Zalo

Cách cải thiện tình trạng suy nhược cơ thể

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Tình trạng suy nhược cơ thể kéo dài sẽ khiến bạn gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt, ảnh hưởng đến chất lượng công việc và cuộc sống. Bạn có thể theo dõi bài viết dưới đây để biết cách cải thiện tình trạng suy nhược cơ thể 1 cách hiệu quả.

1. Suy nhược cơ thể có nguy hiểm không?

Trong cuộc sống hối hả ngày nay, bệnh suy nhược cơ thể khá phổ biến nhưng không phải ai cũng để tâm và chú ý tìm cách điều trị. Trên thực tế, nếu bạn không tìm cách khắc phục suy nhược cơ thể sớm thì thể chất và tinh thần đều sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

1.1. Suy nhược cơ thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh

Cơ thể bị suy nhược tác động không nhỏ đến hệ thần kinh, khiến cho người bệnh có thể bị suy giảm trí nhớ, giảm khả năng tập trung. Điều này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng học tập, công việc cũng như đời sống cá nhân của người bệnh.

1.2. Suy nhược cơ thể ảnh hưởng đến tinh thần

Khi bị suy nhược cơ thể, người bệnh rất hay ở trong trạng thái mệt mỏi, thiếu ngủ, thiếu năng lượng, căng thẳng và stress. Do vậy, tâm lý của họ thường bất ổn, đôi khi lạnh lùng, lãnh đạm hay ngược lại, dễ nóng giận, kích động hoặc bi quan, buồn vô cớ. Tình trạng này nếu kéo dài có thể khiến người bệnh bị suy nhược thần kinh hoặc mắc một số bệnh lý tâm thần khác như trầm cảm và rối loạn cảm xúc….

cải thiện tình trạng suy nhược cơ thể
Có nhiều cách cải thiện tình trạng suy nhược cơ thể

Tất cả các dấu hiệu suy nhược có thể xuất hiện đồng thời hay riêng lẻ tùy vào từng trường hợp. Mức độ càng nặng thì càng thể hiện rõ ở tâm lý và sức khỏe thể chất của người bệnh. Nếu để ý quan sát bạn có thể thấy rõ trên gương mặt, thói quen sinh hoạt và thái độ sống hàng ngày của họ.

1.3. Suy nhược cơ thể ảnh hưởng sức khỏe

Người bị suy nhược cơ thể kéo dài thường sẽ phải trải qua các vấn đề về sức khỏe như sau:

  • Kiệt sức, mệt mỏi kéo dài: Là tình trạng thường thấy ở những người bị suy nhược cơ thể. Họ có đặc điểm uể oải, thiếu sức sống, hay bị kiệt sức, không có sức khỏe và tinh thần làm việc. Đôi khi họ có thể hay bị đổ mồ hôi trộm, có làn da xanh tái, hay ngất xỉu và có thể ngất khi làm việc quá độ hoặc bất cứ lúc nào. Tình trạng này có thể kéo dài vài tuần, vài tháng và nếu càng để lâu thì sẽ rất khó để phục hồi như thể trạng ban đầu.
  • Hay ốm và dễ ốm vặt hơn: Một trong những dấu hiệu cơ thể suy nhược dễ thấy nhất là tình trạng suy giảm hệ miễn dịch. Bệnh nhân suy nhược cơ thể hay có hệ miễn dịch kém, dễ nhiễm virus, lây cảm cúm, hay ốm vặt, đau mỏi cơ, viêm họng và viêm đường hô hấp…
  • Khó ngủ, mất ngủ, ngủ không sâu giấc: Người bị suy nhược thường hay bị trằn trọc mất ngủ, ngủ ít, dễ gặp mộng mị, ác mộng. Vì thế họ cũng hay lờ đờ, mệt mỏi vào ngày hôm sau.
  • Ảnh hưởng sức khỏe sinh sản: Nếu là phụ nữ bệnh nhân suy nhược có thể bị rối loạn kinh nguyệt (kinh nguyệt không đều, trễ kinh, rong kinh…). Còn người đàn ông thì thường gặp khó khăn khi quan hệ tình dục và xuất tinh sớm.
  • Da dẻ xấu hơn: Tình hình sức khỏe của con người thường được phản ánh qua làn da. Nếu cơ thể bạn mệt mỏi hay suy nhược kéo dài thì da sẽ sạm đi, nổi nhiều mụn và các nếp nhăn, nám bắt đầu xuất hiện. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do cơ thể mệt mỏi, kiệt sức gây rối loạn nội tiết. Các dưỡng chất thiết yếu cần thiết cho làn da cũng không được sản sinh.
  • Sút cân đột ngột: Một số người bị suy nhược sẽ bị sụt cân rõ rệt. Nguyên nhân là bởi họ thường cảm thấy chán ăn, ăn uống không ngon miệng và cơ thể hấp thu được ít chất dinh dưỡng.
cơ thể suy nhược nên làm gì
Cơ thể suy nhược nên làm gì là thắc mắc của nhiều người

2. Bị suy nhược cơ thể phải làm sao?

“Cơ thể suy nhược nên làm gì? hay “bị suy nhược cơ thể phải làm sao?” là vấn đề được nhiều người quan tâm. Tùy vào nguyên nhân gây bệnh mà sẽ có những hướng khắc phục sao cho phù hợp. Cách cải thiện tình trạng suy nhược cơ thể tùy vào trường hợp cụ thể như sau:

  • Đối với bệnh nhân sau phẫu thuật, sinh nở: Bên cạnh việc dùng thuốc trị bệnh chính thì cũng cần bổ sung thêm dưỡng chất, chất điện giải, xây dựng chế độ ăn uống hợp lý để cải thiện tình trạng suy nhược cơ thể.
  • Đối với người lao động quá sức: Nên ăn uống đầy đủ chất đạm (protein), chất béo - lipid (thịt, cá, trứng…) và cần chú ý thêm chế độ nghỉ ngơi, học và làm việc hợp lý. Đặc biệt, cần đảm bảo giấc ngủ trưa từ 30 phút - 90 phút để cơ thể có thời gian phục hồi. Giảm thiểu căng thẳng, stress, tập thư giãn, tập thở là một trong những phương cách tốt giúp cơ thể thả lỏng, phục hồi năng lượng. Ngoài ra, bạn cũng nên thường xuyên xoa bóp, massage chân tay, vùng lưng, các khớp gối. Không uống cà phê, rượu bia, hút thuốc lá. Nếu các biểu hiện vẫn không được cải thiện sau những cải thiện tình trạng suy nhược cơ thể trên thì nên đến cơ sở y tế uy tín để được tư vấn và điều trị thích hợp.
  • Đối với bệnh nhân trầm cảm, lo âu, rối loạn thần kinh: Nếu suy nhược cơ thể do tâm lý thì người bệnh cần được bác sĩ tâm lý tư vấn cách điều trị phù hợp. Bên cạnh việc dùng các thuốc hỗ trợ như thuốc chống trầm cảm, lo âu thì người bệnh cũng được khuyến khích tham gia các hội nhóm mà mình quan tâm để có thể cùng nhau chia sẻ về cuộc sống, nhờ đó giảm bớt bi quan và dần tìm lại được niềm vui sống.

Ngoài ra, các chuyên gia y tế cũng gợi ý cách khắc phục suy nhược cơ thể thông qua việc cải thiện 3 yếu tố sau:

2.1 Chế độ ăn uống

Thực đơn ăn uống của người suy nhược ngoài đảm bảo đủ 4 thành phần cơ bản (chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin) thì cũng nên bổ sung thiều rau xanh như: cải chíp, súp lơ, các loại rau nhiều axit folic và vitamin hữu ích cho sức khỏe. Ăn thêm các loại hoa quả có vị thanh như: Thanh long, cam, nho, táo…

Để kích thích cảm giác ngon miệng, nên ăn nhiều những món ăn mà mình có cảm giác ngon và thích thú. Nếu cảm thấy ăn vẫn không ngon miệng thì nên chế biến những món ăn loãng, dễ tiêu như: Cháo, súp, yến chưng hoặc canh…

khắc phục suy nhược cơ thể
Thay đổi chế độ dinh dưỡng cũng là cách cải thiện tình trạng suy nhược cơ thể

2.2. Thiết lập thói quen tập thể dục

Việc cố vận động cơ thể cả khi người không còn chút sức lực nào nghe có vẻ không hợp lý. Tuy nhiên, bạn không cần tạo áp lực cho bản thân rằng phải tập nặng mới hiệu quả. Thậm chí ngay cả những động tác thư giãn nhẹ nhàng, giãn cơ tầm 15 - 20 phút cũng đã có thể giúp bạn cải thiện sức khỏe tim mạch, cơ bắp và phổi…

Dù có thể bạn không hề muốn bước chân ra khỏi phòng nhưng hãy cố gắng ngồi dậy, bật vài bài nhạc yêu thích và vận động tay chân nhẹ nhàng để máu huyết lưu thông. Không sớm thì muộn bạn sẽ nhận ra hoạt động này sẽ khiến bạn cảm thấy tốt hơn rất nhiều và cải thiện tình trạng suy nhược cơ thể hiệu quả.

2.3. Sử dụng thuốc khi cần thiết

Với những người bệnh suy nhược cơ thể do bệnh lý thì có thể cần sử dụng thuốc đặc trị khi cần thiết. Đó có thể là các loại thuốc giảm đau hay các thực phẩm chức năng nhằm bổ sung dưỡng chất cho cơ thể, giúp người bệnh cải thiện tình trạng suy nhược do thiếu chất. Bên cạnh bổ sung qua đường ăn uống thì bổ sung qua đường tiêm bắp, tiêm dưới da, truyền qua đường tĩnh mạch sẽ giúp cơ thể hấp thu gần như 100% và tác dụng nhanh hơn.  Các gói truyền như vitamin B, vitamin C,... sẽ giúp tái tạo năng lượng cải thiện hội chứng mệt mỏi mãn tính.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Hồ Giáng My xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Suy nhược cơ thể có nguy hiểm không? Có gây chết người không?

Suy nhược cơ thể có nguy hiểm không? Có gây chết người không?

Bị suy nhược cơ thể nên ăn uống gì để mau hồi phục?

Bị suy nhược cơ thể nên ăn uống gì để mau hồi phục?

Khi cơ thể mệt mỏi có nên truyền nước?

Khi cơ thể mệt mỏi có nên truyền nước?

Tình trạng suy nhược cơ thể kéo dài có nguy hiểm không?

Tình trạng suy nhược cơ thể kéo dài có nguy hiểm không?

Cách bổ sung dinh dưỡng cho người suy nhược cơ thể

Cách bổ sung dinh dưỡng cho người suy nhược cơ thể

60

Bài viết hữu ích?