Zalo

Các loại carbs lành mạnh cho người mắc bệnh tiểu đường loại 2

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Người tiểu đường nên ăn tinh bột gì? Theo các chuyên gia, khi bạn mắc bệnh tiểu đường, việc lựa chọn các loại carbs phức tạp có thể giúp giữ cho lượng đường trong máu ổn định, từ đó giúp cơ thể tràn đầy năng lượng suốt cả ngày.

1. Carbohydrate và bệnh tiểu đường  

Nếu bạn bị tiểu đường, bạn nên quan tâm đến số lượng và loại carbohydrate mà bạn tiêu thụ hàng ngày. Carbohydrate, đặc biệt là carbs ở dạng đơn giản, có thể gây tăng lượng đường trong máu một cách đột biến sau khi ăn và theo thời gian có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn phải từ bỏ hoàn toàn carbs, các chuyên gia dinh dưỡng về tiểu đường cho biết bệnh nhân không nhất thiết tránh tất cả các loại carbs mà cần biết cách lựa chọn các loại carb lành mạnh.  Bí quyết là chọn các loại carbs phức tạp như: ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau, các loại đậu và các loại thực phẩm khác có ít tác động đến lượng đường, nghĩa là chúng ít có khả năng gây ra tình trạng đường máu tăng cao và giảm thấp đột ngột.   Ngoài ra, lựa chọn các loại tinh bột lành mạnh để sử dụng trong thực đơn dinh dưỡng hàng ngày cũng là cách giúp người bệnh tiểu đường loại 2 giảm hàm lượng đường trong máu cũng như ngăn ngừa các biến chứng do bệnh lý này gây ra.  

2. Các loại carbs lành mạnh cho người mắc bệnh tiểu đường loại 2

2.1 Khoai lang

Khoai lang là một trong những câu trả lời lý tưởng nhất cho câu hỏi người tiểu đường nên ăn tinh bột gì? Chúng không chỉ ngon, đa năng mà còn chứa nhiều carbs phức tạp, chất xơ và vitamin A. Khoai lang có thể giúp người bệnh hạ đường huyết, hỗ trợ cho quá trình điều trị. Bạn nên để nguyên vỏ để có thêm chất xơ và chất dinh dưỡng. Một củ khoai lang nấu chín cỡ trung bình (còn vỏ) cung cấp:

  • Carbs: 24 gam
  • Calo: 103

2.2 Sữa chua

Một trong các loại carb lành mạnh dành cho người tiểu đường loại 2 là sữa chua. Sữa chua cung cấp protein, carbs, canxi và vitamin D, một chất dinh dưỡng mà nhiều người mắc bệnh tiểu đường cần nhiều. Một số nghiên cứu cho thấy rằng ăn sữa chua thậm chí có thể giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường.  Ví dụ: Một đánh giá năm 2019 về Bệnh tiểu đường & Hội chứng chuyển hóa cho thấy nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 thấp hơn ở những người ăn ba khẩu phần sữa mỗi ngày. Tuy nhiên, bệnh nhân tiểu đường cần chú ý chỉ dùng sữa chua nguyên chất không thêm đường và làm ngọt tự nhiên bằng trái cây. Trung bình một cốc sữa chua nguyên chất, ít béo cung cấp:

  • Carbs: 17 gam
  • Calo: 154
Sữa chua nguyên chất, ít béo là một lựa chọn lành mạnh cho người bệnh tiểu đường
Sữa chua nguyên chất, ít béo là một lựa chọn lành mạnh cho người bệnh tiểu đường

2.3 Yến mạch

Một loại thực phẩm cần phải có trong danh sách nếu bạn đang tìm kiếm các loại tinh bột lành mạnh đó là yến mạch. Loại thực phẩm này rất giàu chất xơ hòa tan, được tiêu hóa và hấp thụ chậm, ít gây ra hiện tượng tăng đột biến lượng đường trong máu. Nó cũng giúp giảm cholesterol nên rất tốt cho sức khỏe tim mạch. Vì bệnh tim là kẻ giết người số một đối với những người mắc bệnh tiểu đường, bạn hãy ưu tiên các loại thực phẩm tốt cho tim mạch trong chế độ ăn uống của mình. Một khẩu phần 3/4 cốc yến mạch nấu chín cung cấp:

  • Carbs: 21 gam
  • Calo: 125

2.4. Diêm mạch

Chứa nhiều carbs phức tạp, protein, chất xơ và các chất dinh dưỡng khác, diêm mạch ít làm tăng đường trong máu một cách đột ngột, khiến nó trở thành lựa chọn hoàn hảo nếu bạn mắc bệnh tiểu đường. Đây cũng là một thực phẩm đa dạng trong cách sử dụng nên bạn có thể dùng để thay cơm hoặc mì ống đều được.  Theo tính toán 1/2 cốc quinoa nấu chín cung cấp:

  • Carbs: 20 gam
  • Calo: 111

2.5. Đu đủ

Nhiều người nghĩ rằng carbohydrate là tinh bột, tuy nhiên thực tế không hẳn là vậy. Carbs còn có trong các thực phẩm giàu chất xơ như rau củ hoặc các loại trái cây. Đu đủ là loại trái cây nhiệt đới chứa nhiều chất xơ và nước nên hỗ trợ tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón. Nó cũng chứa nhiều kali, giúp bảo vệ tim và giúp kiểm soát huyết áp. Tuy nhiên, một số người có vấn đề về thận có thể gặp vấn đề với thực phẩm giàu kali, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc thực hiện một vài xét nghiệm để kiểm tra chức năng thận của mình nếu bạn không chắc chắn.

2.6. Mì ống nguyên hạt

Người bệnh tiểu đường hãy kiểm tra nhãn dinh dưỡng và đảm bảo rằng thực phẩm bạn định lựa chọn có từ 3 gam chất xơ trở lên để đảm bảo cung cấp đủ carbs lành mạnh, đây cũng là một nguyên tắc nhỏ mà các chuyên gia hướng dẫn khi mua bất kỳ loại ngũ cốc nguyên hạt nào. Trộn mì ống với rau và protein sẽ là một lựa chọn tuyệt vời cho bữa tối lành mạnh mà bạn có thể thực hiện. Một chén mì ống nguyên hạt (tùy thuộc vào loại) cung cấp:

  • Carbs: 30-48 gam
  • Calo: 150-240

2.7. Lúa mạch

Loại ngũ cốc nguyên hạt là một trong các loại carb lành mạnh có chứa chất xơ beta-glucan, một vũ khí bí mật giúp chống lại lượng đường trong máu cao. Trong quá trình tiêu hóa, beta-glucan tạo thành một chất có dạng sệt có khả năng làm chậm quá trình tiêu hóa, điều này tạo điều kiện cho glucose có trong thực phẩm được giải phóng một cách từ từ, ngăn không cho lượng đường trong máu tăng lên nhanh chóng. Hãy sử dụng lúa mạch nguyên hạt khi có thể, vì nó ít tinh chế hơn và sẽ tiêu hóa chậm hơn các loại tinh bột trắng. Một cốc lúa mạch nguyên hạt đã nấu chín cung cấp:

  • Carbs: 44 gam
  • Calo: 193

2.8. Bí ngô

Như đã nói, quan niệm carbohydrate là tinh bột vốn không hoàn toàn chính xác. Các loại rau giàu chất xơ chứa carbs là lựa chọn tuyệt vời nếu bạn bị tiểu đường và bí ngô là một trong số đó. Bí ngô có ít carbs hơn các loại rau giàu tinh bột khác mà lại còn chứa nhiều vitamin A và chất chống oxy hóa.  Một cốc bí ngô nghiền nấu chín cung cấp:

  • Carbs: 12 gam
  • Calo: 49

2.9. Đậu lăng

Theo nhiều nghiên cứu, thực phẩm có nguồn gốc thực vật mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tim mạch và đây lại là điều đặc biệt quan trọng nếu bạn bị tiểu đường. Đậu lăng cung cấp protein, carbs, chất xơ và sắt. Một lượng khoảng 1/2 chén đậu lăng nấu chín cung cấp:

  • Carbs: 20 gam
  • Calo: 115

2.10 Táo

Các loại carb lành mạnh dành cho người bệnh tiểu đường loại 2 không thể không kể đến quả táo. Đây là loại quả với nhiều lợi ích vượt trội vì rất giàu chất xơ, bên cạnh đó táo cũng có có khả năng gây tăng lượng đường trong máu đột biến như một số loại trái cây chứa nhiều đường khác. Một nghiên cứu năm 2021 được công bố trên Tạp chí Nội tiết lâm sàng và Chuyển hóa cho thấy rằng ăn nhiều trái cây nguyên hạt như táo, nho và quả việt quất có khả năng hạn chế nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Một quả táo vừa cung cấp:

  • Carbs: 25 gam
  • Calo: 95
Táo cung cấp carbs lành mạnh và nhiều chất dinh dưỡng khác cho bệnh nhân tiểu đường loại 2
Táo cung cấp carbs lành mạnh và nhiều chất dinh dưỡng khác cho bệnh nhân tiểu đường loại 2

2.11. Quả việt quất

Các loại quả mọng cũng là sự lựa chọn tuyệt vời dành cho các bệnh nhân tiểu đường và quả việt quất cũng không phải là ngoại lệ. Đây là các loại quả ít calo, nhiều chất xơ chứa các loại carbs lành mạnh cũng như chứa nhiều vitamin C và chất chống oxy hóa có lợi cho tim. Một cốc quả việt quất cung cấp:

  • Carbs: 22 gam
  • Calo: 84

Trên đây là các các loại carb lành mạnh dành cho bệnh nhân tiểu đường loại 2. Người bệnh nên ưu tiên các các loại tinh bột lành mạnh trong thực đơn hàng ngày để hạn chế tình trạng đường máu tăng đột ngột. Kiểm soát hàm lượng đường trong máu một cách ổn định là cách giúp bệnh nhân tăng hiệu quả điều trị cũng như hạn chế các biến chứng nguy hiểm do bệnh tiểu đường loại 2 gây ra. 

Ngoài ra bạn cũng cần lưu ý, béo vốn là 1 vấn đề gây ra nhiều bệnh lý, khiến chúng ta phải chung sống trọn đời. Do đó, giảm béo luôn là một bước quan trọng để có thể duy trì sức khỏe và thể trạng ổn định. Khi xác định cơ thể đang trong tình trạng thừa cân bạn nên tìm kiếm tới những phương pháp giảm cân lành mạnh, khoa học như liệu pháp tiêu hao năng lượng. Cách giảm cân này sẽ chú trọng đến việc đưa vào cơ thể người thừa cân các tổ hợp vitamin, khoáng chất, sau đó sẽ thúc đẩy quá trình chuyển hóa mỡ thừa thành năng lượng tiêu hao. Nhờ vậy mà quá trình giảm cân diễn ra hiệu quả không chỉ với mỡ dưới da mà cả mỡ nội tạng, mỡ bụng. 

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Thúy xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Muốn sống thọ: Các tác hại của việc ăn quá nhiều

Muốn sống thọ: Các tác hại của việc ăn quá nhiều

Các yếu tố nguy cơ gây bệnh đái tháo đường type 2

Các yếu tố nguy cơ gây bệnh đái tháo đường type 2

Các yếu tố nguy cơ gây bệnh sỏi thận

Các yếu tố nguy cơ gây bệnh sỏi thận

Nước tương bao nhiêu calo và ăn vào có mập không?

Nước tương bao nhiêu calo và ăn vào có mập không?

49

Bài viết hữu ích?