Zalo

Đi khám tổng quát có cần nhịn ăn không và cần nhịn trước bao lâu?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Một số câu hỏi phổ biến được nhiều người thắc mắc khi khám định kỳ là: “Khám tổng quát có nên ăn sáng không? Khám tổng quát có cần nhịn ăn không?”. Quả thực, việc ăn trước khi thăm khám ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả khám bệnh. Do vậy bài viết sau sẽ giải đáp các thắc mắc trên và đưa ra một số gợi ý chuẩn bị trước khi đi khám.

1. Có những loại xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?

Khám sức khỏe tổng quát định kỳ có vai trò quan trọng trong việc sàng lọc và phát hiện sớm các bệnh tật. Điều này giúp cho bác sĩ có thể đưa ra các phương pháp điều trị kịp thời. Một câu hỏi phổ biến thường được đặt ra là khám tổng quát có cần nhịn ăn không?

Thường thì, quá trình kiểm tra sức khỏe tổng quát bao gồm một số bước như kiểm tra lâm sàng, xét nghiệm cận lâm sàng, siêu âm. Để đạt hiệu quả cao nhất, một số bước khám này sẽ đòi hỏi bệnh nhân phải nhịn ăn. Một số loại xét nghiệm tổng quát yêu cầu nhịn ăn vào buổi sáng là: 

  • Xét nghiệm sắt trong máu;
  • Đánh giá chỉ số đường huyết;
  • Đánh giá chỉ số mỡ máu;
  • Xét nghiệm chức năng gan;
  • Xét nghiệm nồng độ vitamin.
Khám sức khỏe tổng quát nên được thực hiện định kỳ 6 tháng - 1 năm/lần
Khám sức khỏe tổng quát nên được thực hiện định kỳ 6 tháng - 1 năm/lần

2. Cần nhịn ăn bao lâu trước khi khám tổng quát?

Dưới đây là một số gợi ý cho từng dạng xét nghiệm:

2.1. Xét nghiệm sắt trong máu

Xét nghiệm sắt trong máu được thực hiện nhằm chẩn đoán các bệnh lý như: thiếu máu, thiếu sắt hay các vấn đề liên quan khác.

Khi tiêu thụ một số thực phẩm giàu sắt như: gan, thực phẩm từ động vật có vỏ, các loại hạt…thì cơ thể chúng ta sẽ hấp thụ lượng sắt đó. Điều này có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm máu. Vì vậy, để đảm bảo tính chính xác, bác sĩ thường sẽ yêu cầu người bệnh phải nhịn ăn trước khi làm xét nghiệm.

Ngoài ra, trong trường hợp bệnh nhân đang dùng các loại thuốc bổ, vitamin tổng hợp chứa sắt hoặc viên sắt, thì bạn sẽ cần ngừng dùng thuốc ít nhất 24 giờ trước khi thực hiện xét nghiệm máu. 

2.2. Xét nghiệm chỉ số đường huyết

Đây là xét nghiệm nhằm đo lường và đánh giá lượng đường trong máu, từ đó giúp chẩn đoán bệnh tiểu đường

Theo khuyến cáo của bác sĩ, bệnh nhân trước khi làm xét nghiệm từ 8-10 giờ nên nhịn ăn hay nhịn uống (trừ nước lọc) để có thể mang lại kết quả chính xác nhất. 

2.3. Xét nghiệm mỡ máu

Để đánh giá chỉ số mỡ máu trong cơ thể, các bác sĩ thường đánh giá các chỉ số như: cholesterol toàn phần, HDL cholesterol, LDL cholesterol và Triglycerid thông qua xét nghiệm mỡ máu. 

Nhóm đối tượng được khuyến khích thực hiện xét nghiệm mỡ máu định kỳ 5 năm/ lần là những người từ 45 tuổi trở lên, bệnh nhân mắc tiểu đường hay cao huyết áp

Đặc biệt, những người mắc vấn đề về tim mạch cần thường xuyên kiểm tra mỡ máu. Và cũng như các loại xét nghiệm trước đó, xét nghiệm mỡ máu yêu cầu người bệnh phải nhịn ăn trước khi thực hiện để có kết quả chính xác nhất. 

2.4. Xét nghiệm chức năng gan

Xét nghiệm chức năng gan là xét nghiệm được thực hiện để đánh giá chức năng của gan hoặc phát hiện sớm những tổn thương (nếu có). Xét nghiệm này thường được chỉ định cho những người nghiện rượu, sụt cân không rõ nguyên nhân hoặc đã mắc các bệnh về gan và đang được điều trị. 

Xét nghiệm mỡ máu, chức năng gan, đường huyết là một trong những đánh giá phổ biến nhất
Xét nghiệm mỡ máu, chức năng gan, đường huyết là một trong những đánh giá phổ biến nhất

2.5. Xét nghiệm nồng độ Vitamin

Đây là xét nghiệm dùng để đánh giá xem cơ thể có thiếu các loại vitamin quan trọng hay không. Trước khi tiến hành xét nghiệm này, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh không ăn uống gì trong 8-12 giờ và chỉ được uống nước lọc. Để có kết quả chính xác nhất, trong vòng 24 giờ trước khi lấy mẫu xét nghiệm, người bệnh không nên sử dụng bất kỳ loại vitamin và khoáng chất nào. 

Ngoài các xét nghiệm đã đề cập, một số kỹ thuật chẩn đoán nội soi dạ dày, nội soi đại tràng cũng yêu cầu người bệnh không ăn uống ít nhất 10 tiếng trước đó. 

3. Những điều cần lưu ý trước khi khám tổng quát

Để khám sức khỏe tổng quát hiệu quả, ra kết quả chính xác hơn, có một số điều bạn cần chú ý khi thực hiện bài kiểm tra này là:

  • Nhịn ăn tối thiểu 6 tiếng trước khi khám, chỉ uống nước lọc. (Thông tin cụ thể cho từng loại xét nghiệm tham khảo mục trên);
  • Không hút thuốc lá và dùng rượu bia ít nhất là từ buổi tối trước ngày đi khám;
  • Nếu đang dùng thuốc huyết áp và tim mạch, bạn có thể duy trì dùng thuốc;
  • Nếu bạn đang dùng thuốc đái tháo đường, ngày đi khám bạn cần ngưng sử dụng thuốc;
  • Khi khám phụ khoa, phụ nữ không dùng thuốc đặt âm đạo, thụt rửa hay quan hệ tình dục trong 2 ngày trước khi đi khám;
  • Khi đi khám, nên mặc quần áo thoải mái rộng rãi. Nên mặc áo tay ngắn có thể kéo lên được để đo huyết áp và dễ lấy máu hơn;
  • Nếu bị tật khúc xạ, bạn nên đem theo mắt kính, không nên đeo kính áp tròng;
  • Nếu nội soi dạ dày hay đại trực tràng thì 1 ngày trước khi đi khám bạn chỉ nên dùng các loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa, hạn chế thực phẩm cứng, nhiều chất xơ; không ăn hay uống nước trái cây có màu đỏ, cam hay tím;
  • Khi đi khám bạn nên mang theo kết quả khám bệnh gần nhất và đơn thuốc đang sử dụng;
  • Trước ngày đi khám nên ngủ đầy đủ, tránh việc thiếu ngủ gây ra kết quả khám không chính xác. Bạn cũng nên giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng hay sợ hãi. 

Điều quan trọng nhất là bạn cần trao đổi thẳng thắn, cởi mở với bác sĩ về các vấn đề sức khỏe của mình. Ngay cả các chủ đề về tình dục, vấn đề về tinh thần hay lạm dụng chất. Điều này sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán và đưa ra phương án điều trị phù hợp nhất cho bạn.

Khám sức khỏe tổng quát định kỳ đã và đang trở thành 1 thói quen tốt của nhiều người, giúp họ dự phòng bệnh tật và nâng cao sức khỏe. Trước khi đi khám, việc chuẩn bị một số thông tin như trên sẽ giúp bạn có 1 kỳ kiểm tra sức khỏe thuận lợi và hiệu quả hơn.

Nguồn tham khảo: medicalofficesofmanhattan.com, umcclinic.com.vn, 

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Hồ Giáng My xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Cha mẹ có nên khám tổng quát cho trẻ nhỏ không?

Cha mẹ có nên khám tổng quát cho trẻ nhỏ không?

Chăm sóc sức khỏe chủ động là gì và vì sao nó quan trọng?

Chăm sóc sức khỏe chủ động là gì và vì sao nó quan trọng?

Chỉ số men gan của người bình thường là bao nhiêu?

Chỉ số men gan của người bình thường là bao nhiêu?

Khi khám tổng quát có khám phụ khoa không? Khám phụ khoa tổng quát gồm những gì?

Khi khám tổng quát có khám phụ khoa không? Khám phụ khoa tổng quát gồm những gì?

Các xét nghiệm máu kiểm tra tổng quát quan trọng bạn cần biết

Các xét nghiệm máu kiểm tra tổng quát quan trọng bạn cần biết

76

Bài viết hữu ích?