Theo bác sĩ, cốt lõi của các biện pháp chăm sóc sức khỏe chủ động là sự trao đổi liên tục giữa người bệnh và nhân viên y tế nhằm mục đích theo dõi tích cực các tình trạng bệnh lý để ngăn ngừa các trường hợp khẩn cấp gây đe dọa tính mạng. Khi bác sĩ giữ mối liên hệ thường xuyên với bệnh nhân nguy cơ về tình trạng sức khỏe, các bệnh hiện mắc và phác đồ điều trị, đồng thời đưa ra khuyến cáo về các biện pháp phòng ngừa, thì đó là họ đang thực hiện biện pháp chăm sóc sức khỏe chủ động.
Chăm sóc sức khỏe chủ động là dịch vụ chăm sóc sức khỏe được cá nhân hóa nhằm mục đích hỗ trợ nhân viên y tế cũng như bệnh nhân có giải pháp phòng ngừa và kiểm soát bệnh tật một cách toàn diện hơn.
Những bệnh nhân không cảm thấy bản thân có bệnh có thể quên đi việc kiểm tra sức khỏe định kỳ, không uống thuốc, lười tập thể dục hoặc duy trì một chế độ ăn thiếu lành mạnh. Khi đó các bác sĩ cần thường xuyên kiểm tra sức khỏe của họ, thông qua đó giúp mối liên hệ giữa người bệnh và nhân viên y tế gắn bó hơn, người bệnh sẽ xem bác sĩ là đối tác đáng tin cậy và phản hồi tích cực những lời nhắc nhở hoặc cảnh báo từ bác sĩ. Và những vấn đề này sẽ hỗ trợ đắc lực để đạt hiệu quả chăm sóc sức khỏe chủ động ở mức tốt nhất.
Nếu thực hiện đúng cách, biện pháp chăm sóc sức khỏe chủ động sẽ cho phép người bệnh được quan tâm một cách toàn diện bằng cách theo dõi những thay đổi trong lối sống, khuyến khích người bệnh tự giám sát bản thân và chia sẻ những vấn đề bất thường, đồng thời lên lịch tái khám ngoại trú và xét nghiệm theo dõi. Chăm sóc sức khỏe chủ động sẽ tạo dựng được niềm tin của bệnh nhân với bác sĩ để các lần tái khám ngoại trú đạt hiệu quả cao hơn.
Không giống như chăm sóc sức khỏe chủ động, các biện pháp chăm sóc truyền thống (hay bị động hoặc chăm sóc kiểu phản ứng) chỉ giải quyết các bệnh lý khi các triệu chứng đã xuất hiện hoặc trở nên nghiêm trọng. Các biện pháp chăm sóc truyền thống sẽ không ưu tiên vấn đề phòng ngừa các bệnh mãn tính ở giai đoạn đầu, qua đó khiến các kế hoạch chăm sóc bị chậm trễ và gây tốn kém nhiều hơn do bệnh nhân đã ở giai đoạn bệnh nặng hoặc nguy kịch. Đại dịch COVID đã khiến việc chăm sóc sức khỏe chủ động trở thành tâm điểm chú ý, từ đó truyền cảm hứng cho ngành y tế để dần chuyển hướng sang mô hình chăm sóc cá nhân hóa này.
Hàng năm, người Mỹ chi khoảng 3 nghìn tỷ USD cho việc chăm sóc sức khỏe, và phần lớn trong số đó dành cho việc điều trị các bệnh lý mãn tính như đái tháo đường, bệnh tim mạch, COPD và rối loạn sức khỏe tâm thần. Thay vì chi trả chi phí cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe chủ động có chất lượng cao, đa phần chúng ta lại dành ra phần lớn tiền bạc cho các bệnh pháp chăm sóc sức khỏe mang tính phản ứng tức thời nhằm cứu sống tính mạng, trong khi đa phần các tình trạng bệnh lý trong số đó là có thể tránh được bằng cách giám sát chủ động.
Thắc mắc thế nào là chăm sóc sức khỏe chủ động đã được giải đáp, câu hỏi đặt ra tiếp theo là tại sao phải chăm sóc sức khỏe chủ động. Theo đó, việc chuyển đổi hoàn toàn từ các biện pháp truyền thống sang chăm sóc sức khỏe chủ động một cách nhất quán và nghiêm ngặt sẽ giúp bác sĩ phát hiện và giải quyết sớm các yếu tố nguy cơ hoặc rối loạn chức năng ở các nhóm dân cư khác nhau, qua đó giúp cải thiện kết quả và cứu sống nhiều người bệnh hơn.
Những mục tiêu của biện pháp chăm sóc sức khỏe chủ động có thể bị hiểu lầm là tốn kém so với mô hình phản ứng truyền thống, tuy nhiên các bác sĩ lại cho biết lợi ích của biện pháp này như sau:
Theo bác sĩ, chăm sóc sức khỏe dần trở thành một mối quan tâm lớn của các tất cả mọi người trong bối cảnh tỷ lệ các bệnh mãn tính không lây nhiễm có xu hướng tăng cao tại Việt Nam. Bộ Y tế Việt Nam thống kê trong năm 2019, các bệnh không lây nhiễm chiếm đến 73.7% tổng gánh nặng bệnh tật và tử vong trên toàn quốc. Trong đó, các bệnh lý tim mạch, đái tháo đường, ung thư… đang có xu hướng trẻ hóa.
Mỗi người sẽ có một thể trạng khác nhau nên việc chăm sóc sức khỏe sẽ trở nên khó khăn hơn. Trẻ nhỏ thuộc nhóm đối tượng có sức khỏe đề kháng kém, trong khi đó người cao tuổi lại có nguy cơ mắc nhiều bệnh lý nền nguy hiểm.
Do đó, bất kỳ đối tượng hay độ tuổi nào cũng cần được chăm sóc sức khỏe chủ động với xu hướng cá nhân hóa và phù hợp với đặc điểm bệnh tật của họ.
Hiện nay, liệu pháp tái tạo năng lượng được nhiều người tin tưởng, giúp bổ sung vitamin cho toàn bộ cơ thể, chống lại sự mệt mỏi, cải thiện tinh thần, trẻ hóa não bộ và tăng cường năng lượng nhanh chóng từ cấp độ tế bào. Phương pháp này được thực hiện bằng cách truyền tĩnh mạch vi hoạt chất (bao gồm: Chất lỏng, chất điện giải, vitamin, chất chống oxy hóa và axit amin cùng dung dịch truyền độc quyền) giúp bổ sung toàn diện vitamin, axit amin và thúc đẩy glutathione để có sức khỏe cho toàn bộ cơ thể. Nhờ đó bạn sẽ nhanh chóng lấy lại năng lượng tích cực và thoát khỏi tình trạng căng thẳng, stress kéo dài.
Tài liệu tham khảo: Welkinhealth.com
201
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
Muốn sống khỏe, sống lâu: Cần theo dõi, khám sức khỏe định kỳ như thế nào cho hiệu quả?
Cách chăm sóc sức khỏe chủ động để phòng ngừa bệnh mãn tính
Các nguyên nhân nào dẫn đến bệnh rối loạn chuyển hóa ở người
Bệnh rối loạn chuyển hóa đường là gì và tác động của nó tới sức khỏe?
Rối loạn chuyển hóa đồng là bệnh gì? Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị?
201
Bài viết hữu ích?