Zalo

Béo phì, kháng insulin và bệnh tiểu đường loại 2

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Béo phì đã trở thành một vấn đề chăm sóc sức khỏe toàn cầu do các bệnh đi kèm bao gồm đái tháo đường týp 2, bệnh động mạch vành, bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu và ung thư. Mối liên quan giữa béo phì, kháng insulin và bệnh tiểu đường loại 2 hiện vẫn đang được thảo luận và có nhiều giả thuyết được đưa ra về cơ chế.

1. Béo phì, nguy cơ kháng insulin và bệnh tiểu đường loại 2

Insulin là một hormone được tiết ra bởi các tế bào β của đảo Langerhans - tuyến tụy, giúp kiểm soát quá trình chuyển hóa carbohydrate, protein và chất béo bằng cách kích thích sự hấp thụ các phân tử như glucose từ máu vào mỡ, tế bào cơ xương và gan. Việc giảm tín hiệu của thụ thể insulin gây ra tình trạng kháng insulin, điều này ảnh hưởng đến hoạt động chuyển hóa insulin trong cơ thể.

béo phì
Béo phì làm tăng cơ chế bệnh sinh của bệnh tiểu đường loại 2

Béo phì có liên quan đến việc tăng nguy cơ phát triển tình trạng kháng insulin và bệnh tiểu đường loại 2. Ở những người béo phì, mô mỡ giải phóng lượng axit béo không este hóa, glycerol, hormone, cytokine tiền viêm và các yếu tố khác có liên quan đến sự phát triển của hiện tượng kháng insulin. Khi tình trạng kháng insulin đi kèm với rối loạn chức năng của tế bào β đảo tụy - tế bào giải phóng insulin - sẽ dẫn đến việc không kiểm soát được lượng đường trong máu. Do đó, những bất thường trong chức năng tế bào β rất quan trọng trong việc xác định nguy cơ và sự phát triển của bệnh tiểu đường loại 2. 

béo phì
Kháng insulin thường liên quan đến béo phì

2. Ngược lại, cơ chế kháng insulin có khả năng gây bệnh tiểu đường loại 2, béo phì

Kháng insulin thường liên quan đến béo phì, đây cũng được xem là yếu tố sinh lý bệnh của bệnh tiểu đường loại 2. Sự tăng trưởng mô mỡ quá mức do tăng lượng chất dinh dưỡng nạp vào và giảm tiêu hao năng lượng được xem là béo phì. Kháng insulin và tăng insulin máu có thể góp phần vào sự phát triển của bệnh béo phì. Khi người bệnh bị béo phì sẽ lại làm tăng cơ chế bệnh sinh của bệnh tiểu đường loại 2 thông qua kích thích kháng insulin. Đây vốn dĩ là một vòng tròn luẩn quẩn.

Tóm lại, béo phì gây ra một loạt các thay đổi sinh hóa làm tăng nguy cơ mắc các bệnh đi kèm khác nhau bao gồm kháng insulin và bệnh tiểu đường loại 2. Việc điều trị bệnh tiểu đường loại 2 sẽ bị hạn chế nhiều mặt nếu thầy thuốc không chú ý đến hiện tượng kháng insulin. Ngoài ra còn các yếu tố khác như căng thẳng, stress oxy hóa, di truyền, lão hóa, thiếu oxy và loạn dưỡng mỡ… cũng là những yếu tố đáng chú ý trong cơ chế bệnh sinh của bệnh tiểu đường loại 2 thông qua việc kháng insulin. 

Giảm cân và quản trị cân nặng tốt được coi là phương pháp điều trị béo phì tốt và phòng ngừa biến chứng của căn bệnh này. Bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ và sử dụng liệu pháp tiêu hao năng lượng giúp tiêu hao mỡ cấp độ tế bào với công thức độ quyền từ Mỹ.

Với liệu trình chỉ trong 8 giờ và tổng thời gian thực hiện trong 6 tuần, phương pháp này sẽ truyền vào cơ thể của bạn các loại vitamin và khoáng chất như Vitamin C, B-complex, và khoáng chất Vàng Selen. Nhờ đó, quá trình trao đổi chất sẽ được thúc đẩy và quá trình chuyển hóa cũng tăng lên. Bạn sẽ có thể giữ được sức khỏe tốt, tràn đầy năng lượng mà vẫn giảm mỡ máu, mỡ nội tạng và mỡ dưới da. Kết quả là bạn sẽ sở hữu một cơ thể thon gọn và săn chắc, hạn chế tỷ lệ tái béo phì, bảo vệ sức khỏe hiệu quả.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Cử nhân điều dưỡng Nguyễn Thị Thu Uyên xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Béo phì, kháng insulin, tiểu đường và sức khỏe tâm thần

Béo phì, kháng insulin, tiểu đường và sức khỏe tâm thần

Mối quan hệ giữa cân nặng và tăng huyết áp

Mối quan hệ giữa cân nặng và tăng huyết áp

Béo phì tuổi trung niên vì sao nguy hiểm và khó giảm?

Béo phì tuổi trung niên vì sao nguy hiểm và khó giảm?

Cách giảm carbohydrate trong chế độ ăn cho người béo phì

Cách giảm carbohydrate trong chế độ ăn cho người béo phì

Người béo phì có nguy cơ bị sỏi túi mật không? Cách dự phòng sỏi túi mật ở người béo phì

Người béo phì có nguy cơ bị sỏi túi mật không? Cách dự phòng sỏi túi mật ở người béo phì

160

Bài viết hữu ích?