Zalo

Tại sao cơ thể hay mệt mỏi buồn ngủ?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Trong cuộc sống thường ngày, đôi lúc bạn sẽ cảm thấy cơ thể mệt mỏi rã rời sau khi chơi thể thao, sau khi làm việc nặng hoặc đôi khi là không làm gì nhưng cũng cảm thấy mệt mỏi hoặc buồn ngủ. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là gì và việc cơ thể mệt mỏi hay buồn ngủ có liên quan đến những vấn đề nghiêm trọng nào không?
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Nguyễn Việt Cường - Bác sĩ Nội khoa

Nhiều người thường đặt ra câu hỏi rằng vì sao cơ thể mệt mỏi buồn ngủ, những nguyên nhân nào có thể gây ra vấn đề này. Một số khác lại lo ngại việc cơ thể mệt mỏi hay buồn ngủ có thể liên quan đến những vấn đề nghiêm trọng hơn hay không.

Tình trạng mệt mỏi và buồn ngủ có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân đơn giản như sau khi làm việc hoặc tập luyện thể dục với cường độ cao, đôi khi là việc cơ thể bị thiếu chất khi phải ăn kiêng…Dưới đây là một số nguyên nhân được các chuyên gia đưa ra để giải thích cho câu hỏi tại sao cơ thể hay mệt mỏi buồn ngủ.

1. Cơ thể mệt mỏi do thiếu hụt chất dinh dưỡng

Tình trạng thiếu hụt chất dinh dưỡng cần thiết như Protein, Carbohydrate, chất béo, chất xơ và một số loại vi khoáng chất… có thể dẫn đến tình trạng cơ thể thường xuyên mệt mỏi buồn ngủ. Các trường hợp dễ dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng là ở những người ăn kiêng với chế độ khắc nghiệt, các bệnh lý giảm hấp thu chất dinh dưỡng…Sự thiếu hụt của một số chất dinh dưỡng có liên quan đến sự mệt mỏi và buồn ngủ:

  • Carbohydrate: Đây là nguồn cung cấp năng lượng chính yếu cho cơ thể. Carbohydrate hay đường là một thành phần không thể thiếu cho mọi chức năng cho cơ thể, đặc biệt là cho não bộ. Lượng đường trong máu giảm xuống thường khiến cơ thể mệt mỏi rã rời và buồn ngủ. Thiếu hụt Carbohydrate là lý do chính giải thích cho câu hỏi tại sao cơ thể thường xuyên mệt mỏi buồn ngủ.
  • Protein: Đây là một hoạt chất tham gia vào các quá trình cấu tạo nên các tế bào và hoạt chất quan trọng khác của cơ thể. Vì thế, việc thiếu hụt Protein có thể ảnh hưởng đến tổng trạng của chúng ta.
  • Chất béo, chất xơ: Là những thành phần quan trọng tham gia vào hoạt động của các enzyme hay những quá trình chuyển hóa của cơ thể. Khi thiếu hụt những loại chất này, các hoạt động của cơ thể cũng sẽ bị đình trệ, hậu quả là cơ thể dễ bị mệt mỏi và buồn ngủ.
  • Các loại vi khoáng chất: Sự thiếu hụt của các loại vi khoáng chất như sắt, các Vitamin nhóm B như B2, B3, B5, B6, B9, B12, Vitamin D, Vitamin C, Magnesi, Natri, Kali…có thể ảnh hưởng lên các chất năng của cơ thể. Một số ví dụ như thiếu sắt và Vitamin B9 có thể gây thiếu máu, Vitamin B12 rất quan trọng để cung cấp oxy và sản xuất năng lượng, sự thiếu hụt vitamin D có thể gây ra mệt mỏi, thiếu Vitamin C có thể ảnh hưởng đến miễn dịch…
Thiếu hụt dinh dưỡng là nguyên nhân khiến cơ thể cơ thể mệt mỏi và buồn ngủ

Thông thường, sự mệt mỏi và buồn ngủ liên quan đến sự thiếu hụt 1 hoặc nhiều chất dinh dưỡng, sẽ cải thiện tốt khi việc cung cấp dinh dưỡng của bạn trở lại bình thường.

2. Các vấn đề về tâm lý

Đôi khi, các vấn đề tâm lý từ mức độ nhẹ như căng thẳng, lo âu, suy nghĩ tiêu cực đến các vấn đề nghiêm trọng hơn như trầm cảm hoặc stress kéo dài là gốc rễ của chứng mệt mỏi và buồn ngủ. Khi bạn căng thẳng, cơ thể sẽ sản sinh ra một chất gọi là Cortisol, chính nó là nguyên nhân gây ra những chứng viêm mãn tính, góp phần gây ra các triệu chứng như mệt mỏi.

Căng thẳng, lo lắng hay trầm cảm có thể rơi khiến bạn rơi vào tâm trạng chán nản và mệt mỏi, ảnh hưởng tiêu cực đến các hoạt động hằng ngày. Ngoài ra, việc suy nghĩ quá nhiều hay căng thẳng về một vấn đề nào đó có thể khiến bạn mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều, ăn các loại thực ăn không có lợi cho sức khỏe hay việc sử dụng chất kích thích với mục đích “quên” đi những suy nghĩ đó.

Mặc dù bạn không thể tránh khỏi những lúc căng thẳng, đặc biệt là những tình huống liên quan đến công việc hoặc gia đình, những biện pháp kiểm soát căng thẳng có thể giúp ngăn ngừa tình trạng cơ thể mệt mỏi rã rời.

3. Hạn chế vận động thể chất

Việc vận động quá sức có thể gây ra tình trạng mệt mỏi, tuy nhiên hạn chế vận động thể chất được xem là có nguy cơ cao hơn trong việc khiến cơ thể thường xuyên mệt mỏi buồn ngủ.

Quá trình vận động thể chất hay tập thể dục có thể thúc đẩy các quá trình hấp thu các chất dinh dưỡng trong cơ thể, đồng thời tăng cường quá trình hoạt động chuyển hóa, trao đổi chất, tuần hoàn…Từ đó, các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là não có thể nhận được nguồn dinh dưỡng cũng như Oxy dồi dào. Khi các chức năng trong cơ thể chúng ta vận hành và hoạt động tốt, các triệu chứng mệt mỏi và buồn ngủ gần như không thể xảy ra.

Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo không nên vận động với cường độ cao liên tục vì điều này có thể làm đốt cháy năng lượng rất nhiều và khiến cơ thể mệt mỏi rã rời sau khi tập. Trong mỗi tuần, một người lớn trưởng thành nên dành khoảng 2 tiếng 30 phút cho các hoạt động thể chất ở mức độ vừa phải.

4. Lạm dụng chất kích thích

Việc sử dụng quá nhiều hay lạm dụng chất kích thích như rượu bia, cà phê, ma túy…có thể khiến cơ thể cơ thể thường xuyên mệt mỏi buồn ngủ.

Mặc dù đồ uống chứa caffein như cà phê và nước tăng lực giúp bạn tăng cường năng lượng tạm thời, nhưng việc phụ thuộc quá nhiều vào chúng có thể khiến bạn mệt mỏi hơn vào những lúc không sử dụng. Nguyên nhân là việc dung nạp quá nhiều caffein có thể gây hại cho giấc ngủ như gây mất ngủ, tăng thức giấc vào ban đêm và buồn ngủ vào ban ngày, từ đó gây mệt mỏi.

Bên cạnh đó, việc sử dụng đồ uống có cồn như rượu bia có thể ảnh hưởng lên các hoạt động của não bộ và các cơ quan khác trong cơ thể, đặc biệt là gan. Sử dụng đồ uống có nhiều cồn có thể gây tê liệt hoặc giảm chức năng tạm thời hệ thống thần kinh, các “cơn say” có thể khiến nhiều người cảm thấy thích thú. Nhưng về lâu dài, rượu bia có thể ảnh hưởng không hồi phục lên hệ thống thần kinh cũng như gan, gây ra các bệnh lý như chứng nghiện rượu, xơ gan, ung thư gan…cơ thể thường xuyên mệt mỏi buồn ngủ ngay cả khi bạn uống rượu bia.

Rượu bia làm cơ thể mệt mỏi và buồn ngủ

5. Tác dụng phụ của thực phẩm và dược phẩm

Nhiều chuyên gia dinh dưỡng và bác sĩ cho rằng việc dị ứng thức ăn có thể gây ra triệu chứng mệt mỏi và buồn ngủ. Một ví dụ cụ thể là bệnh Celiac (tình trạng không dung nạp gluten), lúc này bạn không thể tiêu hóa được Gluten trong một số loại thực phẩm như bánh mỳ, bánh ngọt, ngũ cốc tổng hợp, gạo nâu, hạt kê… từ đó, cơ thể bạn dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi.

Ngoài ra, tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị bệnh như thuốc an thần, thuốc ngủ, thuốc kháng histamin, thuốc giảm đau và chống viêm không Steroid… cũng có thể gây ra các triệu chứng như buồn ngủ và mệt mỏi. Lời khuyên cho trường hợp này là bạn cần đọc kỹ các thành phần cũng như tác dụng phụ của thuốc trên bao bì hướng dẫn trước khi sử dụng. Bên cạnh đó, hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi quyết định sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.

6. Không uống đủ nước

Uống đủ nước là một cách để duy trì mức năng lượng, đồng thời nhiều phản ứng sinh hóa quan trọng trong cơ thể cần có sự tham gia của nước. Việc uống đủ nước để cân bằng lượng nước bị mất qua nước tiểu, phân, mồ hôi và hơi thở…sẽ giúp cơ thể tránh tình trạng mất nước. Một số nghiên cứu cho thấy rằng mất nước dẫn đến mức năng lượng thấp hơn và ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, từ đó khiến cơ thể cơ thể thường xuyên mệt mỏi buồn ngủ.

Các chuyên gia khuyến cáo một người trưởng thành nên uống đủ 2,5 - 3 lít nước mỗi ngày để giúp cơ thể hoạt động hiệu quả.

Không uống đủ nước có thể khiến cơ thể mệt mỏi

7. Một số bệnh lý mãn tính

Ngoài những nguyên nhân trên, việc mắc một số bệnh lý dưới đây có thể khiến cơ thể thường xuyên mệt mỏi buồn ngủ.

  • Suy giáp
  • Ung thư
  • Hội chứng mệt mỏi mãn tính (CFS)
  • Bệnh lý tâm thần rối loạn lo âu
  • Đái tháo đường
  • Suy tim sung huyết
  • Bệnh đa xơ cứng
  • Viêm khớp
  • Rối loạn điện giải
  • Trầm cảm
  • Thiếu máu mạn
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu
  • Các tình trạng sốt

Mệt mỏi và buồn ngủ là 2 triệu chứng thường đi kèm với nhau và có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng này. Ngoài việc nói chuyện với bác sĩ để cùng nhau tìm ra gốc rễ của vấn đề, thì hiện nay những người thường xuyên rơi vào tình trạng mệt mỏi, căng thẳng cũng lựa chọn một giải pháp khác để cải thiện sức khỏe đó là truyền vào tĩnh mạch các vi hoạt giúp bổ sung toàn diện được vitamin, axit amin và thúc đẩy glutathione để có sức khỏe, tái tạo năng lượng, tăng cường khả năng miễn dịch cho bản thân.

Lợi ích của việc truyền các loại vitamin vào tĩnh mạch không chỉ giúp tình trạng mệt mỏi, căng thẳng, buồn ngủ sớm được chấm dứt mà đồng thời còn hỗ trợ giúp tăng cường khả năng miễn dịch, rút ngắn thời gian hồi phục bệnh và tăng cường chất chống oxy hóa, phòng ngừa nhiều căn bệnh mạn tính. Từ đó có hiệu quả trong việc nâng cao sức khỏe tổng thể. Do đo, với những người có thể trạng yếu hay thường xuyên bị mệt mỏi có thể tham khảo cách trên để cải thiện tình trạng sức khỏe được sớm nhất.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Đặng Phước Bảo xem thêm bài viết cùng tác giả

95

Bài viết hữu ích?

Bài viết hữu ích?

ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Cách lấy lại tinh thần khi mệt mỏi, thường xuyên buồn ngủ, hết năng lượng

Cách lấy lại tinh thần khi mệt mỏi, thường xuyên buồn ngủ, hết năng lượng

Bị căng thẳng mệt mỏi lo âu: Đừng cố chịu kéo dài

Bị căng thẳng mệt mỏi lo âu: Đừng cố chịu kéo dài

Lúc nào cũng buồn ngủ mệt mỏi là bệnh gì?

Lúc nào cũng buồn ngủ mệt mỏi là bệnh gì?

Các loài hoa được chuyên gia khẳng định có thể giúp giảm căng thẳng

Các loài hoa được chuyên gia khẳng định có thể giúp giảm căng thẳng

Truyền hoa quả bằng liệu pháp IV

Truyền hoa quả bằng liệu pháp IV

95

Bài viết hữu ích?