Zalo

Tương lai của đại dịch COVID-19 sẽ thế nào?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Chúng ta đã trải qua 3 năm cùng chiến đấu và chung sống với đại dịch COVID. Ngày nay, với sự phủ rộng của vắc-xin và thuốc điều trị, số ca nhiễm COVID-19 đang giảm dần và ngày càng có nhiều nghiên cứu giúp chúng ta hiểu rõ hơn về virus. Tuy nhiên, nhiều người vẫn đang đặt câu hỏi khi nào kết thúc đại dịch COVID?

1. Khi nào kết thúc đại dịch COVID-19?

Hiện nay, mặc dù biến thể Omicron vẫn còn tồn tại, nhưng chúng ta đang ở trong thời kỳ tốc độ lây truyền bệnh COVID-19 nhìn chung đã thấp hơn. Tiêm chủng rộng rãi và các phương pháp điều trị bằng thuốc kháng vi-rút cũng như tỷ lệ miễn dịch cộng đồng cao đã phần nào ngăn chặn được COVID-19. Tuy nhiên, có 1 thực tế là COVID-19 này sẽ không biến mất. 

Thế giới đã vượt qua được tình trạng khẩn cấp, nhưng chúng ta phải luôn luôn trên tinh thần sẵn sàng đề ra chiến lược để thực sự quản lý bất cứ điều gì mà đại dịch COVID-19 sẽ chuyển biến trong tương lai. Rất có khả năng nó sẽ thay đổi hoặc trở thành 1 loại virus theo mùa, tương tự như các loại virus corona khác. Kể cả khi số ca nhiễm bệnh trong khu vực đang giảm dần, bệnh nhân và nhân viên y tế vẫn tiếp tục phải chịu những tác động lâu dài của bệnh, bao gồm cả sức khỏe, tinh thần và cảm xúc. 

Vậy đại dịch COVID khi nào kết thúc?

đại dịch COVID
Điều quan trọng mà chúng ta cần nhớ là virus gây đại dịch COVID sẽ không biến mất

Đầu tiên, điều quan trọng là chúng ta phải hiểu sự khác biệt giữa đại dịch và dịch bệnh. Dịch bệnh là sự lây lan của 1 căn bệnh vượt xa tầm kiểm soát trong một thời gian và một địa điểm nhất định. Trong khi đó, đại dịch là 1 bệnh dịch lan rộng khắp các châu lục và cả những khu vực khác nhau trên thế giới. 

COVID là 1 loại virus mới khiến mọi thứ trở nên phức tạp, do đó không ai có thể khẳng định được COVID khi nào kết thúc. Tuy nhiên, hiện tại có thể xem là giai đoạn “hậu đại dịch”, vì virus không ảnh hưởng đến chúng ta nhiều như năm 2020 và 2021. Điều này có được là nhờ những nỗ lực trong chẩn đoán, điều trị và ngăn ngừa triệu chứng COVID-19, cùng với đó loài người đang có khả năng miễn dịch cộng đồng sau khi rất nhiều người bị phơi nhiễm và nhiễm virus.

Các chuyên gia cho rằng, việc tuyên bố đại dịch “kết thúc” còn cần 1 bước tiến dài. Thay vào đó, chúng ta đang chuyển sang tình trạng sống cùng dịch bệnh, tốt nhất nên xem COVID-19 là 1 “bệnh nhiễm trùng lâu dài” ở cả người và động vật, điều nên làm là tiếp tục cập nhật vắc-xin, không được mất cảnh giác và không nên cho rằng đại dịch không còn tồn tại nữa. Cho dù số ca mắc COVID-19 đang giảm xuống, nhưng tác động vô hình của đại dịch sẽ tiếp tục xuất hiện trong những năm tới. 

đại dịch COVID
Không có một hệ thống y tế nào dám khẳng định mình vững mạnh và có thể sẵn sàng ứng phó với những thay đổi của đại dịch COVID 

2. Điều gì khiến bạn lo lắng về đại dịch COVID-19? 

Virus gây bệnh COVID-19 đã trở thành 1 trong những loại virus đường hô hấp chính ảnh hưởng đến nhân loại trên toàn cầu. Ngành y tế sẽ phải cố gắng hết sức để truyền đạt và nhấn mạnh với mọi người rằng những loại virus này sẽ không biến mất, chúng ta cần tiếp tục cảnh giác: "Đừng quên rằng vẫn có người chết vì virus này hàng ngày”. 

Theo số liệu thống kê, COVID-19 đã giết chết hơn 1 triệu người Mỹ và hơn 6,8 triệu người trên toàn cầu, hiện nay dù tỷ lệ tử vong đã giảm, nhưng chúng vẫn chưa thực sự dừng lại. Qua đại dịch này, chúng ta thấy rằng KHÔNG có một hệ thống y tế nào dám khẳng định mình vững mạnh và có thể sẵn sàng ứng phó với những thay đổi của COVID-19 hoặc nếu một dịch bệnh hoặc đại dịch khác xuất hiện trong tương lai.

Những thách thức như thiếu hụt nhân sự và điều kiện làm việc nguy hiểm đã dẫn đến các vấn đề liên quan đến sức khỏe tâm thần và sự kiệt sức của các nhân viên y tế, điều này gây ra sự sụt giảm về lực lượng lao động chăm sóc sức khỏe. Cuộc khủng hoảng COVID-19 đã thay đổi quan điểm của thế giới, hệ lụy có khả năng sẽ xảy ra đối với thế hệ sau. Đối với nhiều người, 3 năm qua là một ví dụ điển hình về mức độ mong manh của hệ thống chăm sóc sức khỏe của chúng ta. 

Chúng ta đã chi quá nhiều tiền cho chăm sóc sức khỏe, nhưng chỉ một phần nhỏ trong số đó dành cho các nỗ lực phòng chống dịch bệnh. Nếu chúng ta chi tiêu nhiều hơn cho việc phòng ngừa, thì có lẽ sẽ có ít người chết vì COVID hơn? 

COVID-19 chắc chắn đã đưa ra ánh sáng những sai sót lớn, nhỏ trong hệ thống chăm sóc sức khỏe và dạy cho chúng ta những bài học đắt giá. Tuy nhiên vẫn có những điều đáng tự hào cần được vinh danh: Từ sự hỗn loạn và áp lực của đại dịch, ngành y đã “thần tốc” tìm ra phương pháp điều trị nhờ kháng thể đơn dòng và vắc-xin mRNA. 

Ngày nay, bạn hoàn toàn có thể tự nâng cao sức đề kháng của mình bằng cách truyền tăng đề kháng hoặc siêu miễn dịch. Sự kết hợp của vitamin C liều cao, kẽm, chất chống oxy hóa và các vi hoạt chất được truyền vào cơ thể theo đường tĩnh mạch sẽ giúp bạn làm sạch cơ thể, tăng cường hệ thống miễn dịch, tái tạo sức khỏe từ cấp độ tế bào và phục hồi sau bệnh tật nhanh hơn. Chủ động nâng cao hệ miễn dịch và tăng cường sức khỏe là cách phòng ngừa Covid-19 hiệu quả.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Dược sĩ Đỗ Mai Thảo xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Các biến thể COVID-19 mới có gì đặc biệt?

Các biến thể COVID-19 mới có gì đặc biệt?

Hướng dẫn cập nhật để phòng tránh COVID hiệu quả nhất

Hướng dẫn cập nhật để phòng tránh COVID hiệu quả nhất

Béo phì và COVID tác động đến nhau thế nào?

Béo phì và COVID tác động đến nhau thế nào?

Người thừa cân mắc Covid có nguy hiểm hơn và dễ tử vong hơn không?

Người thừa cân mắc Covid có nguy hiểm hơn và dễ tử vong hơn không?

COVID tăng trở lại: Có cần chủ động tiêm lại vắc xin covid không?

COVID tăng trở lại: Có cần chủ động tiêm lại vắc xin covid không?

30

Bài viết hữu ích?