Zalo

Bị căng thẳng mệt mỏi lo âu: Đừng cố chịu kéo dài

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Khi bạn bị căng thẳng mệt mỏi lo âu không nên cố chịu đựng mà cần đi khám ngay để tìm hiểu nguyên nhân. Bởi tình trạng này có thể là triệu chứng của một số bệnh lý tiềm ẩn. Chẳng hạn như tim mạch, đột quỵ, trầm cảm…

1. Vì sao bạn mệt mỏi dù không làm gì?

Mệt mỏi thường xuất hiện từ từ và dấu hiệu có thể không rõ ràng. Tuy nhiên, tình trạng mệt mỏi kéo dài sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới sức khoẻ và cuộc sống của người bệnh. 

Tình trạng mệt mỏi dù không làm gì có thể do một số nguyên nhân sau: 

  • Ngủ không đủ giấc hay bị thiếu ngủ sẽ gây ra tình trạng mệt mỏi dài ngày hay mệt mỏi kinh niên. Nhiều người trải qua cuộc sống quá nhiều áp lực và căng thẳng dẫn tới mỗi ngày họ đều không có được một giấc ngủ đầy đủ. Mặc dù thiếu ngủ không phải là một vấn đề nghiêm trọng đối với sức khỏe. Nhưng nếu mất ngủ kéo dài sẽ ảnh hưởng đến cơ thể gây tình trạng căng thẳng mệt mỏi lo âu. 
  • Trầm cảm là một tình trạng thay đổi bất thường của một số hormone điều chỉnh tâm trạng trong não. Những người mắc bệnh trầm cảm thường có xu hướng gặp nhiều vấn đề về giấc ngủ khiến cho họ luôn cảm thấy căng thẳng mệt mỏi dù không làm gì
  • Thiếu máu cũng là bệnh lý xảy ra khi số lượng hồng cầu trong máu thấp hơn so với giá trị bình thường. Những người bị thiếu máu cũng thường mệt mỏi, khó thở, chóng mặt…
  • Thiếu sắt là nguyên nhân hàng đầu của thiếu máu và được chứng minh gây ra tình trạng căng thẳng mệt mỏi lo âu kéo dài. 
  • Suy giáp xuất hiện do tuyến giáp không sản xuất đủ lượng hormone cần thiết cho cơ thể.  Các hormon tuyến giáp đóng vai trò kiểm soát trao đổi chất cũng như quá trình chuyển hóa của cơ thể. Vì vậy khi gặp tình trạng suy giáp người bệnh sẽ mệt mỏi, lo âu… 
  • Viêm gan do nhiễm một số virus hoặc do béo phì gây ra tình trạng mệt mỏi kéo dài. Bởi vì gan đảm nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể, từ lọc bỏ độc tố ra khỏi cơ thể đến sản xuất các protein hỗ trợ cho quá trình đông máu, còn chuyển hoá và lưu trữ carbs… Khi gan tổn thương thì quá trình này sẽ bị ảnh hưởng và cơ thể yếu dần dẫn đến mệt mỏi dài ngày
  • Bệnh lý đái tháo đường liên quan đến quá trình cung cấp không đủ insulin là hormone kiểm soát đường máu, từ đó khiến cơ thể gặp khó khăn trong chuyển hoá. Lượng đường máu cao gây độc tố tế bào ở các cơ quan đích, khiến cho người bệnh mệt mỏi thường xuyên và còn sụt cân mất kiểm soát. 
Thiếu ngủ gây ra tình trạng mệt mỏi kinh niên
Thiếu ngủ gây ra tình trạng mệt mỏi kinh niên

2. Hậu quả của mệt mỏi căng thẳng kéo dài?

Khi bị căng thẳng, mệt mỏi kéo dài người bệnh có thể đối diện với một số vấn đề về sức khỏe như sau:

  • Suy giảm trí nhớ và thậm chí xảy ra tình trạng teo não. Tình trạng căng thẳng kéo dài sẽ khiến cho các tế bào não bị thiếu oxy và hoạt động chức năng kém hiệu quả. Thậm chí có thể khiến cho não bị chết dần. Trong kết quả của một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, mệt mỏi, căng thẳng kéo dài khiến chất xám trong não giảm đi, não teo lại và suy giảm trí nhớ. Lúc này người bệnh sẽ khó tập trung trong học tập công việc, khả năng ghi nhớ cũng như tư duy của người bệnh trở nên khó khăn. 
  • Rối loạn tiêu hoá hoặc đau dạ dày. Hệ tiêu hoá được coi là não bộ thứ hai của cơ thể con người. Ở đây có hàng triệu tế bào thần kinh và sản xuất ra khá nhiều các hormon thần kinh được gọi là thần kinh ruột. Thần kinh ruột có hoạt động độc lập nhưng lại liên kết chặt chẽ với hệ thần kinh trung ương. Khi cơ thể căng thẳng mệt mỏi lo âu khiến quá trình dẫn truyền thần kinh thông qua dây thần kinh phế vị tác động lên hoạt động của dạ dày. Từ đó, hình thành các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày… Hơn nữa, khi hệ tiêu hoá bị mất cân bằng vi sinh vật sẽ dẫn tới một số bệnh như viêm ruột, hội chứng ruột kích thích, táo bón, đau bụng, ỉa chảy, đầy bụng, khó tiêu…
  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến bệnh tim mạch. Mệt mỏi dài ngày sẽ gây ra những rối loạn về nhịp thở, nhịp tim đồng thời tác động tới lưu lượng máu chảy đến tim. Khiến cho quá trình hoạt động của tim trở nên bất thường. Điều này cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch như tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim…
  • Tăng nguy cơ đột quỵ. Tình trạng đột quỵ rất dễ xảy ra ở người có cảm xúc quá độ trong trường hợp có mắc sẵn bệnh tâm lý. Một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người bị căng thẳng mệt mỏi lo âu kéo dài  có nguy cơ đột quỵ cao hơn so với người bình thường. Vì vậy, nếu tình trạng này không được cải thiện sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ của người bệnh. 
Bị căng thẳng, mệt mỏi kéo dài có thể gây ra một số vấn đề về sức khỏe
Bị căng thẳng, mệt mỏi kéo dài có thể gây ra một số vấn đề về sức khỏe

3. Làm gì khi bị mệt mỏi dài ngày?

Như phân tích ở trên, tình trạng mệt mỏi dài ngày ảnh hưởng không nhỏ tới sức khoẻ và cuộc sống của người bệnh. Vì vậy, nếu cần thực hiện một số điều sau nếu gặp tình trạng mệt mỏi kéo dài

  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ. Mệt mỏi là triệu chứng tiềm ẩn của nhiều bệnh lý nghiêm trọng. Vì vậy, không nên cố chịu đựng khi bị mệt mỏi, mà cần tìm ra nguyên nhân sớm để cải thiện hoặc điều trị kịp thời. Việc khám sức khỏe định kỳ sẽ giúp phát hiện các bệnh lý tiềm ẩn sớm nhất có thể, thậm chí khi chưa có dấu hiệu rõ rệt. Bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên hoặc kê đơn nhằm hỗ trợ và cải thiện tình trạng sức khỏe, tránh những ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ
  • Quản lý lại thời gian một cách hiệu quả. Tình trạng căng thẳng do công việc hoặc cuộc sống cần được người bệnh xây dựng lại một kế hoạch quản lý thời gian cân bằng giữa các công việc này nhằm tránh tình trạng quá tải gây căng thẳng. 
  • Thực hiện chế độ sinh hoạt lành mạnh với việc đảm bảo chất lượng giấc ngủ đồng thời học cách thư giãn và nghỉ ngơi. Khi giấc ngủ đủ và tốt sẽ cải thiện năng suất làm việc và cải thiện tâm lý một cách hiệu quả. Thêm vào đó, có thể thực hiện chia sẻ cảm xúc hoặc suy nghĩ cho người thân và bạn bè. Việc cởi mở trong giao tiếp sẽ giúp giảm bớt cảm giác cô đơn, hỗ trợ sức khỏe tinh thần khá tốt. 
  • Thực hiện ngồi thiền sẽ giúp cơ thể giảm căng thẳng đồng thời tăng cường sự tập trung. Động tác hít thở sâu giúp giải tỏa các áp lực về tâm lý và đem lại cảm giác thoải mái. Ngoài ra, có thể áp dụng một số bài thể dục như đi bộ hoặc các bài vận động nhẹ để cải thiện tâm trạng và giảm tình trạng căng thẳng. Mỗi ngày nên dành khoảng 30 phút để hoạt động cơ thể để mang lại lợi ích sức khỏe lâu dài. 
  • Thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học và hợp lý. Ăn uống không đủ chất hoặc không phù hợp với từng nhóm người có thể ảnh hưởng đến tâm trạng và nguồn năng lượng của cơ thể. Cần bổ sung các chất dinh dưỡng cho cơ thể theo nhu cầu khuyến nghị giúp cơ thể có đủ năng lượng để hoạt động và đủ các dưỡng chất để phát triển, học tập và làm việc. Hạn chế sử dụng caffeine, thực phẩm nhiều đường, nhiều dầu mỡ. Nên lựa chọn các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, giàu vi chất như khoáng và vitamin và khoáng chất. Cần bổ sung đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể trong ngày để giúp cho quá trình chuyển hoá diễn ra thuận lợi. 

Căng thẳng mệt mỏi lo âu là trạng thái thường gặp ở những người áp lực công việc và cuộc sống. Mặc dù, ở thời gian đầu những triệu chứng này chưa có ảnh hưởng nhiều tới sức khoẻ, nhưng nếu để lâu thì đây không còn là vấn đề nhỏ. Bởi vì nó ảnh hưởng khá nghiêm trọng tới cơ thể và có thể là triệu chứng của một số bệnh lý như tim mạch, trầm cảm…

Vì thế người mệt mỏi kiệt sức cần đi khám để loại trừ những bệnh lý liên quan có thể xảy ra. Ngoài ra, để cải thiện tình trạng mệt mỏi kiệt sức, người bệnh có thể lựa chọn giải pháp truyền xua tan mệt mỏi. Phương pháp này chính là truyền bổ sung và tái sinh với hỗn hợp chất lỏng, chất điện giải qua đường tĩnh mạch. Từ đó giúp chống lại sự mệt mỏi do cơ thể yếu đồng thời tăng cường năng lượng ở cấp độ tế bào giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục, cải thiện tâm trạng và tinh thần thoải mái. 

Nguồn: verywellmind.com - healthline.com

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Bác sĩ Vũ Thị Quỳnh Chi xem thêm bài viết cùng tác giả

14

Bài viết hữu ích?

Bài viết hữu ích?

xem thêm
Nên uống gì để hết mệt mỏi, căng thẳng kéo dài?

Nên uống gì để hết mệt mỏi, căng thẳng kéo dài?

Làm việc quá sức có nguy hiểm không? Có thể gây ra bệnh gì?

Làm việc quá sức có nguy hiểm không? Có thể gây ra bệnh gì?

Khám phá vai trò của Testosterone đối với sức khỏe tâm thần và tâm trạng

Khám phá vai trò của Testosterone đối với sức khỏe tâm thần và tâm trạng

Mất cân bằng, suy giảm năng lượng vì cuộc sống bận rộn quá mức

Mất cân bằng, suy giảm năng lượng vì cuộc sống bận rộn quá mức

Phải làm gì giảm căng thẳng mệt mỏi do áp lực công việc, cuộc sống?

Phải làm gì giảm căng thẳng mệt mỏi do áp lực công việc, cuộc sống?

14

Bài viết hữu ích?