Zalo

Xét nghiệm công thức máu để làm gì?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Kiểm tra công thức máu thường được sử dụng khi khám chữa bệnh. Tuy nhiên, hiện nay vẫn có nhiều người hiểu rõ mục đích xét nghiệm công thức máu để làm gì. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn biết được câu trả lời.
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Trịnh Hồng Trí - Trưởng khoa xét nghiệm

1. Xét nghiệm công thức máu là gì?

Máu toàn phần sẽ bao hồng tế bào máu: hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu cùng một vài thông số khác cấu thành để đảm bảo đủ khả năng mang dinh dưỡng đi toàn cơ thể. Công thức máu là thuật ngữ để nói đến những chỉ số trong máu.

Xét nghiệm công thức máu là bước đầu tìm hiểu về tình trạng cơ thể có tính bao quát nhất. Các chỉ số được phân tích trong máu có thể phản ứng tình trạng sức khỏe và được dùng nhiều trong y khoa vì hạn chế xâm lấn và có độ chính xác được đánh giá là khá cao. Kết quả công thức máu được phân chia theo từng nhu cầu xét nghiệm để bệnh nhân và bác sĩ dễ dàng xem đánh giá.

Xét nghiệm công thức máu để làm gì?
Xét nghiệm công thức máu đóng vai trò quan trọng

2. Mục đích xét nghiệm công thức máu

Xét nghiệm công thức máu là 1 kỹ thuật giúp đánh giá, kiểm tra, phát hiện bệnh và sàng lọc nguy cơ mắc một số bệnh có biểu hiện qua thông số máu. Mục đích xét nghiệm công thức máu là để:

  • Phát hiện đa hồng cầu;
  • Đánh giá nguy cơ thiếu máu hay nhiễm trùng máu;
  • Chẩn đoán khi bệnh nhân gặp tình trạng sốt, giảm cân, mệt mỏi…;
  • Đánh giá nguy cơ mắc bệnh lý huyết học;
  • Đo lường khi người bệnh mất máu để bổ sung;
  • Kiểm tra tương tác thuốc với cơ thể;
  • Kiểm tra khi bệnh nhân chảy máu bất thường;
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ.

3. Ý nghĩa kiểm tra công thức máu

Xét nghiệm công thức máu là phương pháp nhẹ nhàng dễ thực hiện mà lại cho kết quả nhanh. Đặc biệt trong các nghiên cứu, xét nghiệm công thức máu là bước đầu giúp bác sĩ nhanh chóng khoanh vùng và xác định tình trạng sức khỏe của người bệnh.

Ý nghĩa công thức máu được phân tích thông qua các kết quả định lượng của tế bào máu. Mỗi tế bào đảm nhiệm một chức năng và có ý nghĩa khác nhau:

  • Hồng cầu: Hồng cầu là tế bào máu được dùng để định lượng máu cơ thể, phát hiện bệnh thiếu máu hay dị dạng hồng cầu. Chỉ số hồng cầu thường có xu hướng giảm khiến người bệnh gặp biểu hiện: Hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, tức ngực và hạ huyết áp…
  • Bạch cầu: Bạch cầu là tế bào giúp đánh giá nguy cơ nhiễm trùng của cơ thể. Ngoài ra, chỉ số bạch cầu cũng sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán nguy cơ mắc bệnh hen, nhiễm ký sinh trùng hay dị ứng.
  • Tiểu cầu: Kích thước tiểu cầu là nhỏ nhất trong 3 tế bào máu. Tiểu cầu sẽ giúp làm đông máu ở giai đoạn đầu khi máu tiếp xúc với không khí. Với người có lượng tiểu cầu ít hoặc giảm mạnh sẽ dễ xuất huyết ở răng, trên da…
kiểm tra công thức máu
Xét nghiệm công thức máu giúp xác định tình trạng sức khỏe của người bệnh

4. Những ứng dụng khi thực hiện hiện kiểm tra công thức máu

Kiểm tra công thức máu tùy thuộc vào tình trạng thực tế của người bệnh. Với thực tế, hầu hết người bệnh được sử dụng phương pháp này để đánh giá cụ thể chỉ số hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu và huyết sắc tố.

4.1. Bạch cầu

Bạch cầu hạt (BASO, EO,NEU):

Baso là chỉ số bạch cầu hạt ưa base, EO là chỉ số bạch cầu ưa axit và NEU dùng đánh giá bạch cầu hạt trung tính. Các bạch cầu hạt được tính theo tỷ lệ hoặc con số cụ thể.

Nếu chỉ số tăng thì người xét nghiệm cần chú ý nguy cơ tăng sinh tủy, nhiễm độc hay dị ứng do rối loạn… Ngược lại, nếu giảm cần chú ý vấn đề hệ miễn dịch, nguy cơ nhiễm khuẩn và chú ý khi dùng thuốc có thành phần chứa corticoid…

Đặc biệt, nếu NEU giảm thường do nhồi máu cơ tim, nhiễm trùng  do viêm, mất máu sau qua phẫu thuật quá nhiều, căng thẳng, ung thư và bạch cầu dòng tủy… Ngoài ra, cần lưu ý kết quả kiểm tra nếu người bệnh sử dụng thuốc và kết hợp xạ trị.

Bạch cầu(LYM, MONO):

Chỉ số LYM, MOMO để đo bạch cầu lympho và MONO trong máu. Khi số lượng bạch cầu tăng người bệnh thường dễ bị nhiễm khuẩn và mắc hội chứng ung thư.. Còn nếu lượng bạch cầu giảm có thể dẫn đến thiếu máu bất sản hoặc giảm vì dùng thuốc chứa corticoid.

WBC (chỉ số bạch cầu):

Chỉ số WBC được đo trên toàn bộ thể thế máu. Nếu WBC tăng có thể là viêm, nhiễm khuẩn, bệnh lý bạch cầu ác tính, dùng thuốc có chứa corticosteroid.. Ngược lại, khi WBC giảm sẽ cảnh báo dị ứng, suy tủy và nhiễm vi rút,...

Xét nghiệm công thức máu để làm gì?
Kết quả xét nghiệm dựa trên các chỉ số hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu

4.2. Hồng cầu

HCT (Thể tích khối hồng cầu):

HCT là đại diện lượng hồng cầu trong 1 đơn vị máu được xác định. Khi HCT tăng cơ thể có thể bị máu cô đặc, thiếu oxy, lưu thông kém, đa hồng cầu và rối loạn dị ứng. Ngược lại, người tiến hành kiểm tra có thể là thiếu máu, mất máu, máu loãng và suy tủy… Phụ nữ đang mang thai có thể giảm HCT nhưng cần kiểm tra để tránh ảnh hưởng nghiêm trọng.

MCH (huyết sắc tố trung bình trong hồng cầu):

Chỉ số MCH được tính với công thức MCH = HGB/RBC. Khi huyết sắc tố trung bình tăng có thể là trường hợp như thiếu máu, hồng cầu hình cầu do di truyền… Nếu MCH giảm có thể cảnh báo thiếu sắt, thiếu máu và thiếu máu tái tạo.

MCHC (nồng độ huyết sắc tố trung bình trong hồng cầu):

Chỉ số MCHC được tính với công thức MCHC = HGB/HCT. Khi nồng độ huyết sắc tố trung bình tăng có thể là trường hợp như thiếu máu ưu sắc hồng cầu, mất nước ưu trương… Nếu MCH giảm có thể cảnh báo thiếu máu (thiếu folate hay vitamin B12), thiếu máu tái tạo, sử dụng đồ uống có cồn nhiều và xơ gan….

MCV (Thể tích hồng cầu trung bình):

Kích thước hồng cầu là chỉ số đánh giá tình trạng sức khỏe. Công thức tính là MCV = HCT/RBC. Khi MCV tăng có thể cảnh báo một số nguy cơ như: Thiếu acid folic, uống rượu nhiều ảnh hưởng gan, thiếu vitamin B12, tăng sản hồng cầu, bất sản tủy, suy tuyến giáp và tan máu… Kết quả MCV giảm thường do: Thiếu máu bệnh lý, thiếu sắt, nhiễm độc chì và suy thận mãn tính….

RBC (Số lượng hồng cầu):

Hồng cầu có ảnh hưởng đến lượng máu nên chỉ số RBC được dùng để kiểm tra tình trạng máu. Khi RBC tăng có thể do đa hồng cầu, thiếu oxy máu, máu đặc… Ngược lại, RBC giảm là cảnh báo mất máu, thiếu máu và suy tủy…

RDW (Dải phân bố kích thước của hồng cầu):

Chỉ số RDW có thể ảnh hưởng ở nhiều khía cạnh. Khi đánh giá chỉ số RDW cần so sánh đồng thời với MCV để có thể xác định tình trạng bệnh nhân đúng nhất.

  • RDW và MCV tăng: Thiếu folate, thiếu vitamin B12, thiếu máu tán huyết và bệnh bạch cầu lympho…
  • RDW tăng còn MCV bình thường: Cảnh báo sớm các bệnh lý khi RDW và MCV tăng đồng thời.
  • RDW tăng và MCV giảm: Thiếu sắt, phân mảnh hồng cầu…

4.3. Tiểu cầu

MPV (Thể tích trung bình tiểu cầu):

Chỉ số MPV sử dụng đo lượng tiểu cầu có trong một đơn vị thể tích. Khi chỉ số MPV tăng cần lưu ý các trường hợp như: Nhồi máu cơ tim tái phát, vấn đề tim sau điều trị nhồi máu cơ tim, tiền sản giật, stress và nhiễm độc tuyến giáp. Chỉ số MPV thường giảm trong các trường hợp: Thiếu máu bất sản, bạch cầu cấp, giảm sinh tủy xương và lupus ban đỏ. Một số hành động có thể làm ảnh hưởng thể tích trung bình tiểu cầu là hút thuốc, cắt lách và điều trị hóa trị…

PCT (Thể tích khối tiểu cầu):

Tiểu cầu có ảnh hưởng đến sức khỏe miễn dịch trong cơ thể. Khi chỉ số PCT giảm có thể do sử dụng đồ uống chứa cồn hay nhiễm nội độc tố.. Hầu hết các trường hợp PCT tăng luôn được báo hiệu nguy cơ ung thư đại trực tràng…

PDW (Dải phân bố kích thước của tiểu cầu):

Kích thước tiểu cầu có thể thay đổi khi bị tác động. Do đó người thường xuyên sử dụng đồ uống có cồn sẽ dẫn đến giảm PDW. Ngược lại, nhiễm khuẩn huyết, ung thư phổi, hồng cầu lưỡi liềm… sẽ dẫn đến PDW tăng.

Xét nghiệm công thức máu để làm gì?
Xét nghiệm hồng cầu

P-LCR (Tiểu cầu có kích thước lớn):

Chỉ số P-LCR giúp đánh giá tỷ lệ những tiểu cầu mang kích thước lớn hơn trung bình trên toàn bộ tiểu cầu. Khi kích thước tiểu cầu lớn tăng sẽ dẫn đến bệnh lý về máu và tim như máu đông và nhồi máu cơ tim.

PLT (Số lượng tiểu cầu):

Chỉ số PLT thường được đánh giá trên đơn vị máu toàn phần để kiểm tra sức khỏe. Khi PLT tăng thường là biểu hiện dị ứng, ung thư hay rối loạn sinh tủy… Với trường hợp PLT giảm có thể do bị tấn công hoặc không sản xuất kịp.

  • PLT giảm do sản xuất chậm có thể là dấu hiệu xơ gan, suy tủy, nhiễm vi rút, …
  • PLT giảm do phá ngủy: Máu đông xuất hiện nhiều ở thành mạch, phì đại lách…

Huyết sắc tố (HGB):

Chỉ số HGB sử dụng đánh giá tình trạng máu trên một đơn vị. Thông thường, bệnh nhân sẽ được phát hiện thiếu máu qua kết quả công thức máu HGB. Chỉ số cao thì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng máu và lưu thông. Khi chỉ số giảm kèm theo thiếu máu sẽ cần truyền máu để tránh thiếu máu dẫn đến ảnh hưởng nghiêm trọng.

Đối với bệnh nhân, xét nghiệm máu tổng quát là phương pháp để kiểm tra và phát hiện nguy cơ mắc bệnh. Đối với người khỏe mạnh, nếu thường xuyên làm kiểm tra có thể giúp kiểm soát vấn đề tăng giảm chỉ số máu đột ngột. Với người ốm sốt, xét nghiệm công thức máu là phương pháp được chọn đầu tiên để chẩn đoán bệnh. Nhóm đối tượng có bệnh hoặc đang điều trị cũng cần thực hiện kiểm tra công thức máu theo chỉ định. Nguyên nhân là vì chỉ số máu sẽ được dùng đánh giá sức khỏe và theo dõi tiến trình của bệnh.

Nhìn chung, xét nghiệm máu tổng quát là 1 phần của kiểm tra sức khỏe cũng là phương pháp hiện đại nhanh chóng giúp người bệnh nắm được tình trạng bản thân. Đồng thời dựa vào kết quả công thức máu bác sĩ sẽ dễ dàng đưa ra lời khuyên và chẩn đoán được bệnh trước khi chuyển qua giai đoạn nặng. Trong trường hợp bạn đang nghi ngờ bản thân mình gặp các vấn đề sức khỏe thì nên đăng ký xét nghiệm máu tổng quát từ cơ bản đến chuyên sâu tại cơ sở y tế uy tín. Sau khi có kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ có những tư vấn  tốt nhất về tình trạng sức khỏe của bạn và hướng xử lý phù hợp.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Vũ Thị Quỳnh Chi xem thêm bài viết cùng tác giả
Bác sĩ Trịnh Hồng Trí

BS.Trịnh Hồng Trí

Drip Hydration Hồ Chí Minh - Cơ sở 200A Cao Thắng

Chi tiết Đăng ký tư vấn
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Chỉ số công thức máu bình thường là bao nhiêu?

Chỉ số công thức máu bình thường là bao nhiêu?

Mỗi đợt nên bổ sung sắt trong bao lâu thì dừng?

Mỗi đợt nên bổ sung sắt trong bao lâu thì dừng?

Đi khám tổng quát có cần nhịn ăn không và cần nhịn trước bao lâu?

Đi khám tổng quát có cần nhịn ăn không và cần nhịn trước bao lâu?

Chỉ số LUC trong xét nghiệm máu có ý nghĩa gì?

Chỉ số LUC trong xét nghiệm máu có ý nghĩa gì?

Chỉ số RDW trong xét nghiệm máu thế nào là bình thường?

Chỉ số RDW trong xét nghiệm máu thế nào là bình thường?

63

Bài viết hữu ích?