Zalo

Hen phế quản là gì? Cách nhận biết và phòng ngừa hiệu quả

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Hen phế quản là 1 bệnh lý mạn tính thường gặp và ngày càng tăng cao trên thế giới. Nếu không được chẩn đoán và điều trị hợp lý, hen phế quản có thể gây ảnh hưởng đến đời sống và nguy hiểm cho người bệnh. Hen phế quản hiện chưa được điều trị khỏi hoàn toàn, tuy nhiên có thể kiểm soát tốt nhờ vào sử dụng thuốc và sinh hoạt hợp lý.

1. Hen phế quản là gì?

Hen phế quản là tình trạng co thắt, phù nề đường thở do viêm mạn tính niêm mạc phế quản, gây suy giảm chức năng phổi biểu hiện bởi các cơn ho, khó thở, khò khè, nặng ngực tái phát nhiều lần. Bệnh có thể tự hồi phục hoặc nhờ vào thuốc.

Hen phế quản là tình trạng co thắt, phù nề đường thở do viêm mạn tính niêm mạc phế quản 

2. Yếu tố nguy cơ gây xuất hiện cơn hen phế quản

Các yếu tố thường gặp gây tăng nguy cơ xuất hiện cơn hen bao gồm:

  • Hút thuốc lá và tiếp xúc với khói thuốc.
  • Tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng cho người bệnh như phấn hoa, lông động vật, hải sản…
  • Sinh hoạt, làm việc trong môi trường ô nhiễm, nhiều ẩm mốc, khói bụi, hoá chất.
  • Nhiễm trùng đường hô hấp.
  • Sử dụng thuốc Aspirin, các loại thuốc ức chế bêta hay thuốc chống viêm không Steroid.
  • Tiếp xúc với không khí lạnh và khô.
  • Vận động quá sức.
  • Lo âu, căng thẳng kéo dài.
  • Sử dụng các loại dụng cụ phun hít trong điều trị bệnh không đúng cách.

3. Dấu hiệu của hen phế quản

Cơn hen phế quản thường được báo hiệu bởi những triệu chứng: Hắt hơi, sổ mũi, ngứa họng, ngứa mũi… và xuất hiện với các triệu chứng điển hình gồm: Khò khè, khó thở, ho, tức nặng ngực.

Cơn hen thường khởi phát nhanh, khó thở tăng dần, người bệnh phải ngồi dậy hay gắng sức để thở khiến không đủ sức để nói. Cơn khó thở có thể kéo dài trong thời gian ngắn và tự thuyên giảm hoặc cũng có thể kéo dài hàng giờ, hàng ngày có thể dẫn đến suy hô hấp gây nguy hiểm cho người bệnh. 

Sau cơn khó thở, bệnh nhân thường ho dài và khạc đờm nhiều, đờm thường trong và quánh.

Cơn hen thường xuất hiện về đêm hoặc sáng sớm, do đó người bệnh bị mất ngủ khiến tinh thần và thể lực cũng giảm sút, người mệt mỏi, chán ăn, sụt cân… Ngoài ra, cơn hen cũng hay xuất hiện khi thay đổi thời tiết hoặc khi tiếp xúc với các yếu tố khởi phát.

4. Phòng ngừa tái phát cơn hen

Mặc dù hen phế quản hiện nay chưa được điều trị khỏi hoàn toàn nhưng người bệnh có chủ động để kiểm soát các triệu chứng và duy trì chất lượng cuộc sống tốt hơn bằng cách:

  • Cai thuốc lá, thuốc lào và tránh tiếp xúc với khói thuốc.
  • Tránh tiếp xúc với những nơi có môi trường ô nhiễm, nhiều bụi bẩn, phấn hoa, động vật có lông…
  • Tránh sử dụng các thực phẩm gây dị ứng cho người bệnh, các loại thực phẩm chứa chất bảo quản, chứa sulfite như: Hải sản, dưa muối, salad trộn, trái cây sấy khô, thức uống đóng chai, rượu, bia,…
  • Vệ sinh nơi ở thường xuyên, giữ môi trường thoáng mát.
  • Giữ ấm cơ thể.
  • Vận động phù hợp với thể trạng, tránh quá sức.
  • Thận trọng khi sử dụng các loại thuốc: Aspirin, các loại thuốc ức chế bêta hay thuốc chống viêm không Steroid, tốt nhất nên hỏi ý kiến bác sĩ khi cần.
  • Tuân thủ nghiêm ngặt theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ, sử dụng đúng cách các loại dụng cụ phun hít.
  • Tiêm phòng vacxin cúm và phế cầu định kỳ.
  • Giữ tinh thần thoải mái, tránh lo âu, căng thẳng, xúc động.
Cai thuốc lá giúp phòng tránh hen phế quản hiệu quả 

Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về bệnh hen phế quản, các triệu chứng và cách phòng ngừa hiệu quả. Để bảo vệ sức khỏe tốt nhất, ngay khi thấy các dấu hiệu của bệnh hen phế quản, bạn nên đến cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và có chỉ định điều trị phù hợp.

Nguồn tham khảo: Asthma. WebMD

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Võ Ngọc Nhi xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Phòng ngừa đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Phòng ngừa đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Dấu hiệu và cách phòng ngừa bệnh lao phổi

Dấu hiệu và cách phòng ngừa bệnh lao phổi

Nên ăn gì để tăng cơ mông nhanh?

Nên ăn gì để tăng cơ mông nhanh?

Ăn rau bina tăng cơ bắp như thế nào?

Ăn rau bina tăng cơ bắp như thế nào?

Tế bào gốc có thể biến thành xương và chất béo thế nào?

Tế bào gốc có thể biến thành xương và chất béo thế nào?

4

Bài viết hữu ích?