Zalo

Các yếu tố nguy cơ gây bệnh đái tháo đường type 2

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Đái tháo đường type 2 là một bệnh rối loạn chuyển hoá phổ biến thường gặp ở nhiều độ tuổi khác nhau. Bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm trên nhiều cơ quan trong cơ thể. Việc tìm hiểu các nguyên nhân đái tháo đường type 2 là biện pháp hiệu quả để chủ động phòng tránh bệnh.

1. Các yếu tố nguy cơ gây bệnh đái tháo đường type 2 là gì và gồm những yếu tố nào?

Khi bạn khỏe mạnh, tuyến tụy (cơ quan phía sau dạ dày) sẽ tiết ra insulin để giúp cơ thể dự trữ và sử dụng đường trong thức ăn. Nguyên nhân đái tháo đường type 2 là do tuyến tụy tiết quá ít insulin hoặc do cơ thể không thể sử dụng hoặc sử dụng insulin không hiệu quả (đề kháng insulin).

Do đó, các yếu tố được xác định là nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 bao gồm:

  • Gia đình có người mắc bệnh tiểu đường. Nếu gia đình bạn có cha mẹ hoặc anh chị em ruột mắc bệnh đái tháo đường type 2 thì nguy cơ bạn mắc đái tháo đường cũng tăng lên.
  • Tiền sử đái tháo đường thai kỳ 
  • Người trên 45 tuổi. Tuổi cao là một trong những yếu tố nguy cơ gây bệnh. Nguy cơ bệnh tiểu đường loại 2 bắt đầu gia tăng ở độ tuổi trên 45, và tăng đáng kể ở độ tuổi trên 65.
  • Người Mỹ gốc Phi, người Mỹ bản địa, người Mỹ gốc Tây Ban Nha và người Mỹ gốc Á có nguy cơ bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn.
  • Ở bệnh nhân thừa cân béo phì, có tình trạng gia tăng sự đề kháng insulin. Và ngày nay, bệnh thừa cân béo phì ngày càng có xu hướng gia tăng ở trẻ em, nên bệnh đái tháo đường đang gây ảnh hưởng nhiều đến độ tuổi thanh thiếu niên.
  • Chế độ ăn uống nhiều chất béo ngọt, bia rượu
  • Lối sống sinh hoạt ít vận động, hoạt động thể lực ít hơn 03 lần/tuần
  • Tăng huyết áp làm cho bệnh đái tháo đường phát triển nhanh hơn dễ dẫn tới các biến chứng đái tháo đường và gia tăng tỷ lệ tử vong. Rối loạn lipid máu sẽ làm gia tăng sự đề kháng Insulin dẫn đến tăng đường huyết hoặc gây ra các biến chứng của bệnh.
  • Người được cấy ghép tạng. Sau khi ghép tạng, người bệnh phải sử dụng thuốc ức chế miễn dịch suốt đời để cơ thể không đào thải tạng ghép. Những loại thuốc này giúp giữ tạng cấy ghép thành công nhưng một số loại thuốc có thể gây đái tháo đường sau ghép tạng như Steroid, Cyclosporine, Tacrolimus…
  • Rối loạn dung nạp glucose (là tình trạng đường huyết cao hơn mức bình thường, nhưng chưa đủ để chẩn đoán Đái tháo đường)
Thừa cân béo phì làm tăng nguy cơ gây bệnh đái tháo đường type 2
Thừa cân béo phì làm tăng nguy cơ gây bệnh đái tháo đường type 2

2. Làm sao để dự phòng sớm với các yếu tố nguy cơ bệnh tiểu đường loại 2?

Bệnh đái tháo đường type 2 là bệnh xảy ra do sự kết hợp của nhiều yếu tố nguy cơ. Vì vậy việc thay đổi hành vi, lối sống và sinh hoạt có thể góp phần làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường.

  • Giảm cân và duy trì cân nặng lý tưởng nếu bạn bị thừa cân, béo phì. Việc kiểm soát tốt cân nặng có thể giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường và các bệnh lý chuyển hoá khác. Để đảm bảo tình trạng sức khoẻ nên chọn các phương pháp giảm cân an toàn và bền vững.  
  • Chế độ ăn lành mạnh bằng việc giảm lượng calo đưa vào cơ thể với đồ béo ngọt, nước uống có ga, bia rượu. Hạn chế đạm động vật, thịt đỏ thay bằng đạm thực vật, thịt gia cầm, hải sản. Hạn chế các loại thức ăn nhanh, thức ăn được chế biến sẵn. Bên cạnh đó cần tăng cường ăn bánh mì, gạo nguyên cám hoặc mì rau củ thay cho gạo trắng hoặc các loại mì từ gạo đồng thời nên ăn thêm trái cây tươi và rau xanh. Đặc biệt cần giảm việc tiêu thụ chất béo từ động vật, chất béo bão hoà thay bằng chất béo từ thực vật, chất béo không bão hoà như dầu đậu nành, dầu oliu, dầu hướng dương..
  • Tăng cường tập luyện các hoạt động thể chất, tập luyện thể dục thể thao sẽ giúp cơ thể cải thiện khả năng sử dụng đường, giúp kiểm soát tốt đường huyết và giảm nhu cầu dùng thuốc. Tập luyện thể dục thể thao cũng giúp giảm cân, giảm lượng mỡ thừa trong cơ thể, giúp giảm các biến cố tim mạch. Việc vận động tập luyện sẽ giúp tăng cường thể lực, tạo ra sự thoải mái, cải thiện chất lượng cuộc sống. Tuỳ vào độ tuổi, tình trạng sức khoẻ mà có thể chọn các phương pháp tập luyện, thể dục thể thao thích hợp như đi bộ, chạy bộ, bơi lội, đi xe đạp, dưỡng sinh..
  • Kiểm soát tốt các bệnh lý tăng huyết áp, rối loạn lipid máu. Bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp và rối loạn lipid máu có mối liên quan mật thiết với nhau. Việc kiểm soát tốt bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường và rối loạn lipid máu góp phần giảm các biến cố tim mạch, giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não.
  • Nên tầm soát đái tháo đường định kỳ mỗi 6 tháng/lần hoặc 01 năm/lần để đảm bảo phát hiện bệnh sớm và kịp thời.
Thay đổi chế độ ăn uống giúp góp phần làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường
Thay đổi chế độ ăn uống giúp góp phần làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường

3. Các lưu ý để có sức khoẻ tốt, phòng tránh bệnh đái tháo đường type 2 hiệu quả

Trong cuộc sống hàng ngày có rất nhiều yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2, trong đó có nhiều yếu tố có thể phòng tránh bằng chế độ ăn uống lành mạnh và vận động thể chất thường xuyên. Để có sức khoẻ tốt, phòng ngừa bệnh đái tháo đường type 2 hiệu quả bạn cần biết các lưu ý sau:

  • Xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh: Tăng cường ăn các loại rau, trái cây, các loại hạt, thịt trắng thay cho các thực phẩm chứa nhiều carbohydrate và lipid như thịt gia súc, dầu mỡ động vật, đồ ngọt. 
  • Vận động thể chất: Tăng cường vận động, tập luyện thể dục thể thao để giảm cân và duy trì cân nặng lý tưởng. 
  • Kiểm soát tốt các bệnh: Nếu bạn đang mắc bệnh tăng huyết áp, rối loạn lipid máu thì việc kiểm soát các bệnh này cũng góp phần giảm nguy cơ bệnh tiểu đường loại 2.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Lý tưởng nhất bạn nên đi kiểm tra đường máu định kỳ mỗi 6 tháng/lần hoặc 01 năm/lần để phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời.

Hiện nay, đái tháo đường type 2 là một bệnh lý chuyển hoá phổ biến thường gặp. Nguyên nhân đái tháo đường type 2 là do cơ thể sử dụng insulin không hiệu quả. Bệnh nếu không được điều trị có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nặng nề cho các cơ quan trong cơ thể như tim, mắt, thận, thần kinh, mạch máu. Do đó, việc chủ động chăm sóc sức khỏe sớm để tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa bệnh đái tháo đường type 2 nhằm có một cuộc sống chất lượng là điều vô cùng cần thiết.

Nguồn: webmd.com - niddk.nih.gov

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Trần Thị Thuý Hiếu xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Cách giảm mỡ vùng cổ

Cách giảm mỡ vùng cổ

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Điều gì xảy ra nếu bạn nhịn ăn 1 ngày?

Điều gì xảy ra nếu bạn nhịn ăn 1 ngày?

Vì sao người béo phì bị bệnh tim mạch nhiều?

Vì sao người béo phì bị bệnh tim mạch nhiều?

Anh chị em của bạn có bị béo phì không? Nếu có, hãy thận trọng

Anh chị em của bạn có bị béo phì không? Nếu có, hãy thận trọng

67

Bài viết hữu ích?