Zalo

Căng thẳng, béo phì và bệnh tiểu đường

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Nghiên cứu cho thấy rằng căng thẳng, béo phì và bệnh tiểu đường có mối quan phức tạp. Trong đó, đã có nhiều bằng chứng chỉ ra rằng căng thẳng gây béo phì. Mặt khác, sự tích tụ quá nhiều chất béo trong cơ thể có thể gây ra bệnh tiểu đường loại 2 và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 tăng tuyến tính khi chỉ số khối cơ thể tăng lên.

1. Căng thẳng gây béo phì như thế nào? 

Dữ liệu từ Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ (APA) cho thấy 3 trong số 4 người Mỹ đã trải qua ít nhất một triệu chứng căng thẳng trong tháng trước. Tất cả những căng thẳng này có thể gây tăng cân. Và cho dù số cân nặng tăng thêm này là kết quả của việc ăn quá nhiều và lựa chọn thực phẩm không lành mạnh hay phản ứng của cơ thể với mức độ cortisol tăng lên, việc kiểm soát căng thẳng là ưu tiên hàng đầu nếu muốn chống lại việc căng thẳng gây béo phì

Ban đầu, bạn có thể không nhận thấy triệu chứng gì, nhưng căng thẳng kéo dài có thể ảnh hưởng rõ rệt đến cơ thể. Từ cơ bắp căng cứng và đau đầu đến cảm giác khó chịu, choáng ngợp và mất kiểm soát, căng thẳng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, tinh thần và cảm xúc của bạn.

Trong nhiều trường hợp, cơ thể sẽ cảm nhận được tác động của stress ngay lập tức. Nhưng có những cách khác mà cơ thể phản ứng với căng thẳng, chẳng hạn như tăng cân, mà có thể cần trải qua một thời gian để nhận ra.

Khi căng thẳng, cơ thể phản ứng lại bằng cách tăng mức cortisol. Đây là một loại hormone gây căng thẳng do tuyến thượng thận tiết ra, tăng lên để đáp lại mối đe dọa, trong trường hợp này là căng thẳng. Khi không mối đe dọa nữa, nồng độ cortisol sẽ trở lại bình thường. Nhưng nếu căng thẳng luôn hiện diện, cơ thể sẽ phải tiếp xúc quá nhiều với cortisol, đây là một vấn đề vì cortisol là một chất kích thích thèm ăn.  Điều này giải thích tại sao căng thẳng gây béo phì.

Thêm vào đó, lượng calo dư thừa trong điều kiện cortisol cao dường như được ưu tiên tích tụ ở vùng giữa cơ thể.

Hơn nữa, một nghiên cứu năm 2015 cho thấy cơ thể chúng ta chuyển hóa chậm hơn khi bị căng thẳng. Nghiên cứu cho thấy những phụ nữ tham gia cho biết có một hoặc nhiều yếu tố gây căng thẳng trong 24 giờ trước đó đốt cháy ít hơn 104 calo so với những người không căng thẳng. Để có được con số này, các nhà nghiên cứu đã phỏng vấn những phụ nữ này về những sự kiện căng thẳng trước khi cho họ ăn một bữa ăn nhiều chất béo. Kết quả nghiên cứu không chỉ chứng tỏ quá trình trao đổi chất của họ bị chậm lại mà kết quả còn cho thấy những phụ nữ bị căng thẳng có lượng insulin cao hơn. Điều này cũng là lý do giải thích tại sao căng thẳng và béo phì gây tiểu đường.

Căng thẳng gây béo phì là điều đã được chứng minh, không chỉ vậy, khi căng thẳng lên đến đỉnh điểm hoặc trở nên khó kiểm soát, những hậu quả lâu dài, nghiêm trọng hơn liên quan đến sức khỏe có thể xảy ra. Huyết áp cao, bệnh tim, trầm cảm, mất ngủ, lo lắng và béo phì đều có liên quan đến căng thẳng mãn tính không được điều trị. Ngoài ra, căng thẳng có gây tiểu đường không cũng là một vấn đề mà nhiều người quan tâm. Nghiên cứu cho thấy những rủi ro liên quan đến tăng cân do căng thẳng bao gồm: Huyết áp cao hơn, bệnh tiểu đường, bệnh tim, đột quỵ, vấn đề sinh sản, giảm chức năng phổi và hô hấp, đau khớp, … Bên cạnh đó, cũng có bằng chứng về mối liên hệ giữa béo phì và một số bệnh ung thư như ung thư tuyến tụy, thực quản, ruột kết, vú và thận.

Hình: Các nhà nghiên cứu đã tìm được nhiều bằng chứng cho thấy căng thẳng gây béo phì

2. Căng thẳng và béo phì gây tiểu đường như thế nào?

Căng thẳng có gây tiểu đường không? Căng thẳng một mình không gây ra bệnh tiểu đường. Nhưng có một số bằng chứng cho thấy có thể có mối liên hệ giữa căng thẳng và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2, cụ thể:

  • Khi căng thẳng, cơ thể sẽ tiết ra các hormone gây căng thẳng như cortisol và adrenaline. Điều này sẽ giúp tăng cường năng lượng cho phản ứng 'chiến đấu hoặc bỏ chạy'. Các nhà nghiên cứu cho rằng mức độ hormone gây căng thẳng cao có thể ngăn chặn các tế bào sản xuất insulin trong tuyến tụy hoạt động bình thường và giảm lượng insulin mà chúng tạo ra. Khi năng lượng không thể đi vào tế bào, lượng đường trong máu sẽ tăng lên. Nếu lượng đường trong máu tăng quá cao, nó được gọi là tăng đường huyết. Nếu căng thẳng không biến mất, nó có thể khiến lượng đường trong máu luôn ở mức cao và khiến bạn có nguy cơ cao bị biến chứng bệnh tiểu đường. Ngoài ra, nó cũng có thể ảnh hưởng đến tâm trạng và cách người bệnh chăm sóc bản thân, điều này có thể bắt đầu ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của người đó.
  • Bên cạnh đó, ăn quá nhiều khi căng thẳng cũng có thể là một yếu tố khiến một người phát triển bệnh tiểu đường loại 2. Một số người phản ứng với căng thẳng bằng cách ăn nhiều hơn và điều này có thể khiến họ tăng cân rất nhiều.

Vậy còn béo phì gây bệnh tiểu đường như thế nào? Sự tích tụ quá nhiều chất béo trong cơ thể gây ra một loạt các bất thường về chuyển hóa và bệnh tật, bao gồm kháng insulin, rối loạn lipid máu do xơ vữa, bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu, rối loạn chức năng tế bào β, tiền tiểu đường và tiểu đường loại 2. Nhìn chung, sự gia tăng dần dần chỉ số khối cơ thể có liên quan đến sự gia tăng dần dần nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2.

Những người béo phì với sự gia tăng chủ yếu mỡ ở phần trên cơ thể (mỡ dưới da và trong bụng), hàm lượng chất béo trung tính trong gan, hàm lượng lipid trong tế bào cơ và mỡ tuyến tụy) có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn so với những người có mỡ tập trung ở phần dưới cơ thể.

Bệnh tiểu đường loại 2 là do tình trạng kháng insulin ở nhiều cơ quan, kết hợp với sự suy giảm chức năng bài tiết insulin của tế bào β. Sự gia tăng tỷ lệ béo phì trên toàn thế giới có thể là nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường loại 2 gần đây, vì béo phì ảnh hưởng đến cả hoạt động của insulin và chức năng tế bào β. 

Hình: Căng thẳng và béo phì gây tiểu đường

3. Căng thẳng và béo phì gây tiểu đường: Làm thế nào để đối phó?

Bất chấp căng thẳng có gây tiểu đường hay không, nó luôn tác động tiêu cực đến sức khỏe toàn diện của chúng ta. Một số người có thể gặp phải tình trạng này nhiều lần trong ngày, trong khi những người khác chỉ có thể nhận thấy khi nó bắt đầu ảnh hưởng đến công việc hàng ngày. Khi bạn cảm thấy căng thẳng, có một số bước nhỏ bạn có thể thực hiện để bình tĩnh lại, bao gồm:

  • Tập thể dục 
  • Hòa với thiên nhiên
  • Sử dụng thực phẩm lành mạnh
  • Gọi điện cho một người thân để nói chuyện
  • Loại bỏ một mục trong danh sách việc cần làm của bạn
  • Nghỉ tập yoga 10 phút
  • Nhờ gia đình giúp đỡ
  • Thực hành thiền chánh niệm
  • Nghe nhạc
  • Đọc sách
  • Đi ngủ sớm hơn một giờ
  • Hãy tử tế với chính mình
  • Nói “không” với một điều có thể gây thêm căng thẳng
  • Dành thời gian với thú cưng
  • Tập thở sâu 10 phút
  • Bỏ caffeine và rượu

Ngoài ra, việc điều trị và kiểm soát tình trạng tăng cân liên quan đến căng thẳng sẽ giúp làm giảm nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường loại 2. Hãy bắt đầu bằng việc đến gặp bác sĩ để thảo luận về những lo lắng của bạn. Sau khi kiểm tra kỹ lưỡng, bác sĩ sẽ loại trừ mọi vấn đề sức khỏe khác và giúp bạn đưa ra kế hoạch kiểm soát cân nặng và giảm căng thẳng. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể đề nghị làm việc với nhà tâm lý học hoặc nhà trị liệu để phát triển các chiến lược kiểm soát căng thẳng của bạn. Và cuối cùng, bác sĩ cũng có thể kê đơn thuốc nếu căng thẳng của bạn liên quan đến chứng lo âu hoặc trầm cảm mãn tính.

Với phương pháp điều trị thích hợp, bao gồm các biện pháp can thiệp y tế và điều chỉnh lối sống, bạn có thể giảm mức độ căng thẳng, giảm tăng cân do căng thẳng và giảm nguy cơ phát triển nguy cơ bệnh tiểu đường loại 2 và những vấn đề sức khỏe mãn tính khác.

Béo phì là một bệnh lý nguy hiểm và cũng là nguyên nhân dẫn đến nhiều căn bệnh khác. Để hạn chế những biến chứng này thì điều quan trọng là bạn phải duy trì và giữ cân nặng ở mức ổn định. Nếu bạn đang quan tâm tới các hình thức giảm cân khoa học, lành mạnh thì không nên bỏ qua phương pháp truyền tiêu hao năng lượng. Đây là 1 liệu pháp giảm cân đa trị liệu hiện đại và tân tiến, đã được tin dùng tại nhiều nước trên thế giới. Thông qua việc truyền các loại vitamin & khoáng chất vào cơ thể, liệu pháp này sẽ thúc đẩy quá trình chuyển hóa mỡ theo cơ chế tự nhiên và an toàn với sức khỏe. Trước khi thực hiện, bác sĩ sẽ đánh giá sức khỏe tổng thể của khách hàng qua một loạt các xét nghiệm như xét nghiệm chỉ số máu, đánh giá chỉ số mỡ, chỉ số BMI và tư vấn bạn cách giảm cân an toàn và khoa học nhất. 

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Cúc xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Ăn mỡ bò có tốt không và có gây béo không?

Ăn mỡ bò có tốt không và có gây béo không?

Chỉ số BMI là 26 có béo không?

Chỉ số BMI là 26 có béo không?

Mối quan hệ giữa insulin và chất béo

Mối quan hệ giữa insulin và chất béo

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Cách giảm mỡ vùng cổ

Cách giảm mỡ vùng cổ

13

Bài viết hữu ích?