Zalo

Mối quan hệ giữa cân nặng và tăng huyết áp

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Béo phì là vấn đề sức khỏe, làm gia tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý, trong đó có tăng huyết áp. Gần đây mối liên hệ giữa cân nặng và tăng huyết áp đang được chú ý khi các đặc điểm về lối sống và chỉ số sức khoẻ kém thường kết hợp với nhau tạo ra các kiểu hình bệnh tật phức tạp. Vậy mối quan hệ giữa cân nặng và tăng huyết áp là như thế nào?

1. Béo phì là bệnh lý gì?

Béo phì là tình trạng thừa cân so với chiều cao được đánh giá thông qua chỉ số BMI cơ thể. Một người được đánh giá là thừa cân khi BMI lớn hơn 23 và béo phì khi BMI trên 25. Tuy nhiên, béo phì còn được đánh giá thông qua nhiều dạng khác nhau:

  • Dạng 1: Dạng béo phì mà mỡ thừa tập trung tại vùng bụng và thường gặp ở nam giới (người hình quả táo)
  • Dạng 2: Đặc trưng bởi sự tích lũy mỡ nhiều ở mông và đùi, thường gặp ở nữ giới (người hình quả lê)

Nhìn chung tình trạng béo phì chủ yếu vẫn do chế độ ăn uống không lành mạnh, ít vận động thể lực khiến lượng calo tiêu thụ trong ngày vượt quá mức. Ngoài ra, một số đối tượng béo phì còn do yếu tố di truyền hoặc tâm sinh lý.

Béo phì là vấn đề sức khỏe nhức nhối trên toàn cầu 

2. Mối liên hệ giữa cân nặng và tăng huyết áp

Các nghiên cứu cho thấy béo phì có liên quan đến việc kích hoạt cả hệ thống thần kinh giao cảm và hệ renin-angiotensin góp phần làm xuất hiện bệnh tăng huyết áp do béo phì. Nguyên nhân là do lượng calo nạp vào cao làm tăng noradrenalin ngoại vi và chế độ ăn nhiều chất béo và carbohydrate kích thích các thụ thể ngoại vi làm tăng hoạt động của hệ thần kinh giao cảm. Bên cạnh đó nồng độ axit béo tự do tăng cao cũng là kiểu hình điển hình của tăng huyết áp do béo phì.

Tế bào mỡ là tế bào nội tiết tích cực, cũng như một cơ quan miễn dịch tạo ra nhiều adipokine khác nhau để điều chỉnh quá trình viêm và các quá trình trao đổi chất khác nhau. Trong điều kiện sinh lý bình thường, các tế bào mỡ giải phóng các yếu tố chống viêm như adiponectin, interleukin-10 và oxit nitric giúc thúc đẩy độ nhạy insulin và tác dụng chống xơ vữa. Tuy nhiên các tế bào mỡ phì đại bệnh lý do trọng lượng cơ thể dư thừa sẽ giải phóng các cytokine gây viêm như leptin, resistin và interleukin-6 góp phần vào sự phát triển của các bệnh chuyển hoá khác nhau. Tóm lại, thay vì giải phóng các chất chống viêm thì béo phì khiến các tế bào mỡ giải phóng các cytokine gây viêm, trong đó leptin có mối liên hệ trực tiếp với tình trạng tăng cân làm tăng huyết áp. Leptin vượt qua hàng rào máu não, tương tác với nhân vòng cung và tăng hoạt động của hệ thần kinh giao cảm.

Béo phì cũng là yếu tố nguy cơ cao gây ra tình trạng kháng insulin nhưng vì insulin kích thích hệ thần kinh giao cảm qua trung gian hoá học, do đó việc tăng insulin máu do béo phì góp phần làm tăng huyết áp thông qua khả năng giữ natri và quá tải thể tích. Ngoài ra, béo phì còn liên quan đến tăng nguy cơ mắc bệnh thận mãn tính hoặc bệnh thận giai đoạn cuối. Điều này làm khả năng tăng huyết áp của người béo phì gián tiếp thông qua các tổn thương thận tăng lên. Hơn nữa mô mỡ nội tạng dư thừa có thể tạo nên các chèn ép vật lý lên thận, làm tăng hoạt hoá hệ thống renin-angiotensin-aldosterone và tái hấp thu natri, từ đó khiến cầu thận dần xơ cứng, cuối cùng dẫn đến khả năng giữ natri cao hơn và nguy cơ gây bệnh tăng huyết áp không thể tránh khỏi.

Béo phì là yếu tố nguy cơ quan trọng dẫn tới tình trạng tăng huyết áp

3. Cách phòng ngừa và điều trị để kiểm soát tăng huyết áp do béo phì

Tình trạng tăng huyết áp béo phì phối hợp với nhau làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, bệnh thận mãn tính và các tình trạng bệnh tật khác. Vì các chiến lược nhằm phòng ngừa và điều trị tích cực, hạn chế tăng cân làm tăng huyết áp rất cần thiết, cụ thể như sau:

Thay đổi lối sống trong quản lý tăng huyết áp do béo phì

Việc duy trì trọng lượng cơ thể bình thường liên tục là cách tối ưu nhằm ngăn ngừa hậu quả của kiểu hình tăng huyết áp béo phì ở người bệnh. Nếu béo phì được loại bỏ hoàn toàn thì huyết áp cũng sẽ được ổn định tốt hơn, đáp ứng điều trị hiệu quả hơn.

  • Tuyệt đối tuân thủ phương pháp điều trị để ổn định huyết áp, sử dụng thuốc đúng chỉ dẫn và tái khám thường xuyên
  • Tăng cường vận động, tập thể dục hàng ngày để hỗ trợ điều chỉnh cân nặng và giữ huyết áp ổn định
  • Ngủ đủ giấc
  • Bỏ thuốc lá
  • Tránh sử dụng các chất kích thích, rượu bia

Thay đổi chế độ ăn

Tăng cường bổ sung rau củ, các loại chất xơ, hạn chế muối và thức ăn chứa cholesterol, axit béo no, các thực phẩm nhiều đường, tinh bột và uống đủ nước

Tóm lại, béo phì là yếu tố nguy cơ dẫn tới tăng huyết áp thông qua một số các quan hệ chuyển hoá của tế bào mỡ trong cơ thể với hệ thần kinh giao cảm hoặc việc tăng cường khả năng xơ vữa động mạch cũng khiến tăng huyết áp do béo phì có thể xảy ra. Vì vậy người bị tăng huyết áp do béo phì cần thực hiện kế hoạch giảm cân và duy trì cân nặng bình thường liên tục giúp ổn định huyết áp và tránh các biến chứng tim mạch về sau.

Cách tốt nhất để giảm nguy cơ mắc các bệnh lý trên là người béo phì nên chủ động thực hiện biện pháp giảm cân. Giảm cân chính là biện pháp tốt nhất để hạn chế được những biến chứng của căn bệnh này. Liệu pháp tiêu hao năng lượng với công thức độc quyền từ Mỹ là phương pháp giảm cân hoàn toàn mới, giúp tiêu hao mỡ cấp độ tế bào. Khác với các phương pháp giảm cân truyền thống, trước khi thực hiện liệu pháp này người bệnh sẽ được các bác sĩ thăm khám để tìm ra nguyên nhân gây nên tình trạng thừa cân, tiếp đến là lên một kế hoạch cùng chế độ ăn uống khoa học đảm bảo phù hợp với thể trạng từng người. 

Phương pháp này thực hiện truyền tổ hợp vitamin, khoáng chất thiết yếu để thúc đẩy nhanh quá trình chuyển hóa các tế bào mỡ thừa một cách đồng đều. Nhờ vậy mà tất cả các vùng mỡ thừa trên cơ thể sẽ được loại bỏ hoàn toàn chỉ sau thời gian từ 6-8 tuần áp dụng. Hiện liệu pháp tiêu hao năng lượng đang là cách giảm cân chuyên sâu nhận được những đánh giá tích cực của chuyên gia và cả những người đã thực hiện.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Nguyễn Hải Minh xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Béo phì có làm tăng huyết áp tâm trương không?

Béo phì có làm tăng huyết áp tâm trương không?

Béo phì, kháng insulin và bệnh tiểu đường loại 2

Béo phì, kháng insulin và bệnh tiểu đường loại 2

Béo phì tuổi trung niên vì sao nguy hiểm và khó giảm?

Béo phì tuổi trung niên vì sao nguy hiểm và khó giảm?

Vì sao người bị tăng huyết áp khó giảm cân?

Vì sao người bị tăng huyết áp khó giảm cân?

Cách giảm carbohydrate trong chế độ ăn cho người béo phì

Cách giảm carbohydrate trong chế độ ăn cho người béo phì

40

Bài viết hữu ích?