Zalo

Mất cân bằng, suy giảm năng lượng vì cuộc sống bận rộn quá mức

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Mất cân bằng, suy giảm năng lượng vì cuộc sống bận rộn quá mức đang là vấn đề phổ biến với nhiều người. Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ tổng thể, trong đó liên quan đến sức khỏe tinh thần. Vì vậy, cần thực hiện sắp xếp công việc theo kế hoạch ưu tiên và chăm sóc bản thân tốt để cân bằng trạng thái và nâng cao năng suất lao động.

1. Cuộc sống quá bận rộn tác động thế nào tới sức khỏe tâm thần?

Cuộc sống bận rộn hay công việc bận rộn liên quan đến việc mỗi người sử dụng thời gian một cách hiệu quả. Một người luôn bận rộn có thể tác động đến cuộc sống cũng như sức khỏe của họ theo nhiều cách. Cụ thể, tình trạng cuộc sống quá bận rộn sẽ tác động đến sức khoẻ cảm xúc và thể chất. Thêm vào đó, tác động cả vào mối quan hệ và khả năng đạt được sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống. 

  • Với sức khoẻ cảm xúc. Bản thân mỗi người thường phải gánh chịu nhiều nghĩa vụ, trách nhiệm cũng như cam kết với công việc và cuộc sống. Khi cuộc sống bận rộn không có thời gian nghỉ ngơi sẽ khiến cho bản thân xuất hiện các trạng thái: lo lắng, trầm cảm, gia tăng căng thẳng hoặc luôn có cảm giác thất vọng, tội lỗi và tức giận. Một số người còn cảm thấy cô đơn, vô vọng vì không hoàn thành được những mục tiêu đã cam kết. Kết quả là sức khỏe tinh thần thường bị ảnh hưởng tiêu cực.
  • Với sức khỏe thể chất. Những người có cuộc sống bận rộn thường hay gặp tình trạng thiếu ngủ hoặc các dấu hiệu khác như căng cơ hoặc đau cơ, bồn chồn, nhức đầu, tình trạng viêm có thể xảy ra, chức năng miễn dịch bị giảm sút, gặp các vấn đề về tiêu hoá, tim mạch…
  • Các mối quan hệ. Khi công việc bận rộn thì bạn sẽ ít có thời gian để dành cho người thân, gia đình và bạn bè. Điều này có thể khiến cho bạn rơi vào trạng thái cô lập, cô đơn. 
Cuộc sống quá bận rộn tác động đến cả sức khoẻ cảm xúc và thể chất
Cuộc sống quá bận rộn tác động đến cả sức khoẻ cảm xúc và thể chất

2. Tình trạng mất cân bằng, suy giảm năng lượng ở người bận rộn diễn ra như thế nào?

Áp lực công việc và cuộc sống hiện nay khiến nhiều người rơi vào trạng thái mất cân bằng, suy giảm năng lượng hoạt động trong công việc. Hậu quả của tình trạng này khiến sức khỏe giảm sút, chất lượng lao động cũng giảm theo. 

Đầu tiên những người bận rộn có thể sẽ phải đối mặt với tình trạng stress, căng thẳng tột độ, thời gian dần dần kéo dài khiến cho cơ thể kiệt sức, đau đầu, mất ngủ, rối loạn giấc ngủ, hay quên. Hơn nữa tình trạng stress còn đi kèm theo với các cảm giác tiêu cực như bất an, giận dữ, hoặc sợ hãi. 

Tương tự vậy, các chuyên gia về tim mạnh cũng nhận định và đưa ra các cảnh báo về tình trạng stress trầm trọng ở những người có cuộc sống và công việc bận rộn. Tình trạng kéo dài sẽ làm tổn hại đến hệ miễn dịch cơ thể, đồng thời làm suy giảm các chức năng sinh lý khác. Từ đó, làm suy yếu khả năng chống lại bệnh tật và điều kiện ngoại cảnh của cơ thể. Thêm vào đó, những yếu tố này cũng chính là căn nguyên của bệnh tâm thần kinh với triệu chứng rối loạn trí nhớ, trầm cảm, …

Không những thế tình trạng stress còn gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch bao gồm tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, rối loạn nhịp tim, tai biến mạch máu não, đánh trống ngực… Thậm chí còn liên quan đến cả bệnh về tiêu hoá như viêm loét dạ dày tá tràng, bệnh cơ xương khớp với các chứng liên quan đến co cứng cơ, đau lưng, đau khớp,...

Stress làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Stress làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch

3. Cách để cải thiện tình trạng sức khoẻ trong điều kiện cuộc sống bận rộn

Để có thể cân bằng công việc và cuộc sống, đồng thời cải thiện tình trạng sức khỏe những người bận rộn cần lưu ý một số điều sau: 

  • Đảm bảo chất lượng giấc ngủ và ngủ đủ giấc. Giấc ngủ là một trong những điều đầu tiên bị ảnh hưởng bởi lịch trình làm việc dày đặc. Hậu quả của việc ngủ ít có thể làm đầu óc thiếu tỉnh táo, cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi. Vì thế bạn hãy cố gắng duy trì thời gian ngủ đủ với khoảng 7 tiếng cho giấc ngủ đêm.
  • Cung cấp đủ lượng nước theo nhu cầu cơ thể. Nước là thành phần quan trọng với mọi hoạt động trong cơ thể. Chỉ cần thiếu khoảng 2% nước, cơ thể và tâm trí bắt đầu hoạt động chậm lại và làm giảm năng suất lao động. Theo các chuyên gia khuyến nghị, một người khoẻ mạnh bình thường nên uống từ 4 đến 6 cốc nước mỗi ngày. Tuy nhiên, lượng nước cung cấp cho cơ thể cần được bổ sung đều đặn theo từng khung giờ. 
  • Duy trì hoạt động thể dục hàng ngày. Theo khuyến cáo của Đại học Y Khoa thể thao Mỹ nhận định, người trưởng thành nên dành ít nhất 150 đến 300 phút mỗi tuần để thực hiện hoạt động thể chất vừa phải, tương ứng với 30 phút mỗi ngày với tần suất 5 ngày/tuần. Vận động nhẹ mỗi ngày 15 đến 20 phút đều đặn sẽ mang lại những thay đổi rõ rệt trong cơ thể. Đây không chỉ là thói quen giúp tăng cường sức khỏe cho cơ thể mà còn hạn chế nguy cơ mắc bệnh cơ xương khớp, giảm đột quỵ, tim mạch, đái tháo đường…
  • Xây dựng chế độ ăn lành mạnh và khoa học. Chế độ ăn uống khoa học với việc cân bằng giữa lượng calo nạp vào với lượng calo tiêu hao bởi các hoạt động hàng ngày sẽ giúp cân bằng dinh dưỡng trong cơ thể tốt hơn. Trường hợp ăn quá ít sẽ làm cho cơ thể thiếu chất dinh dưỡng nuôi các cơ quan hoạt động. Lâu dầu sẽ khiến cơ thể bị suy nhược. 
  • Xây dựng kế hoạch làm việc. Một nhưng những lý do khiến stress chính là mất cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Với cuộc sống hiện đại, ai cũng bị cuốn vào guồng quay của công việc và sự nghiệp, nên quên đi việc cân bằng hai yếu tố này. Nếu làm việc có kế hoạch, xác định mục tiêu ưu tiên và sắp xếp công việc hợp lý sẽ giúp giải quyết công việc hiệu quả và năng suất hơn. 

Cuộc sống và công việc bận rộn khiến bạn quên đi những nhu cầu tối thiểu của bản thân. Nếu không chủ động sắp xếp công việc và cuộc sống cân bằng sẽ gây ra những ảnh hưởng cả tâm lý và thể chất. Điều này không chỉ làm giảm sút sức khỏe mà còn giảm hiệu quả, năng suất làm việc. Vì vậy, cần có kế hoạch làm việc khoa học đồng thời chăm sóc bản thân để có sức khoẻ tốt. 

Hiện nay, khi đối diện với tình trạng cơ thể thường xuyên bị mệt mỏi hay thiếu năng lượng nhiều người tìm tới phương pháp truyền vi chất trực tiếp vào tĩnh mạch. Điều này với mục đích giúp tăng cường sức khỏe, tái tạo năng lượng để cơ thể được khỏe mạnh và phục hồi nhanh chóng sau những lần làm việc căng thẳng từ đó giúp bạn nâng cao hiệu suất làm việc đồng thời đẩy lùi những nguy cơ mắc các bệnh do căng thẳng gây nên.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Vũ Thị Quỳnh Chi xem thêm bài viết cùng tác giả

7

Bài viết hữu ích?

Bài viết hữu ích?

ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Phải làm gì giảm căng thẳng mệt mỏi do áp lực công việc, cuộc sống?

Phải làm gì giảm căng thẳng mệt mỏi do áp lực công việc, cuộc sống?

Nên uống gì để hết mệt mỏi, căng thẳng kéo dài?

Nên uống gì để hết mệt mỏi, căng thẳng kéo dài?

Làm việc quá sức có nguy hiểm không? Có thể gây ra bệnh gì?

Làm việc quá sức có nguy hiểm không? Có thể gây ra bệnh gì?

Khi quá mệt mỏi thì nên làm gì để nhanh hồi phục?

Khi quá mệt mỏi thì nên làm gì để nhanh hồi phục?

Cẩn trọng với mệt mỏi không rõ nguyên nhân kéo dài

Cẩn trọng với mệt mỏi không rõ nguyên nhân kéo dài

7

Bài viết hữu ích?