Biến thể omicron là một biến thể của virus SARS-CoV-2- loại virus gây ra COVID-19. Theo một nghiên cứu năm 2022 cho rằng biến thể Omicron dường như gây ra các dấu hiệu triệu chứng ít nghiêm trọng hơn và có thời gian ngắn hơn các biến thể trước đó. Ngoài ra, mọi người ít có khả năng bị bệnh COVID-19 kéo dài hơn từ biến thể này.
Các triệu chứng của COVID-19 do biến thể omicron tương tự với triệu chứng của các biến thể coronavirus khác khiến các chuyên gia chăm sóc sức khỏe khó phát hiện biến thể omicron hơn thông qua xét nghiệm dựa trên triệu chứng lâm sàng hoặc chỉ xét nghiệm PCR.
Một khó khăn khác trong việc phát hiện biến thể này là gen S, một đặc điểm nổi bật của biến thể omicron. Dấu hiệu phân biệt của biến thể Omicron là protein đột biến của nó, chứa 26 đột biến axit amin. Điều này góp phần vào khả năng lây truyền cao và khả năng kháng vắc xin.
Một nghiên cứu thuần tập được tiến hành năm 2022 cho thấy rằng mặc dù biến thể omicron là một biến thể dễ lây truyền hơn, nhưng số ca tử vong liên quan đến tỷ lệ lây nhiễm và số ca nhập viện lại ít hơn so với virus SARS-CoV-2 ban đầu.
Các triệu chứng khi mắc biến thể omicron tương tự như các triệu chứng của các biến thể trước đó. Bao gồm thay đổi trong cảm giác vị giác và khứu giác, ho, sốt, cảm thấy hụt hơi, đau mỏi cơ bắp, mệt mỏi và suy nhược cơ thể, đau rát họng.
Một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến mức độ nghiêm trọng và thời gian của biến thể omicron, chẳng hạn như tình trạng sức khỏe cơ bản, tuổi tác và tiền sử đã bị nhiễm trùng trước đó.
Chúng ta có thể có nguy cơ tái nhiễm omicron ngay cả khi một người đã nhiễm vi-rút này hoặc đã được tiêm phòng đầy đủ. Theo trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ cho biết, một số yếu tố rủi ro nhất định có thể khiến mọi người dễ bị tái nhiễm. Những yếu tố này bao gồm:
Theo trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ cũng tuyên bố rằng, một số tình trạng y tế dẫn đến nguy cơ tái nhiễm cao hơn. Bao gồm những người mắc các bệnh lý mạn tính như:
Mọi người có thể giúp ngăn chặn sự lây lan của biến thể Omicron đồng thời bảo vệ bản thân và những người khác bằng cách thực hiện các hành động phòng ngừa sau:
Tóm lại bạn hoàn toàn có thể mắc lại biến thể Omicron ngay cả khi bạn đã bị mắc COVID trước đó và tiêm vắc xin phòng ngừa. Đặc biệt là tại thời điểm hiện nay, làn sóng Covid đã bắt đầu quay trở lại, vì thế mỗi người chúng ta cần phải áp dụng các biện pháp phòng tránh để hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh. Bên cạnh việc chủ động đeo khẩu trang, bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng thì truyền tăng đề kháng cũng là một phương pháp phòng bệnh rất hiệu quả được nhiều người lựa chọn. Phương pháp truyền dịch này sẽ bao gồm sự kết hợp truyền chất lỏng, vitamin và các chất chống oxy hóa. Đây là những thành phần cơ bản có tác dụng làm sạch cơ thể và tăng cường hệ thống miễn dịch cấp độ tế bào, từ đó giúp cơ thể chống lại bệnh tật một cách hiệu quả, cụ thể hơn là phòng bệnh COVID-19.
Truyền tăng sức đề kháng còn có tác dụng hỗ trợ cơ thể phục hồi nhanh sau khi mắc bệnh, cải thiện tình trạng suy nhược, chống viêm nhiễm ở cấp độ tế bào, bảo vệ cơ thể tránh khỏi tình trạng nhiễm trùng và giúp vết thương mau lành hơn 150%.
17
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
17
Bài viết hữu ích?