Zalo

Giảm cân có làm giảm huyết áp tâm trương không?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Tăng huyết áp, bao gồm cả huyết áp tâm thu hoặc huyết áp tâm trương đều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Bệnh nhân có thể kiểm soát huyết áp theo nhiều cách và một trong số đó là giảm cân. Vậy giảm cân làm giảm huyết áp tâm trương được không?

1. Vì sao cần giảm huyết áp tâm trương?

Các nghiên cứu đều cho thấy, tăng huyết áp cả tâm thu và tâm trương đều làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng nghiêm trọng như bệnh tim mạch, suy thận, tai biến mạch máu não và một số tình trạng sức khỏe nghiêm trọng khác. Và đây là lý do để bệnh nhân dù tăng huyết áp tâm thu, tăng huyết áp tâm trương hay tăng huyết áp toàn bộ đều có giải pháp để hạ huyết áp về mục tiêu điều trị, bất kể là đàn ông hay phụ nữ.

Các hướng dẫn hiện nay đều xác định tăng huyết áp khi huyết áp tâm thu từ 140mmHg trở lên hoặc huyết áp tâm trương từ 90mmHg trở lên. Và huyết áp bình thường khi chỉ số tâm thu từ 120mmHg trở xuống và tâm trương từ 80mmHg trở xuống. Khoảng giữa của 2 giới hạn kể trên được chẩn đoán là "tiền tăng huyết áp", qua đó giúp cảnh báo nguy cơ mắc bệnh.

2. Giảm cân làm giảm huyết áp tâm trương được không?

Theo bác sĩ, chỉ số huyết áp sẽ gia tăng tỷ lệ thuận theo trọng lượng cơ thể, vì vậy giảm cân là một trong những giải pháp tốt nhất để cải thiện huyết áp. Theo các nghiên cứu trên khắp thế giới, giảm cân có thể làm giảm cả huyết áp tâm thu lẫn tâm trương, qua đó hỗ trợ kiểm soát bệnh lý tăng huyết áp. Theo đó, bệnh nhân cứ giảm 9kg sẽ giảm được huyết áp tâm thu từ 5-20mmHg và con số tương tự cũng có thể đạt được với huyết áp tâm trương. Bên cạnh đó, những trường hợp được coi là tiền tăng huyết áp cũng sẽ được hưởng lợi đáng kể bằng cách giảm 9kg. Tóm lại, có thể khẳng định giảm cân làm giảm huyết áp tâm trương là hoàn toàn có cơ sở khoa học.

Béo phì hoặc thừa cân là yếu tố gây gia tăng áp lực lên cơ tim từ đó dẫn đến tăng huyết áp. Do đó, AHA (Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ) khuyến nghị mọi người nên duy trì chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 18.5 đến 24.9 kg/m2 để hạn chế nguy cơ tăng huyết áp. Một yếu tố khác liên quan đến béo phì là sự gia tăng vòng bụng. Theo đó, những người có nhiều mỡ thừa tích tụ quanh vòng eo sẽ có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn so với người tích mỡ thừa ở trên hoặc dưới hông. Để giảm vòng bụng, một số bài tập cardio hay các bài tập cường độ cao ngắt quãng (HIIT) là những lựa chọn tốt nhất.

giảm cân làm giảm huyết áp tâm trương
Tăng huyết áp cả tâm thu và/hoặc tâm trương làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng nghiêm trọng

Liên quan đến vấn đề giảm cân làm giảm huyết áp tâm trương, các bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân nên thực hiện theo các hướng dẫn về chế độ ăn kiêng DASH (Dietary Approaches to Stop Hypertension), bao gồm hạn chế chất béo, tăng cường trái cây, rau xanh và thực phẩm từ sữa ít béo, để làm giảm cả huyết áp tâm thu lẫn tâm trương. Chế độ ăn kiêng DASH điển hình bao gồm:

  • 4-5 khẩu phần rau mỗi ngày;
  • 4-5 khẩu phần trái cây mỗi ngày, ưu tiên loại giàu kali như chuối, bơ, nho khô, dưa đỏ và cam;
  • 7-8 khẩu phần ngũ cốc hàng ngày, tốt nhất là ngũ cốc nguyên hạt;
  • 2-3 phần ăn hàng ngày từ sữa ít hoặc không chất béo;
  • Tối đa 2 khẩu phần thịt nạc, thịt gia cầm hoặc hải sản hàng ngày;
  • 4-5 khẩu phần hạt và đậu mỗi tuần;
  • 2-3 khẩu phần chất béo và dầu thực vật hàng ngày;
  • 5 khẩu phần đồ ngọt và đồ ăn nhẹ mỗi tuần.

Bên cạnh đó, chế độ ăn giảm cân làm giảm huyết áp tâm trương cần chú ý theo dõi lượng natri nạp vào cơ thể mỗi ngày. Chế độ ăn uống điển hình cho người trưởng thành cần trung bình 4g natri mỗi ngày và bệnh nhân tăng huyết áp cần giảm xuống mức khuyến nghị là 1.5-2.3g bằng cách:

  • Lựa chọn thực phẩm lành mạnh hơn: Thực phẩm tự nhiên chứa ít natri hơn nhiều so với thực phẩm đã qua chế biến;
  • Tiêu thụ thực phẩm chế biến sẵn ở mức tối thiểu: Natri có nhiều trong các loại thực phẩm ăn liền, súp, đồ ăn đóng hộp, thịt chế biến sẵn (thịt xông khói, xúc xích, giăm bông, thịt cá đóng hộp), đồ đông lạnh, đặc sản dân tộc hay bánh quy giòn;
  • Nêm nếm muối ngay tại bàn ăn thay vì trong khi chế biến;
  • Tham khảo nhãn thực phẩm và lựa chọn loại có hàm lượng natri thấp hơn;
  • Sử dụng gia vị nêm thức ăn từ các loại thảo mộc tươi và khô hoặc những loại gia vị không có muối.

3. Một số cách giảm huyết áp tâm trương

3.1. Dùng thuốc huyết áp theo chỉ định bác sĩ

Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) khuyến cáo người bệnh nên dùng thuốc huyết áp theo hướng dẫn của bác sĩ, đặc biệt không tự ý bỏ thuốc hoặc cắt giảm liều lượng thuốc khi chưa được bác sĩ yêu cầu.

Nếu người bệnh gặp khó khăn trong việc ghi nhớ uống thuốc huyết áp, bác sĩ khuyến cáo nên thiết lập lời nhắc hàng ngày trên điện thoại hoặc các thiết bị điện tử khác.

giảm cân làm giảm huyết áp tâm trương
Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) khuyến cáo người bệnh nên dùng thuốc huyết áp theo hướng dẫn của bác sĩ

3.2. Tăng cường vận động

AHA và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa kỳ (CDC) đều đánh giá rằng hoạt động thể chất thường xuyên là giải pháp quan trọng để kiểm soát huyết áp tâm thu lẫn tâm trương. Theo đó, bệnh nhân nên tập thể dục từ 90 đến 150 phút mỗi tuần, bao gồm sự kết hợp của các bài tập cardio và các bài tập rèn luyện sức đề kháng.

Tuy nhiên, bệnh nhân nên trao đổi với bác sĩ trước khi bắt đầu tập thể dục để đảm bảo rằng cơ thể có thể đáp ứng với các mức độ hoạt động thể chất mà vẫn đảm bảo an toàn.

3.3. Bỏ thuốc lá

Một cách giảm huyết áp tâm trương tiếp theo được AHA khuyến cáo là bỏ thuốc lá. Thói quen xấu này có thể gây tích tụ mỡ bên trong thành động mạch, sau đó gây hạn chế lưu thông máu và làm tăng huyết áp.

Các chuyên gia khuyến cáo bệnh nhân tăng huyết áp và tất cả mọi người nên từ bỏ hút thuốc lá, cả chủ động và bị động.

3.4. Kiểm soát căng thẳng

Hormone chống căng thẳng có thể làm co mạch và gây tăng huyết áp tạm thời. Do đó, những bệnh nhân huyết áp cao nên thực hiện các bước để kiểm soát mức độ căng thẳng.

3.5. Ngủ đủ giấc mỗi đêm

Mặc dù giấc ngủ có thể không trực tiếp làm giảm huyết áp tâm trương của một người nhưng nó vô cùng quan trọng với sức khỏe thể chất lẫn sức khỏe tinh thần. Thiếu những giấc ngủ có chất lượng tốt có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý mãn tính và một trong số đó có thể là tăng huyết áp. Thời lượng giấc ngủ chính xác mà một người cần sẽ khác nhau tùy theo, tuy nhiên người trưởng thành nên đặt mục tiêu ngủ đủ từ 7-9 tiếng mỗi đêm để kiểm soát huyết áp tối ưu.

Ngoài những cách trên thì giảm cân cũng chính là một trong những biện pháp vô cùng hiệu quả giúp người thừa cân đẩy lùi nguy cơ tăng huyết áp và các bệnh có liên quan.

Để có thể giảm cân hiệu quả và an toàn, bạn nên tham khảo các phương pháp giảm cân khoa học như liệu pháp tiêu hao năng lượng. Phương pháp này không chỉ đào thải, tiêu hao mỡ cấp độ tế bào mà còn giúp bạn tầm soát sức khỏe và bệnh nền 1 cách hiệu quả. Trước khi thực hiện liệu pháp tiêu hao năng lượng, bạn sẽ được các bác sĩ tiến hành xét nghiệm máu, đo chỉ số khối cơ thể BMI… từ đó có kế hoạch về chế độ dinh dưỡng, tập luyện và liệu phù hợp. Sau mỗi buổi, cơ thể sẽ có sự chuyển hóa tốt hơn, đủ năng lượng cho mọi hoạt động mà không gây tích tụ mỡ dư thừa, không có cảm giác thèm ăn nên không có nhu cầu nạp thêm năng lượng. Liệu pháp tiêu hao năng lượng phù hợp với phụ nữ sau sinh, những người bận rộn hoặc đã áp dụng nhiều biện pháp giảm cân nhưng vẫn thất bại.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Cử nhân điều dưỡng Nguyễn Thị Thu Uyên Xem thêm bài viết của Cử nhân điều dưỡng Nguyễn Thị Thu Uyên
xem thêm
Cách giảm mỡ vùng cổ

Cách giảm mỡ vùng cổ

Vì sao béo phì gây suy giảm trí nhớ?

Vì sao béo phì gây suy giảm trí nhớ?

Bị tăng cân liên tục là bệnh gì?

Bị tăng cân liên tục là bệnh gì?

Chú ý nguy cơ tăng cân gây khó thở - ai dễ mắc tình trạng này?

Chú ý nguy cơ tăng cân gây khó thở - ai dễ mắc tình trạng này?

Muốn sống thọ: Cần biết tác hại của việc ăn quá nhiều tinh bột

Muốn sống thọ: Cần biết tác hại của việc ăn quá nhiều tinh bột

24

Bài viết hữu ích?