Zalo

Hướng dẫn cập nhật để phòng tránh COVID hiệu quả nhất

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Tiêm vắc-xin phòng Covid là giải pháp được nhiều nước trên thế giới sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, phòng tránh Covid cần kết hợp nhiều biện pháp khác để ngừa lây nhiễm. Sau đây là những biện pháp phòng ngừa Covid cần chú ý để kiểm soát và phòng dịch hiệu quả hơn.

1. Cách phòng ngừa Covid lan rộng đến nhiều nơi

Hiện nay, đại dịch Covid đã lan rộng và có ảnh hưởng đến nhiều quốc gia trên thế giới. Trong nhiều năm đại dịch hoành hành, các quốc gia đã phân tích và công bố một số phương pháp phòng tránh Covid giúp người dân giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh gồm:

  • Tiêm vắc-xin phòng Covid theo yêu cầu của các chuyên gia y tế;
  • Tránh đi lại ở nơi có mật độ người cao và khó giữ khoảng cách;
  • Khoảng cách giảm lây nhiễm của vi rút theo nghiên cứu là từ 2 mét;
  • Đeo khẩu trang mỗi khi ra ngoài để ngăn ngừa bụi bẩn , vi khuẩn và vi rút trong không khí;
  • Vệ sinh tay thường xuyên để loại bỏ vi khuẩn lây bệnh;
  • Giữ sạch sẽ không gian sống bằng cách vệ sinh và khử khuẩn;
  • Giữ cho nơi ở thoáng mát không kín gió tránh vi khuẩn vi rút tích tụ sinh sôi.

Trong các giải pháp được đề cập cho phòng tránh Covid, đeo khẩu trang có lẽ là cách phòng tránh chủ động nhất. Với các môi trường không phải là nhà riêng, khẩu trang sẽ hạn chế được vi rút tiếp xúc đến cơ thể đặc biệt là tai mũi miệng… Con đường lây nhiễm vi rút covid phổ biến là mũi, miệng, mắt và tay. Do vậy, bảo vệ các bộ phận có nguy cơ lây nhiễm và truyền bệnh là cách được sử dụng để giảm nguy cơ vi rút xâm nhập tốt nhất ở thời điểm hiện tại. Ngoài ra, bao phủ vắc xin tăng miễn dịch cộng đồng sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh và kháng vi rút tốt hơn.

Tiêm vắc-xin phòng Covid là giải pháp được nhiều nước trên thế giới sử dụng rộng rãi
Tiêm vắc-xin phòng Covid là giải pháp được nhiều nước trên thế giới sử dụng rộng rãi

2. Phòng tránh Covid qua biểu hiện bất thường của cơ thể

Biểu hiện hay triệu chứng của căn bệnh là cơ sở giúp cho bác sĩ lẫn bệnh nhân chủ động trong điều trị. Ngoài tìm hiểu Covid phòng tránh thế nào thì nắm rõ biểu hiện của bệnh sẽ giúp người bệnh sớm phát hiện hoặc loại trừ nguy cơ mắc bệnh để sớm có thể đưa ra cách phòng ngừa Covid cho mọi người xung quanh. Hiện nay, Covid-19 thường gây ra đau nhức vùng đầu, cổ hay toàn thân có thể kèm theo mệt mỏi hoặc sốt. Do đó, khi có biểu hiện mệt mỏi người bệnh nên chủ động làm kiểm tra bằng kit test để loại trừ nguy cơ nhiễm Covid. Đôi khi kit test gặp vấn đề về kết quả nên dẫn đến báo bệnh giả. Điều này không thường xuyên xảy ra nhưng vẫn cần lưu ý. Bệnh nhân nên tự kiểm soát bản thân để tránh lây nhiễm và nhanh chóng liên hệ cho cơ quan y tế để kiểm tra xác nhận nguy cơ mắc bệnh và tránh lây vi rút cho bệnh nhân khác cùng bác sĩ.

3. Phương pháp ngăn chặn lây nhiễm cho người khỏe mạnh

Phòng tránh Covid cho người khỏe mạnh sẽ giúp giảm thiểu sự lây nhiễm của loài vi rút này ra cộng đồng. Với một bệnh nhân xác định nhiễm Covid-19 nên thực hiện cách ly và phòng tránh dùng chung đồ với người thân để vi rút được phong tỏa. Do đó, cần thực hiện các hành động sau để phòng tránh Covid lây nhiễm rộng trước khi phát hiện bệnh:

  • Che miệng khi hắt hơi;
  • Giấy lau nên được bỏ thùng rác hoặc trong túi buộc cẩn thận;
  • Tránh tiếp xúc gần với bất kỳ ai;
  • Đeo khẩu trang và không lại gần ai khi đến nơi công cộng;
  • Hạn chế đến nơi tụ tập đông đúc;
  • Luôn giữ khoảng cách ít nhất 2 mét với mọi người;
  • Thường xuyên vệ sinh tay sạch sẽ bằng dung dịch có tính sát khuẩn;
  • Không chạm tay lên mặt đặc biệt là các khu vực mắt, mũi, miệng.

Bên cạnh đó, với mỗi gia đình vệ sinh tổng quát các phòng sẽ hạn chế vi rút sinh sôi. Dù là phòng người bệnh hay người khỏe cũng nên được làm sạch đồng thời khử trùng bằng cồn để hạn chế tối đa sự tấn công của vi rút.

4. Giãn cách trong không gian khi di chuyển ở nơi công cộng hoặc phạm vi nguy hiểm

Giãn cách xã hội hay cách ly có ý nghĩa quan trọng với phòng tránh Covid. Một căn bệnh lây qua không khí thì giữ cho bầu không khí trong lành ở một phạm vi rộng sẽ được ưu tiên. Vì thế, mỗi người nên có khoảng cách an toàn để tránh vi rút lan rộng qua không khí xâm nhập vào cơ thể.  

Vấn đề tạo khoảng cách khi giao tiếp không hoàn toàn phòng tránh nguy cơ gây bệnh. Tuy nhiên, nguy cơ lây nhiễm và biểu hiện sẽ được giảm nhẹ tối đa cho người bệnh.  

Giãn cách từ 2 mét nên áp dụng để giảm tiếp xúc giữa mọi người tránh cho mầm bệnh lây qua lại. Thêm vào đó, bệnh nhân Covid được phát hiện hay đang nghi ngờ cần chủ động cách ly bản thân với mọi người xung quanh để khoanh vùng điều trị nhanh chóng. Phương pháp cách ly hay giãn cách được cho là mang lại hiệu quả khá tốt. Trong quá trình cách ly người bệnh sẽ điều trị loại bỏ và ngăn không cho virus tấn công những đối tượng gần đó. Ngoài ra, thay vì gặp trực tiếp thì lựa chọn liên lạc trực tuyến cũng được áp dụng nhiều hơn để giúp cho tiếp xúc gần giảm tối đa.  

Che miệng khi hắt hơi là một trong những cách phòng tránh covid lây nhiễm rộng
Che miệng khi hắt hơi là một trong những cách phòng tránh covid lây nhiễm rộng

Không chỉ là ở Việt Nam mà các nước Châu Âu cũng ra sức tìm cách phòng tránh Covid bằng phương pháp giảm tiếp xúc. Những biện pháp phòng tránh thông qua cách ly hay giãn cách xã hội được biết đến là:

  •  Đóng cửa các cơ quan hành chính để giảm tụ tập nơi đông đúc.
  • Đóng cửa trường hợp và quán ăn hay mô hình kinh doanh thường có nhiều người tụ tập.
  • Gia tăng làm việc thông qua máy tính và internet.
  • Hạn chế khách du lịch lưu trú và đi lại giữa các quốc gia.
  • Trong mỗi gia đinh có sự giới hạn về số người ở trong phạm vi diện tích
  • Giảm tối đa các cuộc họp cần tụ tập đông đúc.
  • Giảm di chuyển tối đa cho mọi người.
  • Hạn chế ra khỏi nhà trừ khi cần mua sắm theo nhu cầu.

Các biện pháp phòng tránh nhằm giữ khoảng cách và giảm mật độ người trên những khu vực công cộng. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là giải pháp tạm thời và cần xem xét vì sẽ ảnh hưởng đến nhiều ngành và lĩnh vực.

5. Dùng khẩu trang để phòng tránh Covid

Khẩu trang y tế được sử dụng phẫu thuật và có thể bảo vệ bác sĩ khỏi nhiều yếu tố gây bệnh khi thực hiện nhiệm vụ. Với khả năng ngăn ngừa vi rút, có nhiều quốc gia ban hành yêu cầu người dân đeo khẩu trang mỗi khi ra khỏi nhà để giảm lây nhiễm xuống mức thấp nhất.  

Thêm vào đó, ngoài giãn cách 2 mét thì khẩu trang cũng phòng giọt bắt khi giao tiếp và tránh Covid hiệu quả hơn. Cách phòng ngừa covid bằng đeo khẩu trang được khuyến khích dùng đặc biệt là nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị nhiễm covid. Tuy nhiên, đeo khẩu trang cũng cần chú ý phải che kín được mũi và miệng. Một số thói quen đeo khẩu trang sai cách đã dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Trước khi tháo khẩu trang, người đeo cần tránh chạm tay vào mặt và lưu ý vệ sinh sát khuẩn tay ngay sau đó. Phòng tránh Covid được thực hiện kết hợp cả đeo khẩu trang, giãn cách xã hội và tiêm vắc-xin phòng Covid. Bất kỳ biện pháp phòng ngừa nào cũng được thực hiện đồng thời để tăng hiệu quả điều trị lên cao nhất. Theo các nghiên cứu, khi dùng thuốc kháng sinh có thể giảm vi khuẩn nhưng nó lại ít tác dụng đến vi rút đặc biệt là Covid-19. Do đó, khử trùng chủ yếu được dùng từ cồn y tế. Đây là một dung dịch khử khuẩn cần lưu ý tránh cho trẻ nhỏ động vào hay uống phải. Phòng tránh Covid cần dựa theo tình hình của mỗi quốc gia và bản thân từng người mà lựa chọn. Trong đó, đeo khẩu trang, tiêm vắc-xin và hạn chế tiếp xúc là giải pháp hàng đầu. Ngoài ra, cần thường xuyên vệ sinh khử khuẩn cơ thể và nơi ở để giảm lượng vi rút tấn công. Đồng thời, mỗi người cũng cần thực hiện các biện pháp giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của bản thân, từ đó giúp phòng chống bệnh tật nói chung và Covid-19 nói riêng 1 cách hiệu quả và an toàn.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Bác sĩ Vũ Thị Quỳnh Chi xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Tương lai của đại dịch COVID-19 sẽ thế nào?

Tương lai của đại dịch COVID-19 sẽ thế nào?

Các biến thể COVID-19 mới có gì đặc biệt?

Các biến thể COVID-19 mới có gì đặc biệt?

Béo phì và COVID tác động đến nhau thế nào?

Béo phì và COVID tác động đến nhau thế nào?

Người thừa cân mắc Covid có nguy hiểm hơn và dễ tử vong hơn không?

Người thừa cân mắc Covid có nguy hiểm hơn và dễ tử vong hơn không?

COVID tăng trở lại: Có cần chủ động tiêm lại vắc xin covid không?

COVID tăng trở lại: Có cần chủ động tiêm lại vắc xin covid không?

13

Bài viết hữu ích?