Zalo

Tại sao béo phì lại tăng huyết áp?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Béo phì gây tăng huyết áp ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch và hệ miễn dịch toàn cơ thể. Chia sẻ sau đây sẽ làm rõ nguyên nhân tại sao béo phì lại tăng huyết áp.

1. Tại sao béo phì gây tăng huyết áp?

Béo phì là do năng lượng dư thừa tích tụ dẫn đến cơ thể sinh ra nhiều mỡ thừa. Sau khi cân nặng và kích thước cơ thể tăng nhanh do béo phì các bệnh lý nguy hiểm khác cũng tăng nguy cơ bị mắc cho người bệnh. Để lý giải tại sao béo phì lại tăng huyết áp cần đánh giá tình trạng sức khỏe của 1 vài bệnh nhân béo phì để quan sát. Theo nghiên cứu, bệnh nhân béo phì sẽ có nhiều mô mỡ vè chúng mang những kết cấu vô cùng phức tạp. Sau khi sự hình thành mô mỡ vượt quá chỉ số cho phép sẽ dẫn đến thay đổi về cách hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Tăng huyết áp với béo phì có sự ảnh hưởng vì cơ thể béo phì khiến mạch máu dễ tắc nghẽn hoặc mỡ nhiễm vào máu gây áp lực cho thành mạch. Ngoài ra, béo phì gây ra tình trạng kháng insulin khiến dinh dưỡng không đảm bảo cho hoạt động của tim. Theo các kết quả nghiên cứu, béo phì gây tăng huyết áp gián tiếp. Nguyên nhân tăng huyết áp là do tim bơm máu nhiều và các bệnh lý ảnh hưởng đến tốc độ lưu thông máu cơ thể. Chính vì thế mà các nghiên cứu đã chỉ ra rằng béo phì gây tăng huyết áp dù không phải trực tiếp gây ra.

Béo phì gây tăng huyết áp gián tiếp
Béo phì gây tăng huyết áp gián tiếp

2. Béo phì gây tăng huyết áp như thế nào?

Để đánh giá ảnh hưởng do béo phì gây tăng huyết áp cần phân tích cụ thể ở trường hợp của bệnh nhân xác định. Huyết áp tăng là do tốc độ bơm máu từ tim và sự lưu thông trong thành mạch. Áp lực lưu thông máu có thể ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố chứ không riêng béo phì. Trước tiên để hiểu tại sao béo phì gây tăng huyết áp cần kiểm tra sức khỏe và đánh giá chung tình trạng của bệnh nhân. Khi bệnh nhân ở giai đoạn béo phì mức báo động các cơ quan sẽ giảm độ nhạy và gây mất cân bằng giữa các hoạt động trao đổi chất. Theo phân tích chuyên sâu ở cơ thể béo phì lượng mỡ tăng làm lớp mỡ xung quanh các cơ quan nội tạng tăng theo. Mỡ nội tạng là nguyên nhân gây áp lực cho bụng và trực tiếp làm ảnh hưởng khả năng lưu thông máu dẫn đến ảnh hưởng huyết áp. Đối với béo phì ở bệnh nhân tiểu đường tình trạng kháng insulin sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Khi insulin không đảm bảo các hoạt động của cơ thể sẽ dẫn đến tăng cân. Với tình trạng này bệnh nhân béo phì mắc bệnh tiểu đường sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh huyết áp nghiêm trọng hơn. Khi huyết áp tăng cao nếu không kịp thời điều trị người bệnh có thể tử vong do thành mạch bị xơ cứng trong thời gian dài.

3. Cách điều trị tăng huyết áp cho bệnh nhân béo phì

Nguy cơ béo phì và tăng huyết áp có thể xuất hiện ở mọi đối tượng. Tuy nhiên, ở mỗi nhóm đối tượng có những đặc điểm khác nhau thì phương pháp điều trị cũng cần được thay đổi để phù hợp và giảm nguy cơ béo phì gây tăng huyết áp dẫn đến biến chứng

3.1. Giảm béo phì tăng huyết áp

Trước tiên khi đã hiểu tại sao béo phì gây tăng huyết áp, người bệnh nên trao đổi cùng bác sĩ đã biết nguyên nhân thực tế của bệnh bản thân đang gặp. Điều trị từ nguyên nhân gốc rễ là phương pháp được lựa chọn phổ biến giúp cho bệnh nhân tăng cơ hội khỏi bệnh và hạn chế phản ứng nguy hiểm. Với bệnh nhân béo phì thì giảm béo và duy trì thói quen dinh dưỡng được ưu tiên hàng đầu. Theo nghiên cứu giữa người bệnh có thể áp dụng giảm cân với bệnh nhân sử dụng thuốc thì nhóm dùng thuốc có nguy cơ gặp phản ứng phụ từ thuốc. Một số sự tương tác giữa huyết áp và béo phì sẽ khiến thuốc điều trị phản tác dụng. Thuốc điều trị huyết áp có thể sử dụng tuy nhiên cần được kiểm tra đánh giá để đảm bảo phù hợp. Bệnh nhân nên lưu ý những chống chỉ định và nguy cơ phản ứng từ thuốc đặc biệt là ở bệnh nhân béo phì. Ngoài ra, các phương pháp giảm béo phì kiểm soát huyết áp qua phẫu thuật chỉ nên dùng khi thực sự cần thiết.

Tránh căng thẳng mệt mỏi làm giảm tình trạng béo phì gây tăng huyết áp
Tránh căng thẳng mệt mỏi làm giảm tình trạng béo phì gây tăng huyết áp

Bên cạnh điều trị bằng y học các phương pháp tự bản thân bệnh nhân có thể ứng dụng nên được chú trọng. Xây dựng thói quen luyện tập sinh hoạt lành mạnh kết hợp dinh dưỡng hiệu quả chính là cách để bệnh nhân béo phì giảm nguy cơ tăng huyết áp. Một số lưu ý để kiểm soát huyết áp cho bệnh nhân béo phì là:

  • Luyện tập thể dục theo khả năng của cơ thể.
  • Giảm tinh bột đặc biệt là tinh bột đã qua chế biến.
  • Bổ sung thêm các thực phẩm giàu chất xơ để thúc đẩy chuyển hóa đường trong cơ thể giúp giảm vấn đề ở thành mạch.
  • Cung cấp đủ nước và các loại chất lỏng chứa dinh dưỡng giúp cơ thể tránh mất nước thúc đẩy hoạt động trao đổi chất.
  • Xây dựng thực đơn đảm bảo chất lượng dinh dưỡng theo nhu cầu của cơ thể cần.
  • Ổn định tâm lý tránh tình trạng căng thẳng mệt mỏi kéo dài.
  • Thường xuyên kiểm tra huyết áp đặc biệt là trước bữa ăn sáng.
  • Nâng cao chất lượng giấc ngủ ít nhất 8 giờ.
  • Đảm bảo nhóm thực phẩm có chứa nhiều nguyên tố như crom, magie trong thực đơn.
  • Sử dụng giấm khi nấu ăn ở mức cho phép để thúc đẩy chuyển hóa mỡ thừa giúp giảm ảnh hưởng đến mạch máu.
  • Giảm cân theo hướng dẫn của bác sĩ để kiểm soát đường huyết hiệu quả.
  • Tránh xa chất kích thích và chất gây nghiện như cà phê rượu…
  • Giảm căng thẳng và luôn giữ tâm lý thoải mái
  • Thường xuyên kiểm tra chỉ số huyết áp khi thức dậy
  • Hạn chế sử dụng thức ăn nhanh và thức ăn quá mặn

3.2. Lưu ý nguy cơ béo phì ở trẻ nhỏ

  • Tăng huyết áp thường xuất hiện ở người cao tuổi và trung niên. Tuy nhiên béo phì gây tăng huyết áp dẫn đến trẻ nhỏ là đối tượng có nguy cơ mắc phải căn bệnh này.
  • Dưới những đánh giá về sinh dưỡng và tâm sinh lý, trẻ trong độ tuổi dậy thì thường gặp vấn đề huyết áp do cơ thể phát triển khiến tim hoạt động nhiều hơn. Thêm vào đó nhu cầu và thói quen của trẻ thường hướng đến thực phẩm kém lành mạnh gây ra béo phì.
  • Nguy cơ béo phì ở trẻ không hề thấp do dinh dưỡng và ảnh hưởng từ áp lực học hành. Vì thế cần đánh giá kỹ tình trạng sức khỏe cho trẻ dưới 18 tuổi nếu phát hiện tăng cân và có nguy cơ bị béo phì.

Bài viết đã lý giải tại sao béo phì gây tăng huyết áp cùng phương pháp giảm nguy cơ tăng huyết áp và giảm béo an toàn. Với mỗi bệnh nhân cách điều trị đều cần được cân nhắc để đảm bảo phù hợp. Do đó, người bệnh nên kiểm tra tại trung tâm y tế để được bác sĩ hướng dẫn chi tiết. Ngày nay, nếu muốn giảm cân hiệu quả, bạn có thể tham khảo liệu pháp tiêu hao năng lượng. Phương pháp này sử dụng vitamin & khoáng chất để thúc đẩy sự chuyển hóa mỡ theo cơ chế tự nhiên, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Trước khi thực hiện, bạn sẽ được đánh giá sức khỏe tổng thể và bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ giảm cân phù hợp với từng người dựa trên kết quả xét nghiệm cơ bản như xét nghiệm máu, chỉ số khối cơ thể (BMI). Trong suốt quá trình thực hiện liệu trình sẽ luôn có bác sĩ theo sát, lên kế hoạch dinh dưỡng và tập luyện phù hợp với thể trạng của từng người.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Bác sĩ Vũ Thị Quỳnh Chi Xem thêm bài viết của Bác sĩ Vũ Thị Quỳnh Chi
xem thêm
Cách giảm mỡ vùng cổ

Cách giảm mỡ vùng cổ

Giảm cân có giúp giảm rối loạn chức năng tâm trương của tim không?

Giảm cân có giúp giảm rối loạn chức năng tâm trương của tim không?

Cách hiệu quả để giảm huyết áp tâm trương

Cách hiệu quả để giảm huyết áp tâm trương

Nên nhịn ăn gián đoạn bao nhiêu ngày 1 tuần để giảm cân an toàn và thúc đẩy đốt mỡ?

Nên nhịn ăn gián đoạn bao nhiêu ngày 1 tuần để giảm cân an toàn và thúc đẩy đốt mỡ?

Bị tăng huyết áp độ 2 có nguy hiểm không?

Bị tăng huyết áp độ 2 có nguy hiểm không?

210

Bài viết hữu ích?