Zalo

Phải làm gì giảm căng thẳng mệt mỏi do áp lực công việc, cuộc sống?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Mỗi người sẽ có lượng thời gian nhất định để giải quyết các công việc hàng ngày. Tuy nhiên, nếu không cân bằng được hai vấn đề này sẽ khiến cho bản thân gặp tình trạng căng thẳng mệt mỏi do bị áp lực quá lớn. Những áp lực này có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của người bệnh. Vậy phải làm gì để giảm căng thẳng mệt mỏi do áp lực công việc và cuộc sống?

1. Tác hại của căng thẳng mệt mỏi do áp lực công việc và cuộc sống?

Theo chuyên gia tâm lý, khi bị mệt mỏi, áp lực công việc và cuộc sống khiến con người trở nên uể oải, mất năng lượng và giảm sút động lực làm việc. Tình trạng này kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến thể chất mà còn tác động mạnh tới sức khỏe tinh thần. 

Những tác hại phổ biến của căng thẳng mệt mỏi do áp lực công việc và cuộc sống có thể kể đến như:

  • Tinh thần giảm sút: Những người bị áp lực công việc và cuộc sống thường khó tập trung làm việc, hay gặp các rối loạn về giấc ngủ, tâm trạng thay đổi thất thường, luôn luôn cảm thấy không hài lòng về công việc, tinh thần xuống dốc… Ở một số người bị nặng hơn sẽ có biểu hiện lo âu, mất hết tự tin, mất động cơ làm việc, dễ bị kích động, giận dữ…thậm chí một số người còn lạm dụng rượu hoặc chất gây nghiện để xua tan trạng thái này. Những người mắc tình trạng này không được điều trị kịp thời sẽ gặp những hậu quả liên quan đến trầm cảm, lo âu, rối loạn tâm thần, có thể xuất hiện các cảm xúc tiêu cực như tự đánh bản thân, và nguy hiểm hơn là có những ý nghĩ, hành động muốn tự sát. 
  • Sức khỏe bị suy mòn: Khi cơ thể căng thẳng mệt mỏi kéo dài sẽ làm rối loạn các hormon trong cơ thể gây ra sự gián đoạn cân bằng hai trạng thái ngủ và thức. Căng thẳng mệt mỏi làm cho đầu óc không được tỉnh táo, làm việc không tập trung. Hiệu suất công việc giảm sút. Mất ngủ nhiều kèm theo tinh thần mệt mỏi làm suy giảm trí nhớ. Lâu dần sẽ dẫn tới tình trạng rối loạn tâm lý, người bệnh không thể điều khiển cảm xúc, dễ nóng giận thất thường, vô cớ, tâm lý chán nản… Khi cơ thể bị căng thẳng và mệt mỏi quá mức thì tim sẽ giải phóng ra hormone cortisol làm xuất hiện các bệnh lý như tăng huyết áp, béo phì, đái tháo đường. Những người này thậm chí còn là nhóm đối tượng nguy cơ cao bị mắc các bệnh liên quan đến tim mạch, và khá nguy hiểm. 
  • Hiệu quả công việc và chất lượng cuộc sống suy giảm: Những người bị áp lực công việc và cuộc sống thường có tinh thần không tỉnh táo, khó tập trung. Họ không thể hoàn thành công việc một cách nhanh và tốt nhất. Thêm vào đó, họ không thể cân bằng được công việc và cuộc sống hàng ngày dẫn tới cả hai vấn đề này đều không thực hiện được theo mong muốn. 
Căng thẳng mệt mỏi do áp lực công việc và cuộc sống gây ra nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe
Căng thẳng mệt mỏi do áp lực công việc và cuộc sống gây ra nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe

2. Làm gì để giảm căng thẳng mệt mỏi?

Những tác hại của việc căng thẳng mệt mỏi do công việc cuộc sống, có thể ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ và đặc biệt là sức khoẻ tâm thần. Vậy, làm thế nào để giảm căng thẳng mệt mỏi giữa công việc và cuộc sống.

  •  Xây dựng kế hoạch làm việc một cách khoa học. Nêu ưu tiên những công việc quan trọng làm trước và phân chia thời gian để hoàn thành công việc, đồng thời cân bằng với cuộc sống hàng ngày. Khi có kế hoạch làm việc khoa học sẽ giúp tập trung triệt để vào công việc và quản lý thời gian tốt hơn. 
  • Thường xuyên thư giãn và tìm lại những hứng thú của bản thân. Khi mệt mỏi hoặc căng thẳng quá mức nên gạt bỏ tạm thời công việc sang một bên, và quan tâm tới sở thích của bản thân. Có thể tham gia vào các hoạt động vận động thể thao hoặc trò chuyện với bạn bè, nghe nhạc, xem phim… để tạo tinh thần thoải mái và có hứng thú để làm việc. Một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi thực hiện các hoạt động như thiền, yoga sẽ giúp giảm căng thẳng và lo âu trong công việc. Vì thế cách làm giảm căng thẳng mệt mỏi là luyện tập thường xuyên và có kế hoạch sẽ mang lại tác dụng lâu dài trong cuộc sống và công việc. 
  • Kỹ năng từ chối. Đây là kỹ năng quan trọng giúp giảm áp lực công việc vì không ôm đồm quá nhiều thứ trong cùng một lúc. Nếu cảm thấy không thể nhận thêm việc, hãy học cách từ chối để có thể hoàn thành công việc hiện tại của bản thân. Đồng thời cân bằng lượng thời gian giữa công việc và cuộc sống tránh gây áp lực cho bản thân. 
  • Chia sẻ với mọi người. Khi gặp tình trạng căng thẳng, mệt mỏi nên nói chuyện, chia sẻ với người thân hoặc bạn bè để làm cho tinh thần cảm thấy thoải mái và nhẹ nhõm hơn. Đôi khi với trường hợp chia sẻ có thể nhận lại được lời khuyên hoặc hướng giải quyết công việc một cách tích cực. 
Luyện tập thể dục thường xuyên giúp cơ thể giảm căng thẳng mệt mỏi
Luyện tập thể dục thường xuyên giúp cơ thể giảm căng thẳng mệt mỏi

3. Cách nào cân bằng sức khỏe/ tái tạo năng lượng cho người mệt mỏi?

Ngoài việc áp dụng một số cách để giúp giải tỏa căng thẳng mệt mỏi đã được nêu ở trên. Chúng ta có thể làm gì giảm căng thẳng mệt mỏi và tái tạo năng lượng một cách hiệu quả?

  • Thực hiện vận động thường xuyên. Thực hiện vận động cơ thể có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch. Nếu thực hiện các bài tập trong khoảng 30 phút mỗi ngày chẳng hạn như đạp xe, đi bộ, nâng tạ… sẽ giúp cải thiện tình trạng căng thẳng, cải thiện giấc ngủ, và khôi phục năng lượng cơ thể. 
  • Tập hít thở sâu giúp cung cấp nguồn oxy từ đó cung cấp năng lượng đáng kể cho cơ thể. Tuy nhiên, bài tập này nhiều người thực hiện sai kỹ thuật nên không đem lại hiệu quả như mong muốn. Cụ thể, nếu hít thở quá nông thì chỉ hít không khí vào phần trên chứ không phải phần đáy của phổi. Còn với trường hợp hít thở đúng, lúc này hít sâu bằng bụng để giúp tải thêm nhiều oxy đến tế bào và tạo năng lượng cho cơ thể hoạt động. 
  • Đảm bảo chất lượng giấc ngủ với thời lượng ngủ khoảng 7-9 tiếng mỗi ngày. Nếu ngủ quá ít hoặc quá nhiều sẽ gây cơ thể trạng thái mệt mỏi, do thay đổi các hoạt động sinh lý thần kinh nội tiết. 
  • Cung cấp đủ nước cho cơ thể. Trong cơ thể nước chiếm khoảng 60% khối lượng. Vì vậy nếu cơ thể bị mất nước sẽ khiến thất thoát năng lượng đi rất nhiều.
  • Giảm sử dụng các loại thực phẩm có hàm lượng đường nhiều. Mặc dù đường giúp tăng cường năng lượng cho cơ thể. Nhưng khả năng này cũng suy giảm nhanh. Thay vì ăn bánh ngọt vào bữa sáng hãy ăn một bữa ăn giàu đạm, chất béo lành mạnh và rau quả. Những thực phẩm này mới cung cấp nguồn năng lượng tốt cho cơ thể trong một ngày dài. 

Làm gì giảm căng thẳng mệt mỏi hoàn toàn không quá khó với mỗi người. Tuy nhiên, chúng ta phải nhận định được đúng thực trạng của bản thân. Nếu cần thiết có thể nhờ sự trợ giúp hoặc tư vấn từ chuyên gia tâm lý để áp dụng đúng các phương pháp làm cân bằng công việc và cuộc sống.

Không những thế, bạn còn có thể lựa chọn phương pháp truyền tái tạo năng lượng để giúp phục hồi cơ thể nhanh chóng từ cấp độ tế bào. Đây là phương pháp truyền vào tĩnh mạch các vi hoạt chất giúp bổ sung toàn diện vitamin, axit amin để thúc đẩy ty thể tận dụng NAD nhằm tạo ATP cho toàn bộ cơ thể. Vi hợp chất bao gồm: Chất lỏng, vitamin, chất điện giải, chất chống oxy hóa và axit amin sau khi truyền sẽ được hấp thụ 100% vào máu và lập tức chuyển hóa thành năng lượng, trung hòa độc tố, trẻ hóa cơ thể và tăng cường năng lượng, giúp bạn nhanh chóng phục hồi sức khỏe, chống lại sự mệt mỏi và trẻ hóa não bộ.

Nguồn: healthline.com - mentalhealth.org.uk

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Vũ Thị Quỳnh Chi xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Mất cân bằng, suy giảm năng lượng vì cuộc sống bận rộn quá mức

Mất cân bằng, suy giảm năng lượng vì cuộc sống bận rộn quá mức

Căng thẳng có hại cho hệ thống miễn dịch không?

Căng thẳng có hại cho hệ thống miễn dịch không?

Nên uống gì để hết mệt mỏi, căng thẳng kéo dài?

Nên uống gì để hết mệt mỏi, căng thẳng kéo dài?

Làm việc quá sức có nguy hiểm không? Có thể gây ra bệnh gì?

Làm việc quá sức có nguy hiểm không? Có thể gây ra bệnh gì?

Khám phá vai trò của Testosterone đối với sức khỏe tâm thần và tâm trạng

Khám phá vai trò của Testosterone đối với sức khỏe tâm thần và tâm trạng

40

Bài viết hữu ích?