Zalo

Cẩn trọng với mệt mỏi không rõ nguyên nhân kéo dài

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Mệt mỏi kéo dài không rõ nguyên nhân hay còn được gọi với tên khác là mệt mỏi mãn tính. Đây là tình trạng thường xuất hiện ở những người có tần suất làm việc nhiều, căng thẳng kéo dài ngày,… Nguyên nhân gây mệt mỏi kéo dài không rõ nguyên nhân đến từ nhiều vấn đề trong cuộc sống bao gồm thói quen sinh hoạt hoặc và mắc bệnh lý tiềm ẩn.

1. Tình trạng mệt mỏi không rõ nguyên nhân là gì?

Tình trạng mệt mỏi kéo dài không rõ nguyên nhân là cảm giác khá phổ biến thường gặp ở những người có cường độ làm việc liên tục, áp lực từ công việc lớn, căng thẳng kéo dài,... Khi không có chế độ nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý cũng dễ gây người mệt mỏi không rõ nguyên nhân và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tổng quát.

Thông thường, cảm giác mệt mỏi chỉ trong khoảng từ 1 đến 2 ngày và dần hồi phục sau đó khi được nghỉ ngơi thích hợp. Tuy nhiên, nhiều người có thời gian mệt mỏi kéo dài không rõ nguyên nhân kéo dài trong 1 đến 2 tuần hoặc thậm chí là lâu hơn. Nguyên nhân gây nên hiện tượng này tương đối đa dạng, có thể do thói quen làm việc, sinh hoạt hoặc do tình trạng bệnh lý nào đó gây nên. 

Để nhận biết mệt mỏi kéo dài không rõ nguyên nhân với những triệu chứng mệt mỏi thông thường khá đơn giản, chủ yếu dựa trên thời gian xuất hiện và kéo dài của cảm giác chán nản, mệt mỏi ở mỗi người. Theo các chuyên gia sức khỏe thì mệt mỏi kéo dài không rõ nguyên nhân còn gọi là chứng mệt mỏi mãn tính, có thể được chẩn đoán với một số dấu hiệu lâm sàng như sau:

  • Cảm giác mệt mỏi kéo dài từ 6 tháng trở lên gây ra những ảnh hưởng đến đời sống, tinh thần cũng như làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.
  • Cảm giác mệt mỏi kéo dài xuất hiện đồng thời với những dấu hiệu triệu chứng như đau nhức toàn thân, mệt nhiều ngay cả khi chỉ vận động vừa hoặc nhẹ, đau mỏi các khớp không rõ nguyên nhân, đau họng, nổi hạch ở vùng nách hoặc cổ, cảm giác mệt mỏi trở nên trầm trọng hơn sau khi ngủ dậy.

Nếu xuất hiện nhiều hơn năm dấu hiệu triệu chứng kể trên kèm theo mệt mỏi kéo dài không rõ nguyên nhân kéo dài trên 6 tháng, tốt nhất bạn cần đi khám tại các cơ sở y tế. Sau quá trình khám lâm sàng dựa trên biểu hiện, bác sĩ điều trị có thể dựa trên các yếu tố khác để chẩn đoán như đối tượng có phải nữ giới từ 30 – 35 tuổi không, có tiền sử mắc rối loạn lo âu hoặc trầm cảm hay không.

mệt mỏi không rõ nguyên nhân
Tình trạng mệt mỏi kéo dài không rõ nguyên nhân là cảm giác khá phổ biến

2. Mệt mỏi không rõ nguyên nhân kéo dài cảnh báo điều gì?

Mệt mỏi kéo dài khi làm việc quá sức, vận động nhiều… là vấn đề hết sức bình thường, chỉ cần dành thời gian nghỉ ngơi sẽ hết. Tuy nhiên, nếu thường xuyên mệt mỏi kéo dài không rõ nguyên nhân thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang mắc nhiều bệnh nguy hiểm, cụ thể:

2.1. Bệnh trầm cảm

Một trong những dấu hiệu của bệnh trầm cảm là cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, thiếu hụt năng lượng. Để chẩn đoán bệnh trầm cảm, bác sĩ điều trị sẽ cần thăm khám lâm sàng cụ thể. Khi có thêm các dấu hiệu triệu chứng khác như buồn bã, mất hứng thú với các sở thích trước đây, suy nghĩ nhiều… kéo dài trên 2 tuần hoặc có ý nghĩ tự sát thì đây có thể là bạn đang mắc trầm cảm.

2.2. Bệnh thiếu máu

Khi cơ thể bị thiếu máu dẫn đến các chức năng trao đổi các chất dinh dưỡng, oxy tới các tế bào bị suy giảm. Chính vì vậy, một trong những dấu hiệu triệu chứng lâm sàng của bệnh thiếu máu là mệt mỏi kéo dài không rõ nguyên nhân, thiếu năng lượng, uể oải.

Do lượng máu lên não không đủ là nguyên nhân mà người bệnh thường xuyên có cảm giác đau đầu, chóng mặt, thậm chí ngất xỉu. Ngoài ra, thiếu máu còn có một số dấu hiệu đặc trưng khác như da xanh, niêm mạc nhợt nhạt kém hồng…. Khi thăm khám kết hợp với thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng mà bác sĩ điều trị có thể chẩn đoán bệnh thiếu máu.

2.3. Đau nửa đầu

Trước, trong và sau khi xảy ra cơn đau nửa đầu, một số người thường cảm thấy tăng cảm giác mệt mỏi. Người bị đau nửa đầu thường cảm thấy mệt mỏi kéo dài không rõ nguyên nhân, uể oải, cáu kỉnh thậm chí rơi vào trạng thái trầm cảm kéo dài. Mệt mỏi kéo dài kết hợp với cơn đau đầu dữ dội làm suy giảm chất lượng cuộc sống của người mắc bệnh.

Thiếu máu não gây ra tình trạng mệt mỏi kéo dài không rõ nguyên nhân thì gốc tự do được xem là một trong những nguyên nhân gây tổn thương thành mạch máu, hình thành nên các mảng xơ vữa và tạo huyết khối, làm hẹp lòng động mạch dẫn đến tình trạng suy giảm lưu lượng máu đến não.

2.4. Bệnh đái tháo đường

Bệnh đái tháo đường là một bệnh lý liên quan đến rối loạn quá trình chuyển hóa trong cơ thể. Khi bị mắc bệnh tiểu đường thì các tế bào trong cơ thể không được cung cấp đủ năng lượng cần thiết cho những hoạt động cơ bản của cơ thể. Chính điều này dẫn đến tình trạng mệt mỏi kéo dài không rõ nguyên nhân ngay cả khi người bệnh không vận động nhiều.

2.5. Bệnh tuyến giáp

Tuyến giáp là cơ quan sản xuất ra các loại hormone liên quan trực tiếp tới quá trình chuyển hóa các chất dinh dưỡng trong cơ thể. Chính vì vậy, những người mắc bệnh liên quan đến bất thường ở tuyến giáp, lượng hormone được sản xuất ra quá nhiều hoặc quá ít đều làm quá trình chuyển hóa bị rối loạn. Cơ thể không được cung cấp đầy đủ năng lượng là nguyên nhân khiến người bệnh luôn ở trong trạng thái mệt mỏi kéo dài không rõ nguyên nhân.

2.6. Bệnh lao

Bệnh lao có nguyên nhân do vi khuẩn gây ra, loại vi khuẩn này tấn công và phá hủy các mô cơ thể. Gầy ốm, sụt cân và mệt mỏi kéo dài không rõ nguyên nhân là dấu hiệu triệu chứng điển hình ở những người bị mắc bệnh lao phổi. Bên cạnh đó, do tác động tâm lý, căng thẳng kéo dài gây nên các ức chế dẫn đến tình trạng người bệnh thường có xu hướng mệt mỏi kéo dài không rõ nguyên nhân và thiếu ngủ.

2.7. Hội chứng mệt mỏi mãn tính

Khi phải trải qua một giai đoạn căng thẳng, bạn sẽ cảm thấy cơ thể mệt mỏi nhiều. Nguyên nhân là do khi cơ thể bị căng thẳng sẽ tự động tiết ra lượng cortisol cao hơn nhiều so với bình thường gây ra mệt mỏi.

Đồng thời, nếu cơ thể thường xuyên phải chịu cảm giác mệt mỏi kéo dài không rõ nguyên nhân, mất năng lượng trong thời gian kéo dài trên 2 tuần, đã được các bác sĩ thăm khám mà không tìm ra nguyên nhân bệnh lý thì có thể bạn đang mắc phải hội chứng mệt mỏi mãn tính.

Cho tới hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa làm rõ cơ chế cũng như nguyên nhân gây ra hội chứng này. Tuy nhiên, có thể thấy tình trạng này ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe cũng như khả năng làm việc và sinh hoạt hàng ngày.

Nhiều người mắc hội chứng mệt mỏi mãn tính do gặp vấn đề về tâm thần như lo âu, căng thẳng quá mức,…Những trường hợp này có thể phải sử dụng các loại thuốc điều trị trầm cảm để điều trị.

2.8. Suy nhược thần kinh

Tình trạng mệt mỏi kéo dài có thể là dấu hiệu của bệnh suy nhược thần kinh. Người mắc bệnh dù nghỉ ngơi bồi dưỡng đầy đủ nhưng cũng khó phục hồi thể lực, thậm chí càng ngủ càng cảm thấy suy yếu, không có sức. Người bị suy nhược thần kinh có thể xuất hiện cảm giác mệt mỏi đi kèm với bực bội, khó chịu, không yên và khó đi vào giấc ngủ.

mệt mỏi không rõ nguyên nhân
Suy nhược cơ thể gây ra tình trạng mệt mỏi kéo dài

2.9. Bệnh lý liên quan đến huyết áp 

Tình trạng mệt mỏi kéo dài không rõ nguyên nhân có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng huyết áp cao hay thấp. Một số loại thuốc điều trị huyết áp cũng có thể gây ra tình trạng mệt mỏi. Điều này đồng nghĩa với việc thận có vấn đề nào đó liên quan đến chức năng lọc thải dẫn đến huyết áp tăng cao và gây ra bệnh thiếu máu. Huyết áp thấp thường gây ra cảm giác mệt kèm theo chóng mặt và lờ đờ. 

2.10. Bệnh liên quan viêm nhiễm 

Hầu hết các viêm nhiễm đều làm người mắc có cảm thấy ốm yếu, mệt mỏi, đặc biệt là khi chúng có kèm theo sốt. Nếu bệnh ở nội tạng như phổi, tủy xương hay cơ tim như bệnh viêm màng trong tim, viêm cơ tim, viêm phổi không triệu chứng (thường gặp ở người già), hội chứng HIV/AIDS (kèm thêm giảm cân, tiêu chảy, viêm phổi, thiếu máu), lao và viêm gan có thể làm tăng cảm giác mệt mỏi. 

2.11. Bệnh về tai mũi họng 

Viêm mũi mãn tính, viêm xoang, sưng amidan, ngưng thở khi ngủ đều có thể gây rối loạn giấc ngủ và làm giảm lượng oxy cung cấp cho các tế bào. Thậm chí bạn sẽ thường xuyên cảm thấy buồn ngủ, mệt mỏi, dễ cáu kỉnh và người mệt mỏi không rõ nguyên nhân.

2.12. Bệnh tim mạch

Người mệt mỏi không rõ nguyên nhân có thể là dấu hiệu đầu tiên của bệnh lý tim mạch như rối loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim hay bệnh mạch vành,…. Theo các nhà nghiên cứu ĐH Harvard (Mỹ) ước tính có đến 71% phụ nữ mệt mỏi trong một tháng trước khi bị nhồi máu cơ tim. Dấu hiệu triệu chứng điển hình của chứng nhồi máu cơ tim ở người bị bệnh đái tháo đường là hơi thở ngắn, mệt mỏi và không đau đớn. 

mệt mỏi không rõ nguyên nhân
Mệt mỏi không rõ nguyên nhân kéo dài có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lao

3. Làm gì khi bị mệt mỏi không rõ nguyên nhân kéo dài?

Một số triệu chứng kết hợp với người mệt mỏi không rõ nguyên nhân có thể là dấu hiệu báo trước một bệnh nghiêm trọng nào đó. Hơi thở gấp, đặc biệt là khi bạn nằm xuống hay khi tập luyện, có thể là dấu hiệu triệu chứng của bệnh lý liên quan đến mạch vành hay các bệnh liên quan tới phổi. 

Người mệt mỏi không rõ nguyên nhân do bệnh lý tim mạch tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời. Vì vậy, khi xuất hiện tình trạng mệt mỏi kéo dài không rõ nguyên nhân tốt nhất nên đi khám chuyên khoa Tim mạch để được bác sĩ chẩn đoán chính xác nhất tình trạng đang mắc phải cũng như đưa ra hướng điều trị hiệu quả.

Bài viết trên đây đã cung cấp các thông tin liên quan đến những nguyên nhân gây bệnh mệt mỏi và cách xử lý. Hi vọng những thông tin trên đây sẽ hữu ích để bạn có thể kiểm soát và giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Cử nhân điều dưỡng Ngô Thị Thảo Hiền xem thêm bài viết cùng tác giả

28

Bài viết hữu ích?

Bài viết hữu ích?

xem thêm
Khi quá mệt mỏi thì nên làm gì để nhanh hồi phục?

Khi quá mệt mỏi thì nên làm gì để nhanh hồi phục?

Mất cân bằng, suy giảm năng lượng vì cuộc sống bận rộn quá mức

Mất cân bằng, suy giảm năng lượng vì cuộc sống bận rộn quá mức

Cách điều trị mệt mỏi mãn tính

Cách điều trị mệt mỏi mãn tính

Các cách giảm mệt mỏi khi làm việc quá sức

Các cách giảm mệt mỏi khi làm việc quá sức

Hướng dẫn cách day, cách bấm huyệt chữa mất ngủ

Hướng dẫn cách day, cách bấm huyệt chữa mất ngủ

28

Bài viết hữu ích?