Zalo

Muốn sống thọ: Các tác hại của việc ăn quá nhiều

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Ăn uống là một trong những nhu cầu thiết yếu của con người chúng giúp cung cấp cho cơ thể những chất dinh dưỡng cần thiết để khỏe mạnh và có đủ năng lượng để làm việc, học tập cũng như sinh hoạt. Tuy nhiên, ngày nay việc ăn uống không đúng cách hay cụ thể ăn uống quá nhiều xảy ra ngày càng nhiều gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Vậy tác hại của việc ăn quá nhiều là gì?

1. Ăn quá nhiều là gì?

Ăn quá nhiều là tình trạng một người tiếp tục ăn sau khi đã có cảm giác no. Dạ dày của chúng ta mỗi ngày sẽ phải tiết ra khoảng 8000 mg dịch để tiêu hóa hết lượng thức ăn mà con người đưa vào. Vì vậy, khi ăn quá no sẽ khiến cho dạ dày bị căng phồng, dịch tiêu hóa tiết ra không đủ để tiêu hoá thức ăn, nhu động ruột chậm lại dẫn đến việc thức ăn không thể tiêu hóa hết gây ra nhiều ảnh hưởng đối với cơ thể

Một số nguyên nhân gây ăn quá nhiều bao gồm:

  • Đồ ăn phong phú: Trong những bữa tiệc, đám cưới, đám giỗ hay những buổi buffet tự chọn đồ ăn thường có thực đơn với nhiều món ăn phong phú. Khi đối mặt với một loạt các món ăn ngon và hấp dẫn như vậy, bạn sẽ khó cưỡng lại và có thể sẽ ăn nhiều hơn bình thường.
  • Giao tiếp xã hội: Ngày nay, nhu cầu công việc cũng như các mối quan hệ giao tiếp trong xã hội hằng ngày tăng lên khiến bạn phải thường xuyên tham gia những bữa tiệc xã giao, những buổi ăn ngoài nhiều hơn. Điều này dẫn đến việc bạn ăn uống thoải mái và ăn quá nhiều.
  • Căng thẳng: Khi bạn căng thẳng, một trong những phản ứng của cơ thể là sản sinh ra cortisol, chất này kích thích sự thèm ăn của bạn và thường dẫn đến ăn quá nhiều. Ngoài ra, cortisol khiến bạn thèm đồ ăn có đường hoặc béo, khiến bạn no, ăn nhiều nhưng không lại nhiều giá trị dinh dưỡng.
  • Sự buồn chán: Giống như căng thẳng, sự buồn chán có thể kích hoạt việc ăn uống theo cảm xúc. Những người buồn chán thường hay chọn giải pháp ăn uống để giải tỏa nỗi buồn. Từ đó khiến họ ăn quá nhiều hơn so với bình thường. Nếu bạn chỉ ăn nhiều trong một hay vài ngày buồn chán thì có thể sẽ không ảnh hưởng đến sức khoẻ, nhưng nếu nó kéo dài và liên tục sẽ gây ra những hậu quả lên sức khoẻ của bạn.

2. Tác hại của ăn quá nhiều là gì?

Những chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe đều được cung cấp cho cơ thể qua đường ăn uống. Tuy nhiên nếu chúng ta ăn nhiều thức ăn, ăn uống vô độ không kiểm soát sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng đối với cơ thể. 

Ăn quá nhiều cùng lúc khiến bạn bị dư thừa calo
Ăn quá nhiều cùng lúc khiến bạn bị dư thừa calo

Việc ăn quá nhiều trong một lần hoặc thậm chí trong vài ngày có thể không gây ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều một cách thường xuyên có thể khiến bạn trở nên thừa cân, béo phì hoặc gây những ảnh hưởng khác đối với sức khỏe của bạn. Các tác hại của việc ăn quá no, quá nhiều bao gồm:

2.1 Cảm thấy uể oải, buồn ngủ 

Nếu ăn quá nhiều, dạ dày có thể phình to vượt quá khả năng bình thường. Điều này là để điều chỉnh lượng lớn thực phẩm mà bạn tiêu thụ. Khi bụng to có xu hướng chèn ép các cơ quan khác và khiến bạn cảm thấy khó chịu. Điều này có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, uể oải hoặc buồn ngủ. Bạn có thể cảm thấy đầy hơi và cực kỳ khó chịu.

2.2 Cảm thấy buồn nôn và nôn ói

Nếu bạn ăn nhiều thức ăn một cách thường xuyên, điều này có thể dẫn đến buồn nôn và khó tiêu. Đây là tác hại điển hình của việc ăn quá no.

2.3 Ợ chua, ợ nóng

Dạ dày của bạn sản xuất axit clohydric để phân hủy thức ăn thành dạng dễ tiêu hóa. Nếu bạn ăn nhiều thức ăn, axit từ dạ dày sẽ di chuyển lên thực quản, gây ợ chua và trào ngược axit từ dạ dày gây khó chịu. Nếu tình trạng này xảy ra lâu dài có thể gây loét dạ dày thực quản, thậm chí có thể dẫn đến ung thư thực quản. 

2.4 Tăng nguy cơ mắc một số bệnh

Thường xuyên ăn uống vô độ có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe như bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch, tăng huyết áp hoặc mỡ máu. Đây là những bệnh lý mạn tính cần điều trị suốt đời và nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở nước ta. Các bệnh lý này gây gánh nặng lên ngành y tế cũng như kinh tế cả nước.

Một đánh giá nghiên cứu năm 2014 cho thấy rằng ăn quá nhiều chất béo bão hoà có thể khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn. Nguy cơ các bệnh lý tim mạch và tăng huyết áp cũng cao lên nếu bạn cung cấp quá nhiều natri trong bữa ăn hoặc bạn uống quá nhiều bia rượu, đồ uống có cồn.

Ăn quá nhiều chất béo dễ gây ra các bệnh về tim mạch
Ăn quá nhiều chất béo dễ gây ra các bệnh về tim mạch

Nếu bạn thường xuyên ăn quá nhiều thực phẩm chế biến sẵn và nhiều đường, nhiều chất béo bão hoà điều đó cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa. Hội chứng này là tập hợp của nhiều tình trạng như huyết áp cao, lượng đường trong máu, vòng eo và mức cholesterol hoặc chất béo trung tính bất thường. Nếu không được kiểm soát, hội chứng chuyển hóa có thể dẫn đến đột quỵ, bệnh lý tim mạch có thể gây tử vong.

2.5 Thừa cân béo phì

Thừa cân và béo phì cũng là một trong những tác hại của việc ăn quá nhiều. Thừa cân là khi BMI (chỉ số khối cơ thể) ≥ 25, còn béo phì là khi BMI ≥ 30. Ăn quá nhiều thức ăn béo ngọt và các loại thức ăn nhanh chế biến sẵn làm tăng nguy cơ thừa cân béo phì. 

Thừa cân và béo phì là nguy cơ của nhiều bệnh lý mạn tính cần phải điều trị suốt đời. Và điều đáng lo ngại là tình trạng này ngày càng phổ biến ở giới trẻ. Tỷ lệ trẻ em Việt Nam bị thừa cân béo phì đang gia tăng nhanh chóng trong những năm gần đây. Đối với trẻ em, béo phì sẽ làm ảnh hưởng đến chiều cao, sự phát triển dậy thì và tiềm tàng nhiều yếu tố nguy cơ bệnh lý khác khi đến độ tuổi trưởng thành. Còn đối với người trưởng thành, thừa cân béo phì là nguyên nhân của nhiều bệnh lý như tiểu đường, tim mạch, mỡ máu…

2.6 Suy giảm chức năng não

Thường xuyên ăn nhiều thức ăn, đặc biệt là thực phẩm chế biến sẵn và nhiều đường có thể ảnh hưởng đến chức năng não.

Một nghiên cứu năm 2009 liên quan đến béo phì với sự suy giảm tinh thần ở người lớn tuổi, ngay cả khi đã kiểm soát các bệnh liên quan đến béo phì. Vì vậy, béo phì cũng có thể làm giảm khả năng nhận thức như trí nhớ.

Điều đó nói lên rằng, ăn đủ lượng và đủ chất để có được dinh dưỡng cân bằng là một cách quan trọng để hỗ trợ trí thông minh của bạn. Một số chất béo tốt cho trí não có trong thực phẩm như dầu ô liu, cá béo, các loại hạt và bơ thậm chí có thể giúp ngăn ngừa suy giảm tinh thần.

2.7 Mất ngủ do ăn uống quá nhiều 

Đi ngủ khi bụng đói có thể khiến bạn mất ngủ vào ban đêm. Tuy nhiên, bụng đầy hơi hoặc nặng nề do ăn uống vô độ cũng có thể khiến bạn khó cảm thấy thoải mái vì cơ thể bạn vẫn tập trung vào việc tiêu hóa hơn là ngủ.

Thực hiện chế độ ăn uống kĩ lưỡng giúp kiểm soát ăn uống quá nhiều
Thực hiện chế độ ăn uống kĩ lưỡng giúp kiểm soát ăn uống quá nhiều

3. Chúng ta nên làm gì để kiểm soát vấn đề ăn uống quá nhiều?

Ăn uống vô độ có thể gây ra những tác hại tức thời và lâu dài cho sức khỏe của bạn. Với công việc, cuộc sống và những giao tiếp xã hội hiện nay thì việc ăn những bữa tiệc xã giao hay những bữa buffet ăn uống thoải mái là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, để sống lâu, sống thọ và khỏe mạnh, bạn cần phải cân đối nhu cầu ăn uống của bản thân trong các bữa ăn hàng ngày cũng như các bữa tiệc. Để kiểm soát vấn đề ăn uống, tránh ăn quá no, bạn cần lưu ý các vấn đề sau đây:

  • Nên ăn chậm, nhai kỹ: Theo nghiên cứu, khi chúng ta ăn, não có thể mất tới 20 phút để ghi nhận mức độ no của chúng ta. Do đó, nếu chúng ta ăn chậm nhai kỹ sẽ giúp não bộ có đầy đủ thời gian để nhận biết là bạn ăn no hay chưa. Điều này sẽ giúp bạn tránh ăn quá no. Ngoài ra, việc ăn chậm nhai kỹ sẽ giúp dạ dày cũng nhưng hệ tiêu hoá của bạn tiêu hoá và hấp thụ thức ăn tốt hơn. 
  • Tập trung trong quá trình ăn: Trong quá trình ăn uống, tốt nhất là không nên làm việc khác như xem tivi, điện thoại, máy tính…để tránh bị phân tán tư tưởng khiến bạn sẽ không kiểm soát được lượng thức ăn.
  • Việc sử dụng bát đĩa nhỏ trong quá trình ăn có thể sẽ giúp chúng ta không ăn quá nhiều thức ăn. Tuy nhiên lượng thức ăn trong đĩa cũng cần phải kiểm soát thật tốt bằng việc cân đối giữa các nhóm đạm, đường, béo để đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng nhưng không quá nhiều.
  • Đổ đầy đĩa của bạn với những thực phẩm dễ no bổ dưỡng, hạn chế ăn quá nhiều thực phẩm chứa nhiều calo. Điều đó có nghĩa là hãy tăng cường những thực phẩm như protein nạc, chất béo lành mạnh, carbohydrate dạng sợi và rau chứa ít tinh bột sẽ giúp bạn cảm thấy no, tăng cường bổ sung vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Hạn chế thịt đỏ, các thực phẩm chứa nhiều acid béo bão hòa, thực phẩm chế biến sẵn và thức ăn nhanh sẽ giúp bảo vệ sức khỏe của bạn.
  • Việc nhịn ăn món ăn bạn yêu thích có thể dẫn đến khả năng bạn sẽ ăn chúng nhiều hơn sau này. Vì vậy, nếu bạn đang thèm món ăn nào hãy ăn chúng nhưng lưu ý là đừng ăn quá nhiều.
  • Không bỏ bữa ăn. Điều này có thể góp phần gây cảm giác thèm ăn và dẫn đến ăn quá nhiều.

Nếu bạn đang bị thừa cân béo phì do chế độ ăn uống quá nhiều, ngoài việc kiểm soát chế độ ăn, tăng cường tập luyện thể lực, bạn có thể tham khảo một số phương pháp giúp giảm cân và giảm mỡ thừa không cần xâm lấn như liệu pháp tiêu hao năng lượng. Đây là phương pháp với công nghệ hiện đại của Mỹ, khi người dùng sẽ được truyền tĩnh mạch dung dịch chứa các loại vitamin nhóm B, C và khoáng chất selen, hỗ trợ và tăng cường quá trình chuyển hóa mỡ thừa thành năng lượng ATP. Phương pháp này vừa bổ sung năng lượng cho cơ thể, giúp bạn giảm căng thẳng mệt mỏi, phòng ngừa bệnh tật, vừa làm giảm mỡ, chất béo trong cơ thể, giúp cải thiện các triệu chứng và tác hại của việc ăn quá nhiều. 

Nguồn: greatist.com, clevelandclinicabudhabi.ae

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
xem thêm
Cách giảm mỡ vùng cổ

Cách giảm mỡ vùng cổ

Mì Omachi bao nhiêu calo và ăn có béo nhanh không?

Mì Omachi bao nhiêu calo và ăn có béo nhanh không?

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Muốn sống thọ: Cần biết tác hại của việc ăn quá nhiều tinh bột

Muốn sống thọ: Cần biết tác hại của việc ăn quá nhiều tinh bột

Vì sao gan nhiễm mỡ khiến bụng to?

Vì sao gan nhiễm mỡ khiến bụng to?

18

Bài viết hữu ích?