Zalo

Các biến thể COVID-19 mới có gì đặc biệt?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Dịch bệnh COVID-19 luôn có diễn biến mới khó lường. Các biến thể COVID-19 liên tục xuất hiện với những biểu hiện không rõ ràng. Theo thống kê, có khá nhiều các biến thể Covid đã được phát hiện và dịch bệnh có xu hướng bùng phát mạnh.
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Vũ Thế Khương - Bác sĩ Chẩn đoán hình ảnh

1. Covid có mấy biến thể?

Trong suốt quá trình phòng chống và điều trị cho bệnh nhân COVID-19, các nhà nghiên cứu đã phát hiện và gọi tên được rất nhiều các biến thể COVID-19. Biến thể COVID-19 mới 2023 cũng bắt đầu xuất hiện làm cho mọi người khó phòng tránh và bị phản ứng phụ cũng nặng hơn.

Ngày càng xuất hiện các biến thể covid 

Các biến thể COVID-19 thống kê được gồm có:

  • Biến thể COVID ALPHA: Biến thể alpha được phát hiện cuối năm 2020 ở Vương Quốc Anh. Bệnh nhân mắc COVID-19 đều có biểu hiện viêm đường hô hấp và sốt.
  • Biến thể COVID BETA: Cùng thời điểm xuất hiện của biến thể alpha, các nước Nam Phi đã xuất hiện biến thể beta. Trong giai đoạn này, 2 quốc gia khác nhau phát hiện 2 biến thể COVID-19 khiến cho tình trạng y tế bắt đầu rơi vào quá tải.
  • Biến thể COVID GAMMA: Sang đầu năm 2021, biến thể gamma được phát hiện tại Brazil. Lúc này tinh thần phòng bị của các nước bắt đầu tăng cao. Tuy nhiên, tốc độ lây lan của biến chủng mới khá nhanh và khó có thể ngăn cản so với những biến chủng ban đầu được phát hiện.
  • Biến thể COVID DELTA: Delta xuất hiện tại Ấn độ cùng giai đoạn của alpha và beta. Tuy nhiên, khi delta lan rộng thì đã trở thành mối nguy hiểm toàn cầu và được các thông tin truyền thông liên tục nhắc tên để cảnh báo mọi người cẩn thận
  • Biến thể COVID OMICRON: Đến tháng 11/ 2021, biến thể COVID omicron được phát hiện lần đầu ở Nam Phi. Đây là quốc gia 2 lần công bố có biến thể COVID mới xuất hiện. Do đó, sự siết chặt về y tế càng được chú trọng để tránh lây lan dịch bệnh và ảnh hưởng đến nhiều người. Biến thể COVID omicron có sức lây lan rộng và nhiều biến chứng nguy hiểm hơn. Do vậy, thời điểm phát hiện biến thể này các cơ quan y tế đã dồn hết lực để ngăn chặn và phòng tránh. 

Sau khi nghiên cứu đánh giá về biến thể COVID-19, các nhà khoa học thấy rằng, mỗi biến thể đều sinh ra cơ chế di truyền. Bản thân mỗi biến thế sẽ thừa hưởng những di truyền trước khi chuyển đổi protein và axit amin. Do đó, mức độ nguy hiểm tăng lên ở những biến thể COVID-19 được phát hiện muộn. Ngoài những biến thể trên, có 1 vài biến thể khác được phát hiện rải rác ở các quốc gia như:

  • Biến thể Epsilon;
  • Biến thể Zeta;
  • Biến thể Eta;
  • Biến thể Lota;
  • Biến thể Theta;
  • Biến thể Kappa;
  • Biến thể Lambda;
  • Biến thể Mu.

2. Biến thể COVID Xbb mới có gì đặt biệt?

Biến thể COVID xbb được phát hiện ở Singapore, tuy nhiên không thể khẳng định đây là quốc gia đầu tiên biến thể xuất hiện này. Theo nghiên cứu, biến thể Kraken cùng biến thể Xbb luôn cùng nhau tồn tại và tiếp tục sinh ra biến thể nguy hiểm khác. 

Biến thể COVID xbb được phát hiện ở Singapore 

Theo các thông tin thu thập, tổ chức y tế thế giới WHO đã cho rằng biến thể Xbb 1.5 là biến thể phụ của omicron, đồng thời có mức lan rộng trong công đồng ở thời gian ngắn.

Tỷ lệ bệnh nhân mắc biến thể Xbb tăng nhanh và khó lường hơn các biến chủng cũ. Do đó, các nhà nghiên cứu muốn đi sâu phân tích hơn để làm rõ con vi rút này. 

Các nghiên cứu vẫn chưa tìm ra bằng chứng biến thể Xbb gây ra biểu hiện nặng hơn omicron. Tuy nhiên, sự thay đổi của biến thể luôn khiến các cơ quan cùng mọi người e ngại. Tuy không chứng minh chính xác độ nặng của biến thể COVID-19 mới nhưng những các ca nhập viện do nhiễm trùng và tử vong vẫn không ngừng tăng lên. 

Sự xuất hiện của các biến thể COVID đã làm cho các nhà nghiên cứu cần dồn nhiều thời gian hơn để sớm phát hiện loại thuốc điều trị chúng. Theo như nghiên cứu, vắc xin COVID-19 bắt đầu có dấu hiệu khả quan để điều trị và chống tử vong cho người bệnh. Tuy nhiên, cần có thêm các kết quả thực tế để đưa ra kết luận. 

Các chuyên gia vẫn cho rằng cơ thể suy nhược hay hệ miễn dịch kém là nguyên nhân khiến cho tình trạng lây lan của virus tăng nhanh. Đặc biệt là những người cao tuổi có nhiều bệnh nền sẽ dễ bị xâm nhập và ảnh hưởng nghiêm trọng hơn. Do vậy, giữ gìn sức khỏe và rèn luyện để nâng cao sức đề kháng là yếu tố hàng đầu trong công cuộc phòng chống COVID-19.

Hiện nay, bạn có thể lựa chọn phương pháp truyền tăng cường sức đề kháng để giúp làm sạch cơ thể, tăng cường hệ thống miễn dịch, tái tạo sức khỏe từ cấp độ tế bào. Phương pháp này được thực hiện bằng cách truyền vào tĩnh mạch các vi hoạt chất gồm vitamin C liều cao, kẽm và chất chống oxy hóa. Chủ động nâng cao hệ miễn dịch và tăng cường sức khỏe là cách phòng ngừa các biến chủng mới Covid-19 hiệu quả, an toàn hiện nay.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Bác sĩ Vũ Thị Quỳnh Chi xem thêm bài viết cùng tác giả
Bác sĩ Vũ Thế Khương

BS.Vũ Thế Khương

Drip Hydration Hồ Chí Minh - Cơ sở 200A Cao Thắng

Chi tiết Đăng ký tư vấn
xem thêm
Tương lai của đại dịch COVID-19 sẽ thế nào?

Tương lai của đại dịch COVID-19 sẽ thế nào?

Hướng dẫn cập nhật để phòng tránh COVID hiệu quả nhất

Hướng dẫn cập nhật để phòng tránh COVID hiệu quả nhất

Béo phì và COVID tác động đến nhau thế nào?

Béo phì và COVID tác động đến nhau thế nào?

Người thừa cân mắc Covid có nguy hiểm hơn và dễ tử vong hơn không?

Người thừa cân mắc Covid có nguy hiểm hơn và dễ tử vong hơn không?

COVID tăng trở lại: Có cần chủ động tiêm lại vắc xin covid không?

COVID tăng trở lại: Có cần chủ động tiêm lại vắc xin covid không?

23

Bài viết hữu ích?