Zalo

10 tác hại của việc ngồi cả ngày - cảnh giác béo phì thừa cân

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Ngày nay, hơn một nửa trong số chúng ta dành hơn sáu giờ mỗi ngày để ngồi. Ngồi quá nhiều sẽ gây ra những ảnh hưởng ngắn hạn và dài hạn đối với sức khoẻ và cơ thể hay thậm chí có thể rút ngắn tuổi thọ của bạn. Ngoài ra, ngồi nhiều còn cảnh báo thừa cân béo phì ở nhiều người. Dưới đây là 10 tác hại của việc ngồi cả ngày không vận động.

1. Chân và mông yếu

Ngồi cả ngày sẽ khiến bạn không còn phụ thuộc vào cơ bắp dưới để giữ cơ thể đứng vững, điều này có thể dẫn đến teo cơ (sự suy yếu của các cơ). Từ đó cơ thể sẽ có nguy cơ bị chấn thương cao hơn nếu không có cơ chân và cơ mông khoẻ để giữ thăng bằng.

2. Tăng cân

Việc di chuyển khiến cơ bắp được giải phóng các phân tử như lipoprotein lipase, giúp xử lý chất béo và lượng đường bạn ăn. Theo nghiên cứu cho thấy, khi bạn dành phần lớn thời gian trong ngày để ngồi, bạn có nguy cơ mắc hội chứng chuyển hoá cao hơn.

Ngoài ra, nhiều người còn thắc mắc ngồi nhiều có bị béo bụng không? Thực tế thì những người dành nhiều thời gian ngồi nhiều hơn bình thường sẽ dẫn đến lượng mỡ bụng tích tụ lại gây ra béo bụng.

                   Hình: Ngồi nhiều có thể gây ảnh hưởng ngắn hạn và dài hạn tới sức khỏe

3. Hông và lưng

Hông và lưng cũng giống như cơ chân và cơ mông, nó cũng sẽ bị ảnh hưởng khi ngồi quá nhiều. Tác hại của việc ngồi nhiều sẽ gây căng thẳng đáng kể lên cấu trúc cột sống cũng như các khớp khác, chẳng hạn như lưng, hông, đặc biệt là khi ngồi với tư thế xấu. Ví dụ như khi ngồi trước máy tính, chúng ta thường thõng vai, nghển cổ về phía trước, theo thời gian có thể dẫn đến sai lệch tư thế dai dẳng. Ngồi cũng có thể dẫn đến tình trạng suy giảm sức khỏe tổng thể, mỏi cơ sớm, cơ ổn định cốt lõi yếu và cơ gấp hông bị căng, dẫn đến tăng căng thẳng cho lưng dưới và giảm độ linh hoạt của cột sống. Điều này cũng làm ảnh hưởng đến cơ mông theo thời gian, dẫn đến việc các cơ này ngừng hoạt động và suy yếu. Hơn nữa, tư thế ngồi sai có thể gây chèn ép lên các đĩa đệm ở cột sống và có thể dẫn đến thoái hoá xương khớp hoặc dẫn đến đau mãn tính.

4. Trầm cảm và lo âu

Tác hại của việc ngồi nhiều không những ảnh hưởng đến thể chất mà còn ảnh hưởng đến tinh thần, làm giảm chất lượng cuộc sống của bạn. Tuy nhiên nguy cơ mắc bệnh trầm cảm và lo lắng cao hơn ở những người ngồi nhiều, ít vận động. Điều này có thể là do tính chất công việc hoặc nhiều người dành cả ngày ngồi yên, ít di chuyển hoặc không chịu hoạt động thể dục thể thao. Vì thế, để cải thiện tình trạng bệnh cũng như chất lượng cuộc sống, các chuyên gia khuyên bạn nên tập thể dục thường xuyên, vận động nhẹ nhàng phù hợp với tình trạng của sức khỏe.

5. Nguy cơ ung thư

Ngồi quá nhiều sẽ khiến cân nặng tăng thêm, từ đó có nguy cơ gây ung thư. Các nghiên cứu mới cho thấy rằng, ngồi lâu có thể làm tăng nguy cơ mắc một số loại ung thư, bao gồm ung thư phổi, tử cung và ruột kết. Vì vậy, để tránh những hậu quả xấu từ việc ngồi lâu, điều quan trọng là bạn cần nuôi dưỡng và thúc đẩy một lối sống lành mạnh nói chung, bao gồm tập thể dục thường xuyên, không hút thuốc, giảm thiểu rượu và thịt, ăn đủ trái cây và rau quả.

6. Bệnh tim

Ngồi nhiều và thiếu hoạt động thể chất là một trong những yếu tố góp phần gây ra nhiều trường hợp mắc bệnh tim mạch, đây là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu đều có ở cả nữ và nam. Ngoài việc làm giảm lưu lượng máu đến chân, việc ngồi nhiều còn tác động đến những thứ như điều hòa lượng đường và huyết áp - bằng cách thay đổi chức năng của mạch máu, gây ra bệnh tiểu đường và đau tim. Những người dành hơn 23 giờ mỗi tuần để ngồi xem tivi sẽ có nguy cơ tử vong vì bệnh tim mạch cao hơn khoảng 64% so với những người chỉ xem tivi trong 11 giờ mỗi tuần. Các chuyên gia cho biết nguy cơ đột quỵ hoặc đau tim cao hơn 147% đối với những người dành thời gian ngồi quá nhiều.

7. Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Những người dành nhiều thời gian ngồi nhiều hơn cũng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn so với những người vận động thường xuyên. Trong một nghiên cứu xem xét tác động của việc chỉ nghỉ ngơi trên giường 5 ngày, các nhà nghiên cứu nhận thấy tình trạng kháng insulin tăng lên, đây là tiền thân của bệnh tiểu đường.

8. Giãn tĩnh mạch

Máu có thể dồn xuống chân nếu bạn ngồi quá nhiều trong một thời gian dài. Điều này có thể dẫn đến giãn tĩnh mạch hoặc một biến thể nhỏ hơn của tĩnh mạch mạng nhện trước đây. Mặc dù nhìn chung không có hại, nhưng những tĩnh mạch sưng phồng, lộ ra ngoài như vậy có thể gây mất thẩm mỹ và khó chịu cho bệnh nhân. Trong một số ít trường hợp, nó có thể gây ra các tình trạng nghiêm trọng hơn như cục máu đông.

              Hình: Tác hại của việc ngồi nhiều gây giãn tĩnh mạch ở chân

9. Huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT)

Nếu cẳng chân và bàn chân dưới của bạn mệt mỏi, sưng tấy và đau nhức, bạn có thể gặp phải tình trạng máu và dịch tích tụ sau khi ngồi cả ngày. Trong trường hợp xấu nhất, bạn có thể bị huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT). Đây là khi cục máu đông hình thành trong tĩnh mạch sâu ở chân, rất nguy hiểm vì nó có thể di chuyển đến phổi. 

Các cục máu đông có xu hướng hình thành vì ba lý do. Rối loạn máu có thể khiến một người dễ bị đông máu, trong khi chấn thương liên quan cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc DVT. Nhưng lý do thứ ba - lý do mà tất cả chúng ta đều có quyền kiểm soát đó là sự trì trệ, nằm yên hoặc ít vận động. Ngoài ra, phụ nữ đang mang thai hoặc đang dùng biện pháp tránh thai, người già và những người hút thuốc cũng có nguy cơ mắc bệnh cao.

Nếu không tập thể dục hoặc di chuyển xung quanh có thể khiến cục máu đông lan rộng hơn. Một trong những cách hữu ích có thể giúp làm giảm đau nhức, sưng tấy ở bàn chân đó là mang những chiếc tất nén co giãn từ 15 - 20 hoặc 20 -30 mmHg.  

10. Cứng vai và cổ

Đối với chân, mông và lưng dưới, vai và cổ cũng sẽ bị ảnh hưởng khi ngồi lâu. Điều này đặc biệt đúng nếu bạn đang cúi xuống nhìn vào màn hình máy tính.

Tóm lại, ngày nay tình trạng ngồi nhiều, ít vận động đang trở thành vấn đề có ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Các nghiên cứu cho thấy rằng việc ngồi hàng giờ trên ghế có thể gây ra mọi tổn hại cho cơ thể và thậm chí rút ngắn tuổi thọ của mỗi người. Vì thế để có thể giúp bạn trả lời câu hỏi ngồi nhiều có béo bụng không? thì lời khuyên tốt nhất là bạn nên thường xuyên tập thể dục, hạn chế ngồi nhiều và nên chủ động tìm kiếm những phương pháp giảm cân chuyên sâu mang tính khoa học như liệu pháp tiêu hao năng lượng.

Đây là một phương pháp giảm cân chuẩn y khoa khi trong quá trình thực hiện người thừa cân không cần phải tiến hành các thủ thuật phẫu thuật xâm lấn, thay vào đó là truyền các dung dịch tiêu hao năng lượng để giúp loại bỏ mỡ thừa và mỡ xấu một cách tối đa. Ngoài ra người thừa cân cũng sẽ được bác sĩ tư vấn cho một chế độ ăn kiêng, tập luyện phù hợp với thể trạng từng người. Nhằm đảm bảo hỗ trợ tốt nhất cho quá trình giảm cân.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Cử nhân điều dưỡng Nguyễn Thị Thu Uyên xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Cách giảm mỡ bụng trên cho nữ

Cách giảm mỡ bụng trên cho nữ

Cách giảm béo bụng trên

Cách giảm béo bụng trên

Chạy giúp bạn đốt mỡ và calo để giảm cân ra sao?

Chạy giúp bạn đốt mỡ và calo để giảm cân ra sao?

Vòng bụng trên 80cm có phải béo phì?

Vòng bụng trên 80cm có phải béo phì?

Các yếu tố ảnh hưởng đến cơ chế hình thành mỡ trong cơ thể

Các yếu tố ảnh hưởng đến cơ chế hình thành mỡ trong cơ thể

332

Bài viết hữu ích?