Zalo

Béo phì có làm tăng huyết áp tâm trương không?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ dẫn tới tăng huyết áp rất phổ biến, tuy nhiên ít người quan tâm đến các trường hợp tăng chỉ số huyết áp riêng lẻ. Vậy béo phì làm tăng huyết áp tâm trương như thế nào?

1. Tăng huyết áp tâm trương là gì?

Huyết áp tâm trương là áp lực của máu tác động lên thành động mạch ở thì tâm trương khi cơ tim thả lỏng, biểu hiện bằng chỉ số nhỏ hơn trong chỉ số huyết áp tổng thể. Tăng huyết áp tâm trương là tình trạng mà áp suất tâm trương từ 90 mmHg trở lên chủ yếu gặp ở người trẻ tuổi. Khi huyết áp tâm trương tăng cao mạch máu sẽ trở nên ít đàn hồi, cứng lại và xơ vữa. Hầu hết các trường hợp tăng huyết áp tâm trương đơn độc không có nguyên nhân cụ thể hoặc là thứ phát của một số rối loạn khác như bệnh lý cường giáp, các tổn thương thận hoặc hội chứng ngưng thở khi ngủ.

Tăng huyết áp tâm trương là khi giá trị nhỏ hơn trong chỉ số huyết áp vượt quá mức cho phép

2. Tăng cân làm tăng huyết áp tâm trương phải không?

Có rất nhiều nguyên nhân làm huyết áp tâm trương tăng cao, gồm cả các nguyên nhân không thể thay đổi như:

  • Độ tuổi, giới tính: Đây là những yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn tới các trường hợp tăng huyết áp, kể cả tăng huyết áp tâm trương. Nam giới trên 45 tuổi và nữ giới trên 55 tuổi có nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp cao hơn, tuy nhiên tăng huyết áp đang ngày càng trẻ hoá trong xã hội.
  • Tiền sử gia đình: Gia đình có bố mẹ bị tăng huyết áp thì con cũng dễ mắc phải tăng huyết áp hơn

Những nguyên nhân có thể thay đổi, xuất phát từ bản thân người bệnh bị tăng huyết áp tâm trương gồm có:

  • Béo phì: Phần lớn các bệnh nhân tăng huyết áp tâm trương có liên quan đến tình trạng dư thừa cân nặng. Đặc biệt nguy cơ cao gấp đôi khi thuộc về nhóm người trưởng thành hoặc trẻ em. Vì vậy có thể nói việc tăng cân quá mức có thể dẫn tới tăng huyết áp tâm trương
  • Lối sống: uống đồ uống có cồn, hút thuốc lá, thiếu kali, ăn mặn, stress, căng thẳng cũng góp phần thúc đẩy tăng huyết áp tâm trương
  • Bệnh lý toàn thân: cường giáp, đái tháo đường, bệnh thận dễ làm cho tình trạng tăng huyết áp tâm trương trầm trọng hơn
  • Do thuốc: một số thuốc có tác dụng phụ làm tăng huyết áp tâm trương như thuốc tránh thai, corticosteroid, thuốc kháng viêm không steroid,…
Béo phì là yếu tố nguy cơ quan trọng có thể dẫn tới tăng huyết áp tâm trương 

3. Làm thế nào để phòng ngừa huyết áp tâm trương tăng cao?

Để có thể kiểm soát và hạn chế các biến chứng của tình trạng tăng huyết áp tâm trương, bạn có thể thực hiện các phương pháp sau:

  • Kiểm tra huyết áp thường xuyên để phát hiện sớm tăng huyết áp tâm trương hoặc theo dõi đáp ứng của các phương pháp điều trị
  • Giảm ăn mặn, tăng cường rau xanh, hoa quả, hạn chế thức ăn nhiều cholesterol và axit béo no, đảm bảo đủ kali và các yếu tố vi lượng
  • Giảm cân và duy trì cân nặng tiêu chuẩn theo chỉ số BMI (18,5-23) và cố gắng duy trì vòng bụng dưới 90cm ở nam và dưới 80cm ở nữ.
  • Hạn chế uống rượu bia, bỏ hút thuốc lá
  • Tăng cường hoạt động thể chất, tập thể dục thường xuyên ít nhất 30 phút mỗi ngày trong ít nhất 5 ngày/ tuần

Tóm lại, tăng huyết áp tâm trương đơn độc có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, tuy nhiên béo phì là một yếu tố nguy cơ quan trọng có thể dẫn tới tình trạng bệnh lý này. Vì vậy việc giảm cân và duy trì cân nặng bình thường là yếu tố tiên quyết trong cải thiện huyết áp người bệnh.

Cách tốt nhất để giảm nguy cơ mắc các bệnh lý trên là người béo phì nên chủ động thực hiện biện pháp giảm cân. Giảm cân chính là biện pháp tốt nhất để hạn chế được những biến chứng của căn bệnh này. Liệu pháp tiêu hao năng lượng với công thức độc quyền từ Mỹ là phương pháp giảm cân hoàn toàn mới, giúp tiêu hao mỡ cấp độ tế bào. Khác với các phương pháp giảm cân truyền thống, trước khi thực hiện liệu pháp này người bệnh sẽ được các bác sĩ thăm khám để tìm ra nguyên nhân gây nên tình trạng thừa cân, tiếp đến là lên một kế hoạch cùng chế độ ăn uống khoa học đảm bảo phù hợp với thể trạng từng người. 

Phương pháp này thực hiện truyền tổ hợp vitamin, khoáng chất thiết yếu để thúc đẩy nhanh quá trình chuyển hóa các tế bào mỡ thừa một cách đồng đều. Nhờ vậy mà tất cả các vùng mỡ thừa trên cơ thể sẽ được loại bỏ hoàn toàn chỉ sau thời gian từ 6-8 tuần áp dụng. Hiện liệu pháp tiêu hao năng lượng đang là cách giảm cân chuyên sâu nhận được những đánh giá tích cực của chuyên gia và cả những người đã thực hiện.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Nguyễn Hải Minh xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Mối quan hệ giữa cân nặng và tăng huyết áp

Mối quan hệ giữa cân nặng và tăng huyết áp

Béo phì tuổi trung niên vì sao nguy hiểm và khó giảm?

Béo phì tuổi trung niên vì sao nguy hiểm và khó giảm?

Vì sao người bị tăng huyết áp khó giảm cân?

Vì sao người bị tăng huyết áp khó giảm cân?

Cách giảm carbohydrate trong chế độ ăn cho người béo phì

Cách giảm carbohydrate trong chế độ ăn cho người béo phì

Cảnh giác tình trạng tăng huyết áp ở người béo phì

Cảnh giác tình trạng tăng huyết áp ở người béo phì

30

Bài viết hữu ích?