Lao là bệnh lý truyền nhiễm nguy hiểm, có thể gặp ở hầu hết các cơ quan bộ phận trong cơ thể, gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và tính mạng người bệnh. Theo WHO, lao là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 2 trong số các bệnh truyền nhiễm chỉ sau COVID- 19 trên Thế giới. Trong đó, bệnh lao phổi là bệnh lý phổ biến và là nguồn lây chính trong cộng đồng.
1. Lao phổi là bệnh gì?
Lao phổi là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lao (Mycobacterium tuberculosis) xâm nhập vào phổi và gây bệnh. Vi khuẩn này có thể lan truyền ra môi trường xung quanh và xâm nhập vào cơ thể con người bằng đường hô hấp qua các giọt bắn khi ho, hắt hơi hay đờm của những người đang mắc bệnh lao. Ngoài ra, các vi khuẩn này cũng có thể gây bệnh ở các cơ quan khác như: Lao màng phổi, lao hạch, lao xương khớp và lao sinh dục…
Tuy nhiên, không phải bất cứ ai nhiễm vi khuẩn lao đều mắc bệnh lao phổi. Nhờ hệ miễn dịch của cơ thể nên hầu hết các những người nhiễm vi khuẩn sẽ không biểu hiện thành bệnh. Một số các trường hợp có hệ miễn dịch không chống lại được các vi khuẩn này nên biểu hiện thành bệnh lao, đặc biệt với các bệnh nhân suy giảm miễn dịch như HIV/AIDS.
Tuy gây nguy hiểm đến sức khoẻ, nhưng bệnh lao phổi có thể phòng ngừa và nếu được phát hiện sớm, điều trị tích cực, hoàn toàn có thể chữa khỏi được.
2. Dấu hiệu bệnh lao phổi thường gặp
Bệnh lao phổi có biểu hiện tiến triển từ từ qua thời gian dài, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý ở phổi khác. Do đó nguy cơ lây bệnh cho người xung quanh cũng tăng cao. Các dấu hiệu bệnh lao phổi thường gặp bao gồm:
Ho kéo dài là triệu chứng thường gặp nhất, người bệnh có thể ho khan, ho khạc đờm hay ho máu và kéo dài suốt nhiều tuần, nhiều tháng.
Một số các trường hợp nhiễm vi khuẩn lao trong cơ thể nhưng không có biểu hiện bệnh gọi là bệnh lao tiềm ẩn. Các trường hợp lao tiềm ẩn không gây truyền nhiễm vi khuẩn lao sang những người xung quanh.
3. Cách điều trị bệnh lao phổi hiện nay
Điều trị bệnh lao phổi hiện nay thường dựa vào chế độ điều trị kéo dài sử dụng các loại kháng sinh đặc biệt. Dưới đây là cách điều trị bệnh lao phổi hiện nay:
Thuốc chống lao (antituberculosis drugs): Điều trị bệnh lao phổi chủ yếu dựa vào sử dụng một hoặc nhiều loại thuốc kháng sinh, bao gồm Isoniazid, Rifampin, Pyrazinamide, Ethambutol và Streptomycin. Phương pháp phối hợp này giúp tiêu diệt các vi khuẩn lao phổi và ngăn sự phát triển của chúng.
Chế độ điều trị kéo dài: Điều trị lao phổi thường kéo dài từ 6 đến 9 tháng hoặc thậm chí lâu hơn, tuỳ thuộc vào loại lao và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Chế độ điều trị kéo dài là quan trọng để đảm bảo loại bỏ hoàn toàn các vi khuẩn lao và ngăn ngừa sự tái phát.
Chăm sóc y tế định kỳ: Bệnh nhân lao cần được theo dõi thường xuyên để đảm bảo rằng họ tuân thủ đúng liều lượng và chế độ điều trị. Các xét nghiệm định kỳ cũng được thực hiện để kiểm tra tiến trình điều trị và xác định sự tái phát.
Chế độ ăn uống và dinh dưỡng lành mạnh: Một chế độ ăn uống cân đối và dinh dưỡng là quan trọng để tăng cường sức khỏe và hỗ trợ quá trình phục hồi.
Hỗ trợ tinh thần: Bệnh lao có thể gây ra căng thẳng tinh thần. Hỗ trợ tinh thần từ gia đình, bạn bè và chuyên gia tâm lý có thể giúp bệnh nhân duy trì tinh thần lạc quan và tuân thủ chế độ điều trị.
Ngừng hút thuốc và tránh tiếp xúc với thuốc lá: Hút thuốc và tiếp xúc với thuốc lá có thể làm trầm trọng thêm tình trạng lao phổi. Ngừng hút thuốc và tránh môi trường có khói thuốc lá là quan trọng.
4. Cách phòng ngừa bệnh lao phổi hiệu quả
Bệnh lao phổi không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người mà còn có khả năng lây truyền cao trong cộng đồng. Do đó cần chủ động phòng tránh mắc bệnh lao và ngăn ngừa sự chuyển từ nhiễm lao sang bệnh lao. Một số biện pháp phòng ngừa bệnh lao phổi hiệu quả gồm:
Tiêm ngừa vaccin phòng bệnh lao (BCG) cho trẻ em.
Vệ sinh sạch sẽ, giữ thông thoáng nơi ở và nơi làm việc, rửa tay bằng xà phòng thường xuyên đặc biệt sau khi ho, hắt hơi, hay khạc đờm.
Che miệng khi ho, hắt hơi, khạc đờm vào khăn giấy và bỏ vào đúng nơi quy định.
Chú ý giữ khoảng cách, đeo khẩu trang ở nơi đông người, khi đang mắc các bệnh về đường hô hấp hoặc tiếp xúc với những người đang mắc bệnh hô hấp, đặc biệt bệnh lao.
Thực hiện chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức đề kháng cơ thể.
Khi có các dấu hiệu bệnh lao phổi đã nêu ở trên, cần đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị sớm nhất có thể.
Khi mắc bệnh lao, người bệnh cần được cách ly, nếu cần tiếp xúc với người khác cần phải trang bị các phương tiện bảo hộ cho cả hai.
Bệnh nhân lao phổi cần tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ và tái khám đúng hẹn.
Bài viết đã cung cấp các kiến thức cần biết về bệnh lao phổi, hy vọng bạn sẽ có được các thông tin hữu ích. Từ đó chăm sóc sức khỏe của mình và người thân được tốt nhất.
Nguồn tham khảo:
Hướng dẫn chẩn đoán điều trị và dự phòng bệnh lao, 2020. Bộ Y tế
Tuberculosis. WHO
Tuberculosis (TB). NHS
Understanding Tuberculosis: Causes, Symptoms, and Treatment Options. WebMD
Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số
094 164 8888