bao lâu 1 lần?

Vì sao cần xét nghiệm Cholesterol toàn phần trước khi thực hiện giảm béo?

Vì sao cần xét nghiệm Cholesterol toàn phần trước khi thực hiện giảm béo?

Xét nghiệm nào trong phòng thí nghiệm có thể phát hiện đột quỵ?

Xét nghiệm nào trong phòng thí nghiệm có thể phát hiện đột quỵ?

Đi khám tổng quát có cần nhịn ăn không và cần nhịn trước bao lâu?

Đi khám tổng quát có cần nhịn ăn không và cần nhịn trước bao lâu?

Các xét nghiệm máu kiểm tra tổng quát quan trọng bạn cần biết

Các xét nghiệm máu kiểm tra tổng quát quan trọng bạn cần biết

42

Bài viết hữu ích?