Zalo

Yếu tố nguy cơ tiểu đường type 2: Béo phì đứng đầu

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Đái tháo đường type 2 là một trong những bệnh lý hiện đang có số người mắc cao nhất thế giới, gây ra nhiều hậu quả nặng nề cho cuộc sống của người bệnh cũng như gia đình của họ. Hiện nay, các nhà khoa học đã phát hiện được rất nhiều yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh lý này, trong đó nổi bật nhất vẫn là tình trạng béo phì. Vậy béo phì gây đái tháo đường type 2 như thế nào?

1. Yếu tố nguy cơ tiểu đường type 2 là gì?

Đái tháo đường type 2 là một bệnh lý nội tiết mãn tính liên quan đến những rối loạn chuyển hóa Glucose, suy giảm chức năng tế bào Beta tuyến tụy cũng như tình trạng kháng Insulin. Tình trạng kém dung nạp khiến nồng độ Glucose tăng cao trong máu, nếu không được phát hiện sớm và điều trị có thể gây ra những rối loạn chuyển hóa Protein, Carbohydrate, Lipid hoặc về sau có thể gây ra những tổn thương lên tim mạch, mắt, thần kinh, gan thận…

Bệnh tiểu đường type 2 được cho là có mối liên hệ di truyền mạnh mẽ, nghĩa là nó có xu hướng di truyền trong gia đình. Nếu bạn có cha mẹ, anh chị em mắc bệnh này, nguy cơ mắc bệnh của bạn sẽ tăng lên. Một số gen có thể liên quan đến bệnh tiểu đường type 2. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ chỉ định kiểm tra đường huyết nếu bạn có bất kỳ yếu tố nguy cơ nào sau đây:

  • Béo phì hoặc thừa cân, nghiên cứu cho thấy đây là lý do hàng đầu dẫn đến bệnh tiểu đường type 2. 
  • Lịch sử gia đình, bạn có cha mẹ hoặc anh chị em mắc bệnh tiểu đường.
  • Huyết áp cao
  • Nồng độ Triglyceride trong máu cao. Triglyceride quá cao nếu trên 150 (mg/dL).
  • Mức cholesterol "tốt" HDL - Cholesterol thấp. HDL - Cholesterol quá thấp nếu dưới 40 mg/dL.
  • Tiền sử mắc bệnh tiểu đường thai kỳ hoặc sinh em bé nặng 4 kg
  • Tiền tiểu đường, đây là tình trạng lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường, nhưng chưa đạt đến mức chẩn đoán xác định.
  • Tiền sử mắc các bệnh lý tim mạch
  • Chế độ ăn nhiều chất béo và carbohydrate. Điều này đôi khi có thể là kết quả của tình trạng mất an toàn thực phẩm, khi bạn không có đủ thực phẩm tốt cho sức khỏe.
  • Uống nhiều rượu bia
  • Lối sống ít vận động (tập thể dục ít hơn ba lần một tuần)
  • Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)
  • Những người thuộc sắc tộc như người Mỹ gốc Phi, người Mỹ bản địa, người Mỹ gốc Tây Ban Nha và người Mỹ gốc Á… có nhiều khả năng mắc bệnh tiểu đường type 2 hơn người da trắng không phải gốc Tây Ban Nha.
  • Những người ngoài 45 tuổi. Tuổi già là một yếu tố nguy cơ đối với bệnh tiểu đường type 2. Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 bắt đầu tăng đáng kể vào khoảng 45 tuổi và tăng nhiều sau 65 tuổi.
  • Tiền tiểu đường hay rối loạn dung nạp đường là một dạng nhẹ hơn của đái tháo đường, nó có thể được chẩn đoán bằng một xét nghiệm máu đơn giản. Nếu bạn mắc bệnh này, rất có thể bạn sẽ mắc bệnh tiểu đường type 2 trong tương lai.
Béo phì thuộc top đầu yếu tố nguy cơ tiểu đường type 2

2. Béo phì và đái tháo đường type 2

Béo phì được biết đến là yếu tố nguy cơ chính của một số bệnh không lây nhiễm như tim mạch, đái tháo đường type 2, tăng huyết áp, bệnh mạch vành hay một số loại ung thư. Bên cạnh đó, nó còn gây ra các vấn đề tâm lý hoặc các khuyết tật về thể chất khác nhau. 

Theo WHO, thừa cân và béo phì chiếm 44% các trường hợp mắc bệnh tiểu đường, 23% bệnh nhân mắc bệnh thiếu máu cơ tim và khoảng 7 - 41% một số bệnh ung thư. Trong số các bệnh này, bệnh tiểu đường type 2 có liên quan chặt chẽ nhất với béo phì và tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường liên quan đến béo phì dự kiến sẽ tăng gấp đôi lên 300 triệu vào năm 2025. Trên thực tế, béo phì (những người có chỉ số khối cơ thể – BMI từ 30 trở lên) được cho là chiếm 80 - 85% nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường type 2, trong khi nghiên cứu gần đây cho thấy những người béo phì có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 cao gấp 80 lần so với những người có chỉ số BMI dưới 22. 

Mối quan hệ chặt chẽ này cũng nhấn mạnh thực tế là phần lớn những người mắc bệnh tiểu đường đều bị thừa cân hoặc béo phì. Chúng làm tăng nguy cơ tử vong của các cá nhân lên gấp 7 lần

Một chế độ ăn uống, luyện tập phù hợp và thói quen sống lành mạnh, cùng với một số loại thuốc đặc trị nếu cần, có thể giúp bạn kiểm soát bệnh tiểu đường type 2 giống như cách bạn kiểm soát các bệnh lý khác. 

3. Béo phì gây đái tháo đường type 2 như thế nào?

Như đã nói ở trên, béo phì là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây ra bệnh đái tháo đường type 2, đặc biệt nếu bạn có lượng mỡ và trọng lượng dư thừa tập trung ở vùng bụng. Vậy câu hỏi được đặt ra là béo phì gây đái tháo đường type 2 như thế nào?

Béo phì là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây ra bệnh đái tháo đường type 2 

3.1. Đề kháng Insulin

Biến động độ nhạy insulin xảy ra trong suốt vòng đời tự nhiên. Ví dụ, tình trạng kháng insulin được nhận thấy ở tuổi dậy thì, khi mang thai và trong quá trình lão hóa. Ngoài ra, các thay đổi về lối sống, chẳng hạn như tăng lượng carbohydrate và tăng hoạt động thể chất, có liên quan đến sự dao động về độ nhạy insulin. Béo phì được coi là nguyên nhân quan trọng nhất yếu tố trong sự phát triển của các bệnh chuyển hóa. Mô mỡ ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất bằng cách tiết ra hormone, glycerol và các chất khác bao gồm leptin, cytokine, adiponectin và các chất tiền viêm cũng như các axit béo không este hóa (NEFA).

Yếu tố nền tảng ảnh hưởng đến tình trạng giảm nhạy cảm với insulin là việc giải phóng các axit béo không este hóa (NEFA). Các NEFA cùng với các chất gây viêm khác có thể phá vỡ chức năng của các tế bào đáp ứng insulin và khả năng đáp ứng với insulin của chúng. Về lâu dài, tình trạng giảm nhạy cảm với Insulin của tế bào sẽ dẫn đến việc đề kháng Insulin, lúc này Glucose từ máu sẽ không vào được tế bào. Hậu quả là làm tăng đường máu và cuối cùng là gây ra bệnh đái tháo đường type 2. Các nhà khoa học cũng đã phát hiện ra được rằng ngay sau khi nồng độ NEFA huyết tương tăng cấp tính ở người, tình trạng kháng insulin bắt đầu phát triển dần. Ngược lại, khi mức độ NEFA trong huyết tương giảm, như trong trường hợp sử dụng thuốc chống phân giải mỡ, sự hấp thu insulin ngoại vi và tình trạng tăng glucose máu sẽ được cải thiện.

Độ nhạy insulin được xác định bởi một yếu tố quan trọng khác, đó là sự phân bổ mỡ trong cơ thể. Kháng insulin có liên quan đến chỉ số khối cơ thể - BMI ở bất kỳ mức độ tăng cân nào. Độ nhạy insulin cũng hoàn toàn khác ở những người gầy do sự khác biệt trong phân bố mỡ trong cơ thể. Những người có sự phân bố mỡ ở ngoại vi nhiều hơn có độ nhạy insulin cao hơn những người có sự phân bố mỡ ở trung tâm (tức là ở vùng bụng và ngực). Nghĩa là những người béo phì có lượng mỡ tập trung ở vùng bụng và ngực nhiều có nhiều khả năng bị đái tháo đường type 2 hơn.

3.2. Béo phì và rối loạn chức năng tế bào β tuyến tụy

Cả bệnh tiểu đường type 2 và béo phì đều có liên quan đến tình trạng kháng insulin. Tuy nhiên những người béo phì, mặc dù bị kháng insulin, nhưng vẫn không bị tăng đường huyết. Nguyên nhân là do các tế bào β tuyến tụy của tiểu đảo Langerhans giải phóng một lượng insulin đủ để khắc phục tình trạng giảm mức insulin trong các trường hợp bình thường, do đó duy trì dung nạp glucose bình thường. Hay nói cách khác, nguy cơ béo phì gây đái tháo đường type 2 chỉ xảy ra khi có cả những rối loạn chức năng tế bào β tuyến tụy.

Ở những người bình thường, có một mối quan hệ phản hồi liên tục giữa các tế bào β và các mô nhạy cảm với insulin. Nếu mô mỡ, gan và cơ bắp cần glucose, điều này sẽ dẫn đến việc các tế bào β tăng cung cấp insulin. Do đó, nếu các tế bào β khỏe mạnh, sẽ có phản ứng thích ứng với tình trạng kháng insulin, dẫn đến việc duy trì mức glucose bình thường. Ngược lại, khi các tế bào β của tuyến tụy bị suy yếu, sự dung nạp glucose bất thường hoặc đường huyết lúc đói bất thường có thể phát triển, thậm chí có thể dẫn đến sự phát triển của bệnh tiểu đường type 2. Do đó, tế bào β đóng một vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo rằng ở những người khỏe mạnh, duy trì nồng độ đường huyết ổn định trong phạm vi sinh lý bình thường. 

Những người béo phì cần thường xuyên kiểm tra đái tháo đường type 2

Ở người béo phì, độ nhạy insulin cũng như sự điều hòa chức năng tế bào β giảm, gây ra những rối loạn chức năng tế bào β tuyến tụy theo hai cơ chế chính sau:

  • Sự suy giảm liên tục chức năng tế bào β ở những bệnh nhân béo phì là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh tiểu đường type 2. Khi rối loạn chức năng tế bào β gây tiết insulin không đủ, đường huyết lúc đói và đường huyết sau ăn sẽ tăng. Sau đó, hiệu quả hấp thu glucose ở gan và cơ sẽ giảm xuống, trong đó có việc ức chế không hoàn toàn quá trình sản xuất glucose ở gan. Nếu nồng độ glucose trong máu tăng cao hơn nữa sẽ dẫn đến mức độ nghiêm trọng của bệnh thông qua tác dụng gây độc ngược lại của glucoza đối với tế bào β của tuyến tụy và tác động tiêu cực đến sự hấp thu insulin và độ nhạy của mô ngoại biên.
  • Yếu tố thứ hai có thể góp phần làm mất chức năng liên tục của các tế bào β là sự tăng nồng độ leptin, cytokine, adiponectin, các chất tiền viêm và các axit béo không este hóa (NEFA) ở những bệnh nhân béo phì. Việc tiếp xúc liên tục đến các chất gây viêm này có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực lên chức năng của tế bào β của tuyến tụy. Hậu quả là gây ra các sự cố đáng kể trong con đường bài tiết insulin được kích thích bằng glucose và giảm sinh tổng hợp insulin.

Béo phì là một bệnh lý có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực lên sức khỏe nói chung và nội tiết trong cơ thể nói riêng. Đây cũng được xem là một yếu tố nguy cơ chính gây ra bệnh lý đái tháo đường type 2. Nếu đang mắc phải tình trạng thừa cân béo phì, bạn nên thường xuyên đi kiểm tra mức đường huyết của bản thân, để được kịp thời phát hiện và điều trị bệnh lý đái tháo đường type 2.

Hiện nay sử dụng liệu pháp tiêu hao năng lượng được biết đến là liệu pháp quản trị cân nặng tốt nhất với khả năng giúp tiêu hao mỡ cấp độ tế bào với công thức độc quyền từ Mỹ.Với liệu trình chỉ trong 8 giờ và tổng thời gian thực hiện trong 6 tuần, phương pháp này sẽ truyền vào cơ thể người thừa cân các loại vitamin và khoáng chất như Vitamin C, B-complex, và khoáng chất Vàng Selen. Nhờ đó, quá trình trao đổi chất sẽ được thúc đẩy và quá trình chuyển hóa cũng tăng lên. Bạn sẽ có thể giữ được sức khỏe tốt, tràn đầy năng lượng mà vẫn giảm được tình trạng mỡ máu, mỡ nội tạngmỡ dưới da. Kết quả là bạn sẽ sở hữu một cơ thể thon gọn và săn chắc, hạn chế tỷ lệ tái béo phì, bảo vệ sức khỏe hiệu quả.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Đặng Phước Bảo xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Cách giảm mỡ vùng cổ

Cách giảm mỡ vùng cổ

Ai dễ bị kháng insulin nhất?

Ai dễ bị kháng insulin nhất?

Loại béo phì và các yếu tố nguy cơ tim mạch liên quan đến kháng insulin

Loại béo phì và các yếu tố nguy cơ tim mạch liên quan đến kháng insulin

Insulin có làm giảm béo phì không?

Insulin có làm giảm béo phì không?

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

54

Bài viết hữu ích?