Zalo

Insulin có làm giảm béo phì không?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Insulin là một loại hormone quan trọng giúp điều chỉnh đường máu, phân hủy chất béo và giúp cơ thể lưu trữ chất béo để lấy năng lượng. Nhưng quá nhiều insulin trong cơ thể, do thuốc trị tiểu đường hoặc kháng insulin, có thể khiến bạn tăng cân. Ngược lại, cũng có khả năng bệnh tiểu đường hoặc kháng insulin gây giảm cân đột ngột, bất ngờ. Điều này có thể xảy ra nếu cơ thể không thể sử dụng glucose làm năng lượng, thay vào đó là đốt cháy cơ hoặc mỡ.

1. Insulin có làm giảm cân không?

Insulin là một loại hormone điều chỉnh lượng glucose máu. Một tên gọi khác của “glucose” là lượng đường máu. Trong quá trình tiêu hóa, insulin trong cơ thể kích thích các tế bào cơ, mỡ và gan hấp thụ glucose. Các tế bào sử dụng nguồn glucose này để tạo năng lượng hoặc chuyển hóa thành chất béo để lưu trữ lâu dài.

Nếu một người mắc bệnh tiểu đường loại 1, cơ thể họ không tạo ra đủ insulin. Nếu một người mắc bệnh tiểu đường loại 2, tuyến tụy của họ sản xuất đủ insulin nhưng các tế bào không sử dụng nó một cách hiệu quả. Tuyến tụy sau đó phản ứng bằng cách tạo ra ngày càng nhiều insulin, được gọi là kháng insulin.

Vậy insulin có làm giảm cân không? Trong bệnh tiểu đường, cơ thể có thể không nhận đủ lượng đường trong máu vào tế bào để sử dụng làm năng lượng. Khi điều này xảy ra, cơ thể có thể bắt đầu đốt cháy cơ và mỡ để lấy năng lượng. Điều này có thể khiến giảm cân đột ngột. Giảm cân đột ngột thường gặp hơn ở những người trước khi được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường loại 1, nó cũng có thể gặp ở người mắc bệnh tiểu đường loại 2. Tuy nhiên, giảm cân không phải là dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường duy nhất. Các triệu chứng khác cần chú ý như mệt mỏi, mờ mắt, da rất khô, vết loét chậm lành, khát hoặc đói quá mức, tiểu nhiều, thường vào buổi tối, …

Hình: Insulin trong cơ thể có ảnh hưởng đến cân nặng

2. Cách giảm cân khi dùng insulin trong cơ thể

Sử dụng insulin giảm cân không? Khi một người dùng insulin để điều trị bệnh tiểu đường, họ có thể tăng cân. Điều này là do cơ thể họ bắt đầu hấp thụ glucose trở lại và chuyển hóa lượng dư thừa thành chất béo. Nếu việc điều trị không kiểm soát tốt bệnh tiểu đường và lượng đường trong máu quá cao thì tình trạng tăng cân này có thể xảy ra. Các tế bào có thể nhận được nhiều glucose hơn mức cần thiết và lượng glucose dư thừa sẽ tích tụ thành chất béo.

Ngoài ra, một người dùng insulin để điều trị bệnh tiểu đường có thể tăng cân nếu họ ăn nhiều hơn do lo ngại về việc bị hạ đường huyết hoặc lượng đường trong máu thấp. Điều quan trọng là phải duy trì liều insulin đúng lịch, vì việc bỏ qua bất kỳ liều nào có thể gây ra các biến chứng lâu dài.

Dưới đây là những cách hiệu quả để tránh tăng cân liên quan đến insulin trong cơ thể:

  • Đếm lượng calo: Ăn và uống ít calo hơn giúp ngăn ngừa tăng cân. Lên kế hoạch cho mỗi bữa ăn có sự kết hợp phù hợp giữa tinh bột, trái cây và rau quả, protein và chất béo. Nói chung, các bữa ăn được khuyến nghị sẽ bao gồm một nửa rau, 1/4 protein và 1/4 tinh bột.
  • Đừng bỏ bữa: Đừng cố gắng cắt giảm lượng calo bằng cách bỏ bữa. Khi bỏ bữa, bạn có nhiều khả năng thực hiện các lựa chọn ăn kiêng không lành mạnh vào bữa ăn tiếp theo vì quá đói. Bỏ bữa cũng có thể gây ra lượng đường trong máu thấp nếu bạn không đủ mức insulin trong cơ thể.
  • Hoạt động thể chất: Vận động giúp đốt cháy calo. Mục tiêu được khuyến nghị cho hầu hết người lớn là ít nhất 150 phút mỗi tuần (hoặc 30 phút, 5 ngày một tuần) hoạt động aerobic cường độ vừa phải cộng với các bài tập tăng cường cơ bắp ít nhất hai lần một tuần. Các bài tập thể dục nhịp điệu có thể bao gồm đi bộ, đi xe đạp, thể dục nhịp điệu dưới nước, khiêu vũ hoặc làm vườn. Hoạt động thể chất giúp lượng insulin trong cơ thể được sử dụng hiệu quả hơn. Tùy thuộc vào mức độ tập thể dục mà bạn dự định thực hiện, bạn có thể cần phải cắt giảm liều insulin hoặc ăn nhẹ.
  • Thuốc điều trị tiểu đường: Một số loại thuốc trị tiểu đường giúp điều chỉnh lượng đường trong máu có thể giúp bạn giảm cân và giảm liều lượng insulin. Ví dụ về các loại thuốc này bao gồm metformin, exenatide, liraglutide, sitagliptin, saxagliptin, canagliflozin, dapagliflozi, empagliflozin và pramlintide. 
  • Chỉ dùng insulin theo chỉ dẫn: Đừng bỏ qua hoặc giảm liều insulin để ngăn chặn việc tăng cân. Mặc dù bạn có thể giảm cân nếu dùng ít insulin hơn mức quy định nhưng rủi ro vẫn rất nghiêm trọng. Nếu không có đủ insulin trong cơ thể, lượng đường trong máu sẽ tăng lên và nguy cơ biến chứng bệnh tiểu đường cũng tăng theo.
Hình: Liệu pháp insulin giảm cân không là thắc mắc của nhiều người

Insulin là một loại hormone đóng một số vai trò thiết yếu trong cơ thể. Nó điều chỉnh lượng đường trong máu, thúc đẩy việc lưu trữ chất béo và giúp phân hủy chất béo và protein. Việc dư thừa insulin trong cơ thể do kháng insulin hoặc do điều trị không kiểm soát tốt bệnh tiểu đường có thể dẫn đến tăng cân. Ngược lại, quá nhiều insulin trong cơ thể cũng có thể gây ra giảm cân. Tuy nhiên, một số thay đổi trong chế độ dinh dưỡng, vận động và lối sống có thể giúp người bệnh kiểm soát cân nặng liên quan đến insulin. Nếu những cách này không đủ hiệu quả, hãy cân nhắc áp dụng phương pháp giảm cân chuyên sâu mang tính khoa học như liệu pháp tiêu hao năng lượng để giúp đào thải mỡ thừa 1 cách hiệu quả. Theo đó, người thừa cân sẽ được truyền các vitamin nhóm B, khoáng chất vàng Selen, vitamin C theo đường tĩnh mạch, sau đó chuyển hóa năng lượng của các tế bào mỡ thành loại năng lượng ATP. Đây là loại năng lượng cần cho việc thực hiện các hoạt động của tế bào và giúp hồi phục các cơ quan. Năng lượng ATP đồng thời giúp làm tăng hoạt động của tế bào, làm tiêu hao nhanh chóng mỡ thừa, dẫn đến kết quả là làm giảm khối lượng và kích thước tế bào toàn thân, bao gồm cả việc làm giảm lượng mỡ nội tạng trong cơ thể. 

Khi áp dụng phương pháp này không những giúp giảm cân hiệu quả mà còn làm giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh lý nghiêm trọng do thừa cân béo phì gây ra, trong đó phổ biến nhất là tim mạch, huyết áp cao và tiểu đường.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Cúc xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Bạn nên ăn bao nhiêu carb mỗi ngày để giảm kháng insulin?

Bạn nên ăn bao nhiêu carb mỗi ngày để giảm kháng insulin?

Cách giảm mỡ vùng cổ

Cách giảm mỡ vùng cổ

Các bệnh ung thư liên quan đến béo phì

Các bệnh ung thư liên quan đến béo phì

Yếu tố nguy cơ tiểu đường type 2: Béo phì đứng đầu

Yếu tố nguy cơ tiểu đường type 2: Béo phì đứng đầu

Loại béo phì và các yếu tố nguy cơ tim mạch liên quan đến kháng insulin

Loại béo phì và các yếu tố nguy cơ tim mạch liên quan đến kháng insulin

39

Bài viết hữu ích?