Zalo

Ca COVID tăng trở lại - phòng bệnh thế nào?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Hiện nay COVID-19 trong nước có xu hướng tăng dần trở lại từ đầu tháng 4, số ca mắc COVID đang tăng trung bình gấp 3,8 lần so với trước đó. Vì vậy người dân cần nâng cao ý thức phòng bệnh COVID để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình.
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Võ Ngọc Nhi - Bác sĩ Nội

1. Nguy cơ dịch bệnh COVID trở lại

Việc đánh giá tình hình dịch COVID trở lại hay không cần dựa trên các yếu tố.

  • Virus SARS-CoV-2 với biến thể Omicron đã xuất hiện được 16 tháng, sau đó đã có hơn 500 biến thể phụ khác nhau hiện đang lưu hành ở hầu hết các nơi trên thế giới và đang chiếm ưu thế. Các chuyên gia nhận thấy đây là biến thể có đặc tính lây lan nhanh khiến số ca mắc COVID đang tăng nhưng chưa có bằng chứng về sự gia tăng ca nặng. Mặt khác đặc tính của vaccine trong việc phòng lây nhiễm biến thể Omicron còn hạn chế, tuy nhiên khả năng ngăn ngừa tình trạng chuyển nặng, nhập viện, giảm tỷ lệ tử vong đã cho thấy hiệu quả khả quan. 
  • Những người đã tiêm vaccine phòng COVID-19, người đã mắc bệnh hầu hết đều có miễn dịch, nếu có mắc phải sẽ có biểu hiện nhẹ hơn, ít hơn hoặc không có triệu chứng, vì vậy chúng ta hoàn toàn có cơ sở tin rằng tỷ lệ mắc bệnh sẽ không có sự gia tăng đáng kể. Tuy nhiên cần lưu ý, các đối tượng như người lớn tuổi, bệnh nền, người suy giảm miễn dịch, phụ nữ mang thai là những đối tượng dễ chuyển biến nặng và có nguy cơ tử vong cao. Vì vậy các phương pháp phòng bệnh COVID vẫn phải được chú trọng đúng mức.
  • Việt Nam đã bao phủ vaccine phòng chống dịch COVID-19 rất sớm, gần như 100% cho đối tượng từ 12 tuổi trở lên. Tỷ lệ tiêm mũi 3, 4 cũng đạt tỷ lệ cao 80-90%. Việc tiêm mũi 1 cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi cũng lên đến 90% và mũi 2 là gần 70%. Thời gian qua việc phòng chống dịch của chúng ta đạt hiệu quả nhờ đẩy mạnh tiêm vaccine, tuy nhiên người dân vẫn có tâm lý chủ quan với biện pháp phòng chống dịch như đeo khẩu trang, khử khuẩn...

Dựa trên tình hình hiện nay, một số chuyên gia nhận định rằng những yếu tố trên có thể là dấu hiệu cho thấy virus SARS-CoV-2 đang chuyển sang trạng thái đặc hữu, rất có khả năng không gây ra làn sóng COVID-19 mới.

COVID trở lại
Việt Nam đã bao phủ vaccine phòng chống dịch COVID-19 rất sớm

2. Hướng dẫn cách phòng bệnh COVID-19 hiệu quả

2.1. Đeo khẩu trang nơi công cộng

Đây được coi là biện pháp quan trọng hàng đầu trong phòng bệnh COVID-19. Khẩu trang được khuyến nghị là tấm chắn hiệu quả giúp ngăn ngừa giọt bắn chứa virus từ đường hô hấp và không khí lây truyền cho những người xung quanh khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. Mọi người dân nên ý thức đeo khẩu trang vải/ khẩu trang y tế tại nơi công cộng, những nơi tập trung đông người, hoặc khi có tiếp xúc gần với người không sống cùng nhà. 

2.2. Rửa tay đúng cách, thường xuyên 

Để loại bỏ được hoàn toàn virus bám trên tay, chúng ta cần rửa tay đúng cách theo 6 bước rửa tay đơn giản: 

  • Làm ướt 2 lòng bàn tay dưới vòi nước, cho xà phòng vào lòng bàn tay và xoa đều, sau đó chà lòng bàn tay này lên mu bàn tay và kẽ ngoài các ngón tay của bàn tay kia và thực hiện ngược lại;
  • Chà và miết mạnh các ngón tay và kẽ ngón, móng tay trong vòng ít nhất 20 giây;
  • Dùng bàn tay này chà và xoay ngón cái của bàn tay kia, sau đó thực hiện ngược lại. Cuối cùng tráng sạch tay dưới vòi nước và lau khô tay bằng khăn sạch hoặc khăn sử dụng 1 lần.

Chúng ta nên rửa tay nhiều lần trong ngày, đặc biệt là sau khi chạm vào các đồ vật, kể cả điện thoại và laptop. Thực hiện vệ sinh khử khuẩn ít nhất 02 lần/ ngày với các bề mặt mà chúng ta thường chạm tay vào như: Tay nắm cửa, bàn, ghế, tay vịn cầu thang, bề mặt bếp, vòi nhà vệ sinh, công tắc đèn, điện thoại di động, laptop, máy tính bảng, bàn phím, điều khiển từ xa… việc vệ sinh khử khuẩn cần được tiến hành thường xuyên nếu trong nhà có người mắc COVID-19.

2.3. Tránh đưa tay lên dụi mắt, mũi, miệng

Virus SARS-CoV-2 có thể tồn tại trên một số bề mặt lên đến 72 giờ dẫn đến việc vô tình nhiễm phải virus khi tiếp xúc với tay nắm cửa, điện thoại… Do đó chúng ta cần tránh đưa tay lên dụi mắt, mũi, miệng. Cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, súc họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý hoặc sử dụng các dung dịch diệt khuẩn.

COVID trở lại
Chủ động tăng cường sức đề kháng cho cơ thể là một trong những biện pháp phòng bệnh COVID-19 hiệu quả 

2.4. Chủ động tăng cường sức đề kháng cho cơ thể

Tăng cường rèn luyện thể lực, chú trọng chế độ dinh dưỡng hợp lý là một trong những biện pháp phòng bệnh COVID-19 hiệu quả. Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp tăng sức đề kháng, tạo tiền đề cho một sức khỏe tốt giúp phòng, chống dịch bệnh được tốt nhất. Bên cạnh việc chú trọng bổ sung dinh dưỡng từ thực phẩm, chúng ta có thể tham khảo các phương pháp truyền tăng đề kháng. Phương pháp truyền dịch này sẽ bao gồm sự kết hợp truyền chất lỏng, vitamin và các chất chống oxy hóa, giúp tăng cường sức đề kháng.

Truyền tăng sức đề kháng còn giúp hỗ trợ phục hồi nhanh sau khi mắc bệnh, cải thiện tình trạng cơ thể suy nhược, chống viêm nhiễm ở cấp độ tế bào, bảo vệ cơ thể khỏi tình trạng nhiễm trùng và giúp vết thương mau lành hơn 150%.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Dược sĩ Đỗ Mai Thảo xem thêm bài viết cùng tác giả
Bác sĩ Võ Ngọc Nhi

BS.Võ Ngọc Nhi

Drip Hydration Hồ Chí Minh - Cơ sở 200A Cao Thắng

Chi tiết Đăng ký tư vấn
xem thêm
Đánh giá vắc xin Pfizer Covid-19

Đánh giá vắc xin Pfizer Covid-19

Tương lai của đại dịch COVID-19 sẽ thế nào?

Tương lai của đại dịch COVID-19 sẽ thế nào?

Các biến thể COVID-19 mới có gì đặc biệt?

Các biến thể COVID-19 mới có gì đặc biệt?

Đi du lịch thế nào cho an toàn khi Covid đang trở lại?

Đi du lịch thế nào cho an toàn khi Covid đang trở lại?

Bạn có thể mắc lại biến thể Omicron của COVID không?

Bạn có thể mắc lại biến thể Omicron của COVID không?

26

Bài viết hữu ích?