Zalo

Cách điều trị mệt mỏi mãn tính

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Hội chứng mệt mỏi mãn tính là những rối loạn đặc trưng bởi sự mệt mỏi, yếu đuối và các khó chịu khác về cơ thể, thể trạng và thần kinh tâm lý. Những biểu hiện này ảnh hưởng hiệu quả làm việc hoặc hành đồng thời giảm các hoạt động của người bệnh. Việc xác định rõ nguyên nhân hình của hội chứng giúp cho việc điều trị mệt mỏi mãn tính được thực hiện sớm và hiệu quả.

1.  Các dấu hiệu của hội chứng mệt mỏi mãn tính

Xác định hội chứng mệt mỏi mãn tính cần thông qua các tiêu chuẩn chẩn đoán và xem xét xem tình trạng mệt mỏi do nguyên nhân nào với thời gian kéo dài bao lâu. Bên cạnh đó, người bệnh có thể dựa vào một số dấu hiệu sau:

  • Gặp tình trạng mất trí nhớ hoặc mất tập trung khi làm việc hoặc trong quá trình học tập;
  • Có thể bị viêm họng, gặp tình trạng đau đớn, lan tới các hạch bạch huyết ở cổ, nách, cũng có thể bị đau cơ bắp mà không rõ nguyên nhân;
  • Có thể bị nhức đầu với các mức độ khác nhau…

Mặc dù vậy, không có quy trình chẩn đoán hoặc xét nghiệm nào có thể xác định chính xác sự xuất hiện của hội chứng mệt mỏi mãn tính. Việc chẩn đoán hội chứng chỉ dựa vào việc loại trừ các triệu chứng khác.

Hội chứng mệt mỏi mãn tính kéo dài có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe
Hội chứng mệt mỏi mãn tính kéo dài có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe

2. Phương pháp điều trị mệt mỏi mãn tính

“Mệt mỏi mãn tính phải làm sao?” là câu hỏi đặt ra đối với cả người bệnh và bác sĩ khi điều trị hội chứng này. Chữa mệt mỏi mãn tính sẽ không có phương pháp cụ thể và nhìn chung bác sĩ sẽ thực hiện giảm các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh bằng cách phối hợp điều trị. Bài viết này sẽ nêu các cách điều trị mệt mỏi mãn tính được thực hiện theo phương pháp phối hợp:

  • Điều chỉnh hoạt động hàng ngày: Bác sĩ có thể khuyên người bệnh nên hoạt động chậm lại và tránh tình trạng căng thẳng về thể chất cũng như tâm lý. Tuy nhiên, nếu nghỉ ngơi quá nhiều có thể làm cho cơ thể bị yếu đi, các triệu chứng của bệnh lại tăng lên và làm cho tình trạng bệnh trở nên tồi tệ. Mục tiêu của hoạt động này để duy trì ở một mức độ vừa phải cho các hoạt động hàng ngày, đồng thời nhẹ nhàng tăng sức chịu đựng của cơ thể theo thời gian.
  • Tập thể dục dần dần với sự giúp đỡ của nhân viên y tế chuyên về vật lý trị liệu: Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy, tập thể dục với mức độ tăng dần có thể cải thiện khá tốt các hội chứng mệt mỏi mãn tính.
  • Liệu pháp nhận thức hành vi: Thực hiện liệu pháp này được kết hợp với các bài luyện tập giúp cải thiện đáng kể các triệu chứng của mệt mỏi mãn tính. Trong liệu pháp nhận thức hành vi thì làm việc cùng với bác sĩ tư vấn để nhận thức được suy nghĩ tiêu cực và áp dụng các biện pháp về hành vi để trì hoãn hoặc thay thế bằng những hành vi tích cực, lành mạnh.
  • Điều trị các triệu chứng hoặc chứng bệnh trầm cảm: Nếu người bệnh đang rơi vào trạng thái chán nản thì cần được chỉ định sử dụng thuốc chống trầm cảm tricyclic và chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc để cải thiện tình trạng. Thuốc chống trầm cảm cũng có thể giúp người bệnh giảm đau và cải thiện chất lượng giấc ngủ.
  • Điều trị đau với các thuốc giảm đau như acetaminophen và thuốc chống viêm không chứa steroid như aspirin và ibuprofen để giảm đau và họ sốt cho người bệnh.
  • Điều trị các vấn đề liên quan đến giấc ngủ: Khi người bệnh thay đổi các thói quen liên quan đến giấc ngủ sẽ giúp bắt đầu phục hồi giấc ngủ vào ban đêm. Nếu thực hiện điều trị lâu dài có thể bỏ qua giấc ngủ ngắn vào ban ngày, và tránh các hoạt chất kích thích gây khó ngủ như caffeine, rượu, hoặc bác sĩ có thể kê đơn thuốc ngủ trong thời gian ngắn.
  • Điều trị triệu chứng dị ứng với thuốc kháng histamin như fexofenadine, cetirizine, thuốc thông mũi có chứa pseudoephedrine có thể làm giảm triệu chứng dị ứng như chảy nước mũi…
  • Điều trị huyết áp thấp với các loại thuốc như  fludrocortisone (Florinef) và atenolol (Tenormin) có thể giúp cho người bệnh giảm thiểu triệu chứng của mệt mỏi mãn tính.
  • Điều trị các vấn đề liên quan đến hệ thần kinh: Khi các triệu chứng như chóng mặt, đau trên da và có thể thuyên giảm bằng cách sử dụng clonazepam thì bác sĩ có thể sử dụng thuốc này để chỉ định giúp làm giảm triệu chứng lo âu.
Tập thể dục giúp cải thiện tình trạng hội chứng mệt mỏi mãn tính
Tập thể dục giúp cải thiện tình trạng hội chứng mệt mỏi mãn tính

Các loại thuốc được thử nghiệm trong điều trị hội chứng mệt mỏi mãn tính:

  • Methylphenidate với thành phần psychostimulant giúp thúc đẩy và cân bằng các hóa chất trong não - chất dẫn truyền thần kinh thường được sử dụng trong điều trị rối loạn attention deficit  ADHD. Nghiên cứu về hợp chất này cho kết quả giảm bớt mệt mỏi và tập trung cải thiện ở những người có hội chứng mệt mỏi mãn tính.
  • Corticosteroid được cho rằng khi sử dụng bằng đường uống giúp cải thiện tình trạng mệt mỏi mãn tính.
  • Globulin miễn dịch và interferon sử dụng tăng cường hệ thống miễn dịch để chống nhiễm trùng. Và trong nghiên cứu thử nghiệm điều trị với hợp chất này cũng cho kết quả về lợi ích với hội chứng mệt mỏi mãn tính. Tuy nhiên, một số trường hợp gặp tác dụng phụ ở mức vừa và nặng.
  • Thuốc kháng siêu vi được xem xét khi kết nối giữa hội chứng mệt mỏi mãn tính với virus Epstein-Barr. Thuốc này có thể cải thiện được các triệu chứng của hội chứng mệt mỏi mãn tính. Tuy nhiên cách tiếp cận này vẫn cần được nghiên cứu chuyên sâu và lâu dài về hiệu quả của thuốc.
  • Ức chế cholinesterase được sử dụng để nâng cao hiệu quả của acetylcholin - hợp chất quan trong với trí nhớ, suy nghĩ và hành vi.

Ngoài ra, người bệnh cần lập kế hoạch quản lý giúp cải thiện mức độ và chất lượng cuộc sống. Với các hoạt động như:

  • Tự chăm sóc bản thân nhằm duy trì trạng thái sức khoẻ tốt.
  • Giảm thiểu các vấn đề căng thẳng trong cuộc sống đồng thời cho phép bản thân có thời gian nghỉ ngơi và thư giãn.
  • Đảm bảo chất lượng giấc ngủ cả về số lượng và chất lượng. Cần có kế hoạch phân chia đủ thời gian cho giấc ngủ và thực hành thói quen ngủ tốt, chẳng hạn như đi ngủ và thức dậy vào cùng một giờ trong ngày.
  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao với mức độ tăng dần để cải thiện triệu chứng của bệnh đồng thời nâng cao sức khỏe thể chất.
  • Duy trì thói quen lành mạnh với chế độ ăn uống cân bằng, uống nước đầy đủ, hạn chế sử dụng các chất kích thích, nghỉ ngơi đầy đủ và luyện tập thường xuyên.

Nhìn chung, tùy vào từng trường hợp cụ thể sẽ có phác đồ điều trị mệt mỏi mãn tính khác nhau. Người bệnh cần thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân gây mệt mỏi mãn tính và có phương án điều trị phù hợp. Nếu bạn cũng rơi vào tình trạng mệt mỏi mãn tính và không tìm ra cách để điều trị dứt điểm thì hãy thử áp dụng phương pháp truyền xua tan mệt mỏi đang rất được ưa chuộng hiện nay. Phương pháp này được đánh giá là có thể chăm sóc sức khỏe từ cấp độ tế bào. Bằng việc truyền các hỗn hợp chất lỏng, chất điện giải và vitamin… vào cơ thể theo đường tĩnh mạch, truyền xua tan mệt mỏi có thể giúp bạn bù khoáng, cấp nước, thải độc, giúp chống lại sự mệt mỏi do cơ thể yếu, tăng cường năng lượng tới tận tế bào. Nhờ đó nhanh chóng cải thiện tình trạng suy nhược cơ thể và lấy lại năng lượng tích cực vốn có.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Bác sĩ Vũ Thị Quỳnh Chi xem thêm bài viết cùng tác giả

16

Bài viết hữu ích?

Bài viết hữu ích?

xem thêm
Đặc điểm của hội chứng mệt mỏi mãn tính

Đặc điểm của hội chứng mệt mỏi mãn tính

Khi quá mệt mỏi thì nên làm gì để nhanh hồi phục?

Khi quá mệt mỏi thì nên làm gì để nhanh hồi phục?

Cẩn trọng với mệt mỏi không rõ nguyên nhân kéo dài

Cẩn trọng với mệt mỏi không rõ nguyên nhân kéo dài

Mất cân bằng, suy giảm năng lượng vì cuộc sống bận rộn quá mức

Mất cân bằng, suy giảm năng lượng vì cuộc sống bận rộn quá mức

Các cách xua tan mệt mỏi hiệu quả

Các cách xua tan mệt mỏi hiệu quả

16

Bài viết hữu ích?