Zalo

Mối quan hệ giữa insulin và chất béo

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Khi cân nặng tăng vọt thì những hậu quả về sức khỏe, chẳng hạn như bệnh tiểu đường loại 2, bệnh tim mạch, ung thư cũng tăng theo. Tuy nhiên, khi nói đến việc tăng cân, mọi người thường chỉ chú ý đến chế độ ăn giàu năng lượng và lối sống tĩnh tại, còn nội tiết tố là một yếu tố thường bị bỏ qua. Trong số nhiều hormone mà cơ thể sản xuất, có mối liên hệ chặt chẽ giữa insulin và chất béo cũng như sự phát triển của bệnh tiểu đường loại 2.

1. Mối quan hệ giữa insulin và chất béo là gì?

Insulin là một loại hormone quan trọng trong cơ thể giúp điều chỉnh lượng đường trong máu ở mức ổn định. Thật không may, nếu lượng đường trong máu và chỉ số insulin tăng vượt quá mức cho phép, cơ thể có thể bắt đầu xuất hiện những thay đổi làm tăng nguy cơ tăng cân và mắc bệnh tiểu đường loại 2.

Để hiểu làm thế nào điều này xảy ra, điều quan trọng đầu tiên là phải biết được insulin hoạt động như thế nào. Nếu cơ thể hoạt động trơn tru, những điều sau đây sẽ xảy ra:

  • Khi thức ăn được hấp thu qua đường tiêu hóa, cơ thể bắt đầu phân hủy chúng và hấp thụ vào máu dưới dạng đường glucose. 
  • Cơ thể nhận thấy lượng đường trong máu tăng lên sau khi ăn và báo hiệu cho tuyến tụy tiết ra insulin. 
  • Khi nó được giải phóng, insulin sẽ di chuyển đến tất cả các tế bào trong cơ thể và giúp đưa đường vào tế bào để dùng làm năng lượng. 
  • Khi đường trong máu đi vào các tế bào, lượng đường trong máu sẽ giảm và dẫn đến giảm mức insulin, lúc này, chỉ số insulin trong máu ở ngưỡng bình thường.

Vậy mối quan hệ giữa insulin và chất béo là gì và làm thế nào insulin thúc đẩy tăng cân? Insulin có một số tác dụng ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và do đó ảnh hưởng đến cân nặng, cụ thể:

  • Insulin làm tăng sự thèm ăn: Khi tuân thủ thói quen ăn uống lành mạnh, các hormone sẽ cân bằng, báo cho bộ não biết khi nào cần ăn và ăn bao nhiêu. Tuy nhiên, khi có sự rối loạn nội tiết tố, bạn có thể thấy mình thèm ăn những thực phẩm giàu calo và ăn nhiều hơn. Chỉ số insulin tăng cao không chỉ làm tăng cảm giác đói mà còn ảnh hưởng đến loại thực phẩm mà bạn thèm ăn, mùi vị và khối lượng thức ăn. Tóm lại, mức insulin tăng cao khiến bạn đói và dẫn đến ăn quá nhiều.
  • Insulin thúc đẩy lưu trữ chất béo: Mối liên quan của insulin và chất béo là gì? Là một loại hormone giúp điều chỉnh năng lượng, insulin thúc đẩy quá trình lưu trữ chất béo. Khi mức độ tăng hormone này tăng cao, cơ thể được khuyến khích tích trữ năng lượng thay vì đốt cháy nó.
  • Insulin làm giảm khả năng đốt cháy calo: Insulin có vai trò thúc đẩy việc lưu trữ các chất dinh dưỡng đa lượng, giúp chuyển đổi axit amin thành protein và carbohydrate thành glycogen hoặc chất béo. Nhưng ngay cả khi insulin thúc đẩy việc lưu trữ các chất dinh dưỡng, nó cũng ngăn chặn sự phân hủy protein, chất béo và carbohydrate trong cơ thể. Khi mức insulin tăng lên, nó sẽ kìm hãm quá trình đốt cháy chất béo để làm nhiên liệu và khuyến khích dự trữ năng lượng, chủ yếu là chất béo. Đó là lý do tại sao một chế độ ăn nhiều carbohydrate khiến cơ thể gặp khó khăn trong việc đốt cháy chất béo và khó giảm cân. Tuy nhiên, hạn chế tiêu thụ carb đã được chứng minh là sẽ kích thích đốt cháy chất béo và giảm lưu trữ mỡ thừa. 
Chỉ số insulin tăng cao kéo dài có thể dẫn đến thừa cân béo phì

2. Chất béo có ảnh hưởng đến insulin không?

Theo Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ, 29 triệu người ở Mỹ mắc bệnh tiểu đường và 86 triệu người mắc bệnh tiền tiểu đường. Kháng insulin được công nhận là yếu tố dự báo bệnh tiểu đường loại 2, bệnh tim và béo phì. Nhưng nguyên nhân nào dẫn đến kháng insulin? 

Để xem xét liệu chất béo có ảnh hưởng đến insulin không, các nhà khoa học đã tiến hành rất nhiều nghiên cứu. Trong một nghiên cứu, những nam thanh niên khỏe mạnh được chia thành hai nhóm. Một nửa số người tham gia được áp dụng chế độ ăn giàu chất béo và nửa còn lại được áp dụng chế độ ăn giàu carb. Nhóm nhiều chất béo ăn dầu ô liu, bơ, sốt mayonnaise và kem. Nhóm ăn nhiều carb ăn bánh ngọt, đường, kẹo, bánh mì, khoai tây nướng, xi-rô, gạo và bột yến mạch. Trong vòng hai ngày, các xét nghiệm cho thấy tình trạng không dung nạp glucose đã tăng vọt ở nhóm ăn theo chế độ giàu chất béo. Nhóm này có lượng đường trong máu cao gấp đôi so với nhóm ăn nhiều carb. Kết quả kiểm tra cho thấy hàm lượng chất béo trong chế độ ăn càng cao thì lượng đường trong máu càng cao.

Chất béo có ảnh hưởng đến insulin không? Chất béo trong máu có thể tích tụ bên trong tế bào cơ và tạo ra các sản phẩm phân hủy độc hại và các gốc tự do có thể ngăn chặn quá trình truyền tín hiệu của insulin. Khi điều đó xảy ra, cho dù có bao nhiêu insulin trong máu, nó sẽ không thể mở các receptor của glucose trên tế bào. Điều đó khiến glucose không thể đi vào tế bào và tích tụ trong máu, dẫn đến. Cơ chế mà chất béo gây ra tình trạng kháng insulin này không được biết đến cho đến khi các kỹ thuật cộng hưởng từ hiện đại được phát triển để xem điều gì đang xảy ra bên trong cơ của con người khi chất béo được truyền vào máu của họ. Các bản quét cho các nhà nghiên cứu thấy rằng mức chất béo cao hơn trong máu gây ra tình trạng kháng insulin bằng cách cản trở quá trình vận chuyển glucose vào cơ.

Điều này có thể xảy ra trong vòng ba giờ. Một lượng chất béo có thể bắt đầu gây ra tình trạng kháng insulin, ức chế sự hấp thu glucose chỉ sau 160 phút. Bạn cũng có thể làm thí nghiệm ngược lại. Giảm mức độ chất béo trong máu và tình trạng kháng insulin sẽ giảm ngay. Bằng cách loại bỏ chất béo ra khỏi máu, bạn cũng loại bỏ đường ra khỏi máu.

Với chế độ ăn nhiều chất béo, ketogenic, insulin không hoạt động tốt thì cơ thể chúng ta sẽ kháng insulin. Nhưng khi lượng chất béo trong chế độ ăn uống ngày càng giảm, insulin sẽ hoạt động ngày càng tốt hơn. Đây là một minh chứng rõ ràng rằng khả năng dung nạp đường của ngay cả những người khỏe mạnh cũng có thể bị suy giảm khi thực hiện chế độ ăn giàu chất béo.

Lượng chất béo trong chế độ ăn uống ngày càng giảm giúp insulin hoạt động tốt hơn

3. Lời khuyên để tránh tăng cân khi chỉ số insulin tăng cao

Những cách hiệu quả để tránh tăng cân liên quan đến chỉ số insulin tăng cao bao gồm:

  • Theo dõi lượng calo: Những người mắc bệnh tiểu đường thường tập trung vào việc quản lý lượng carbohydrate của họ. Nhưng việc theo dõi mức tiêu thụ calo tổng thể cũng quan trọng không kém. Ăn quá nhiều calo có thể dẫn đến lượng đường trong máu dư thừa và tăng lưu trữ chất béo. Điều này có thể đặc biệt đúng khi một người dùng insulin. Vì vậy, đo lường khẩu phần ăn và ghi chép thực phẩm có thể giúp ngăn cản một người ăn nhiều calo hơn nhu cầu của cơ thể. Theo thời gian, mọi người biết được khẩu phần nào phù hợp nhất với họ và không còn cần phải đo lường và theo dõi lượng thức ăn của họ nữa.
  • Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục thường xuyên giữ cho cơ thể khỏe mạnh và cường tráng. Nó cũng giúp đốt cháy calo, điều chỉnh lượng đường trong máu và thúc đẩy giảm béo. Tổ chức Y tế Thế giới khuyến nghị rằng người trưởng thành ở độ tuổi 18–64 nên dành ít nhất 150 phút tập thể dục cường độ vừa phải mỗi tuần. Các phát hiện từ một đánh giá năm 2019 cho thấy rằng các chương trình tập thể dục có cấu trúc có thể mang lại lợi ích đáng kể cho những người bị kháng insulin và bệnh tiểu đường loại 2.
  • Thực phẩm để ăn: Một số loại thực phẩm có thể giúp ngăn ngừa tăng cân. Áp dụng một kế hoạch bữa ăn với sự cân bằng của các loại thực phẩm bổ dưỡng có thể hữu ích. Thực phẩm chất lượng cao, chưa qua chế biến chứa ít đường và chất béo hơn. Chúng làm tăng cảm giác no, có thể giúp ngăn ngừa ăn quá nhiều. Các thực phẩm này bao gồm ngũ cốc, rau, hoa quả, sữa chua, chất béo lành mạnh, chẳng hạn như bơ, các loại hạt và dầu thực vật, ... Đồng thời, để duy trì chỉ số insulin ổn định, bạn nên tránh tiêu thụ carbohydrate tinh chế, thực phẩm đóng gói hoặc chế biến, thêm đường, chất béo chuyển hóa, …

Insulin là một loại hormone đóng một số vai trò thiết yếu trong cơ thể. Nó điều chỉnh lượng đường trong máu, thúc đẩy lưu trữ chất béo và giúp phân hủy chất béo và protein. Tuy nhiên, có quá nhiều insulin trong cơ thể, do kháng insulin hoặc điều trị bệnh tiểu đường không kiểm soát tốt, có thể dẫn đến tăng cân. Một số chiến lược tự chăm sóc có thể giúp ngăn ngừa tăng cân liên quan đến chỉ số insulin chẳng hạn như tập thể dục thường xuyên và có chế độ ăn kiêng tập trung vào thực phẩm chưa qua chế biến. Nếu những cách tiếp cận này không đủ hiệu quả, hãy cân nhắc liên hệ với chuyên gia chăm sóc sức khỏe để có hướng dẫn khoa học về duy trì cân nặng khỏe mạnh.

Nếu bạn đang quan tâm tới các hình thức giảm cân khoa học, lành mạnh thì không nên bỏ qua phương pháp truyền tiêu hao năng lượng. Đây là 1 liệu pháp giảm cân đa trị liệu hiện đại và tân tiến, đã được tin dùng tại nhiều nước trên thế giới. Thông qua việc truyền các loại vitamin & khoáng chất vào cơ thể, liệu pháp này sẽ thúc đẩy quá trình chuyển hóa mỡ theo cơ chế tự nhiên và an toàn với sức khỏe. Trước khi thực hiện, bác sĩ sẽ đánh giá sức khỏe tổng thể của khách hàng qua một loạt các xét nghiệm như xét nghiệm chỉ số máu, đánh giá chỉ số mỡ, chỉ số BMI và tư vấn bạn cách giảm cân an toàn và khoa học nhất. 

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Cúc xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Ăn mỡ bò có tốt không và có gây béo không?

Ăn mỡ bò có tốt không và có gây béo không?

Căng thẳng, béo phì và bệnh tiểu đường

Căng thẳng, béo phì và bệnh tiểu đường

Chỉ số BMI là 26 có béo không?

Chỉ số BMI là 26 có béo không?

Các thức ăn chứa chất béo thực vật tốt cho người cần giảm cân

Các thức ăn chứa chất béo thực vật tốt cho người cần giảm cân

Tính lượng protein trong đậu nành khi muốn tăng cơ, giảm mỡ

Tính lượng protein trong đậu nành khi muốn tăng cơ, giảm mỡ

30

Bài viết hữu ích?