Zalo

Đặc điểm của hội chứng mệt mỏi mãn tính

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Hội chứng mệt mỏi mãn tính đang có xu hướng gia tăng trong bối cảnh kinh tế thị trường và hội nhập hiện nay. Căn bệnh này có thể xuất hiện bởi các yếu tố như nhiễm virus, vấn đề hệ thống miễn dịch, sự mất cân bằng nội tiết hoặc chấn thương thể chất… Bệnh có thể gây nhiều ảnh hưởng, làm người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi và giảm chất lượng cuộc sống.

1. Hội chứng mệt mỏi mãn tính là gì?

Thuật ngữ hội chứng mệt mỏi mãn tính được biết đến vào năm 1988, nhưng tình trạng bệnh được mô tả khá ít, nhưng với các tên gọi khác nhau như sốt nhẹ, suy nhược thần kinh, nhiễm khuẩn mãn tính và hội chứng gắng sức. Hội chứng mệt mỏi mãn tính được mô tả nhiều nhất ở phụ nữ trẻ và trung niên. Cho đến nay thì hội chứng này được ghi nhận ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em và xuất hiện cả 2 giới. Theo thống kê, có khoảng 25% dân số gặp tình trạng mệt mỏi mãn tính, nhưng chỉ có khoảng 0.5% trường hợp có đủ tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng mệt mỏi mãn tính. Hội chứng mệt mỏi mãn tính là hội chứng mệt mỏi thay đổi cuộc sống kéo dài nhiều hơn 6 tháng, không có nguyên nhân rõ ràng, đồng thời sẽ kèm theo một số triệu chứng. Đặc biệt của hội chứng này là có thể gây ra tình trạng mệt mỏi mãn tính và không được cải thiện mặc dù người bệnh đã nghỉ ngơi.

Hội chứng mệt mỏi mãn tính gây ảnh hưởng đến cuộc sống
Hội chứng mệt mỏi mãn tính gây ảnh hưởng đến cuộc sống

Hội chứng mệt mỏi mãn tính làm ảnh hưởng đến cuộc sống, học hành, việc làm và giảm các hoạt động của người bệnh. Hơn nữa, nó cũng làm cho người bệnh cảm thấy chán nản, không muốn tham gia vào các hoạt động cộng đồng của xã hội. Hội chứng mệt mỏi mãn tính có đặc điểm giống với bệnh lý đau cơ xơ hoá, rối loạn giấc ngủ, lơ mơ, mệt mỏi và đau. Các triệu chứng này có thể xuất hiện tăng lên khi thực hiện các vận động

2. Nguyên nhân gây hội chứng mệt mỏi mãn tính

Mặc dù hội chứng mệt mỏi mãn tính có căn nguyên chưa rõ ràng, nhưng tình trạng này được chứng minh không phải do nhiễm trùng, rối loạn hormone, miễn dịch hoặc rối loạn tâm thần. Các dấu hiệu bất thường trong miễn dịch có liên quan đến hội chứng mệt mỏi mãn tính cũng được báo cáo và xem xét bao gồm: Nồng độ IgG thấp, giảm tăng sinh tế bào lympho, giảm interferon gamma khi phản ứng với thoi vô sắc, giảm độc tính tế bào của các tế bào huỷ diệt tự nhiên, hoặc các tự kháng thể lưu hành trong cơ thể, sự phức tạp của miễn dịch và các dấu hiệu khác của miễn dịch. Tuy nhiên, độ nhạy và độ đặc hiệu thích hợp để chẩn đoán mệt mỏi mãn tính hiển vấn chưa được xác định. Người thân của người bệnh mắc hội chứng mệt mỏi mãn tính có nguy cơ phát triển hội chứng này khá cao, điều này cho thấy có yếu tố di truyền hoặc môi trường tiếp xúc với bệnh này. Một số kết quả nghiên cứu đã dần xác định được yếu tố di truyền trong một số trường hợp cụ thể có thể dẫn tới hội chứng mệt mỏi mãn tính. Từ kết quả nghiên cứu này 1 số nhà nghiên cứu cũng tin rằng, nguyên nhân hình thành hội chứng mệt mỏi mãn tính có thể là do đa nhân tố bao gồm: Di truyền, vi sinh vật, độc tố, chấn thương thể chất hoặc sang chấn tâm lý.

3. Các triệu chứng của hội chứng mệt mỏi mãn tính

Hội chứng mệt mỏi mãn tính thường khởi phát khá đột ngột và xảy ra sau sự kiện tâm lý hoặc căng thẳng. Chính sự đột ngột xuất hiện của hội chứng khiến cho dấu hiệu ban đầu được mô tả giống nhiễm virus, nổi hạch, mệt mỏi nhiều, sốt và các triệu chứng của đường hô hấp. Hội chứng mệt mỏi mãn tính ban đầu có thể tự khỏi nhưng lại gây ra trạng thái mệt mỏi nghiêm và kéo dài cho người bệnh. Từ đó ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt đồng hàng ngày. Bệnh có thể nặng hơn khi thực hiện gắng sức, tuy nhiên khi được nghỉ ngơi cũng không thuyên giảm nhiều. Bệnh này còn gặp trạng thái rối loạn giấc ngủ và nhận thức với các vấn đề về trí nhớ, suy nghĩ mơ hồ, buồn ngủ quá mức, khi ngủ các giác không thoải mái. Hội chứng mệt mỏi mãn tính không có triệu chứng thực thể rõ ràng nhưng thường xuất hiện tình trạng yếu cơ, viêm khớp, đau dây thần kinh hoặc phì đại các cơ quan. Một số trường hợp có thể bị sốt nhẹ, viêm họng không xuất tiết, đau hạch và nổi hạch…

Một số loại thuốc được bác sĩ chỉ định có thể làm giảm các triệu chứng của hội chứng mệt mỏi mãn tính
Một số loại thuốc được bác sĩ chỉ định có thể làm giảm các triệu chứng của hội chứng mệt mỏi mãn tính

4. Chẩn đoán hội chứng mệt mỏi mãn tính

Để xác định được hội chứng mệt mỏi mãn tính bác sĩ có thể dựa vào các tiêu chuẩn lâm sàng, đồng thời thực hiện đánh giá xét nghiệm để loại trừ các trường hợp chứng bệnh không phải là hội chứng mệt mỏi mãn tính. Hầu hết các dấu hiệu bất thường của người bệnh đều được thực hiện đánh giá và chẩn đoán để loại trừ với bệnh khác trước khi được chẩn đoán là hội chứng mệt mỏi mãn tính. Xét nghiệm được đề xuất cho triệu chứng này sẽ hướng vào bất kỳ nguyên nhân không hội chứng mệt mỏi mãn tính nghi ngờ dựa trên kết quả khám bệnh lâm sàng của người bệnh. Nếu không có nguồn gốc nguyên nhân rõ ràng hoặc nghi ngờ thì bác sĩ sẽ chỉ định thêm các xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu, tốc độ  máu lắng, điệu giải đồ, BUN, creatinin và TSH. Nếu chỉ định hội chứng mệt mỏi mãn tính dựa vào dấu hiệu lâm sàng, thì xét nghiệm có thể được chỉ định bao gồm: Chụp X quang ngực, khảo sát giấc ngủ của người bệnh, kiểm tra sự suy giảm thượng thận. Các xét nghiệm liên quan đến huyết học và nhiễm trùng, kháng thể kháng nhân và điện quan thần kinh có thể không được chỉ định thực hiện nếu không có triệu chứng thực thể. Tiên lượng hội chứng mệt mỏi mãn tính: Ở hầu hết người bệnh có thể được cải thiện qua thời gian mặc dù không thể trở lại trạng thái ban đầu khi chưa mắc bệnh. Tuy nhiên, thời gian này có thể được tính là hàng năm và thường sự cải tiến này chỉ được một phần rất nhỏ. Một số bằng chứng nghiên cứu cho thấy chẩn đoán và can thiệp sớm với hội chứng trầm cảm mãn tính thực hiện sớm, có thể giúp cải thiện tình trạng bệnh tốt hơn.

5. Cách thức điều trị hội chứng mệt mỏi mãn tính

Điều trị hội chứng mệt mỏi mãn tính khá phức tạp, yêu cầu có sự kết hợp của nhiều liệu pháp và phù hợp với từng trường hợp người bệnh. Áp dụng liệu pháp nhận thức hành vi và chương trình luyện tập theo mức độ có thể được coi là những can thiệp hữu ích với những trường hợp mắc bệnh. Người bệnh có thể được bác sĩ chỉ định sử dụng một số loại thuốc như thuốc điều trị thể lực trong đó việc thực hiện hoạt động thể dục đóng vai trò quan trọng. Cũng có thể sử dụng thuốc không chuyên biệt như giảm đau bằng acetaminophen, ibuprofen hoặc aspirin giúp giảm cơn đau đầu, đau cơ, hoặc đau khớp. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể được chỉ định sử dụng thuốc chống trầm cảm để cải thiện tính khí, kiểm soát cơn đau và giúp người bệnh ngủ tốt hơn.

Tóm lại, hội chứng mệt mỏi mãn tính là bệnh lý khá phổ biến trên thực tế lâm sàng và thường bị nhầm lẫn với trầm cảm từ đó gây suy nhược thần kinh. Bệnh để chẩn đoán được dựa vào tình trạng kéo dài trong 6 tháng và điều trị khá phức tạp. Nếu bạn cũng rơi vào tình trạng mệt mỏi mãn tính và không tìm ra cách để điều trị dứt điểm thì hãy thử áp dụng phương pháp truyền xua tan mệt mỏi đang rất được ưa chuộng hiện nay. Phương pháp này được đánh giá là có thể chăm sóc sức khỏe từ cấp độ tế bào. Bằng việc truyền các hỗn hợp chất lỏng, chất điện giải và vitamin… vào cơ thể theo đường tĩnh mạch, truyền xua tan mệt mỏi có thể giúp bạn bù khoáng, cấp nước, thải độc, giúp chống lại sự mệt mỏi do cơ thể yếu, tăng cường năng lượng tới tận tế bào. Nhờ đó nhanh chóng cải thiện tình trạng suy nhược cơ thể và lấy lại năng lượng tích cực vốn có.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Vũ Thị Quỳnh Chi xem thêm bài viết cùng tác giả

25

Bài viết hữu ích?

Bài viết hữu ích?

ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Cách điều trị mệt mỏi mãn tính

Cách điều trị mệt mỏi mãn tính

Các cách xua tan mệt mỏi hiệu quả

Các cách xua tan mệt mỏi hiệu quả

Cảnh giác hội chứng mệt mỏi mãn tính

Cảnh giác hội chứng mệt mỏi mãn tính

Các cách giảm mệt mỏi khi làm việc quá sức

Các cách giảm mệt mỏi khi làm việc quá sức

Hướng dẫn cách day, cách bấm huyệt chữa mất ngủ

Hướng dẫn cách day, cách bấm huyệt chữa mất ngủ

25

Bài viết hữu ích?