Zalo

Phòng ngừa đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hay COPD, là 1 bệnh lý nguy hiểm, ngày càng phổ biến, đặc biệt ở các nước có tỷ lệ hút thuốc lá, thuốc lào cao. Đây là 1 trong những nguyên nhân gây tử vong và tàn phế hàng đầu thế giới. Khi đã được chẩn đoán mắc COPD, cần kiểm soát tránh tái phát đợt cấp để cải thiện tình trạng bệnh tốt nhất có thể.
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Võ Ngọc Nhi - Bác sĩ Nội

1. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là gì?

COPD là bệnh lý mãn tính xảy ra do sự tắc nghẽn đường thở tiến triển trong thời gian dài liên quan đến đáp ứng viêm ở phổi mà nguyên nhân hàng đầu là thuốc lá.

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính xảy ra do sự tắc nghẽn đường thở trong thời gian dài 

2. COPD có nguy hiểm không?

Ở những bệnh nhân COPD, tình trạng viêm nhiễm ở phổi diễn ra thường xuyên khiến phổi ngày càng tổn thương, hiệu quả của quá trình trao đổi khí ở phổi giảm nên lượng Oxy trong máu cũng giảm. Do đó, nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị tích cực, người bệnh sẽ xuất hiện khó thở ngày càng tăng và lâu dài có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như: Suy hô hấp, suy tim và nhiễm trùng hô hấp,… 

3. Triệu chứng của đợt cấp COPD

Bệnh nhân COPD sau khi được điều trị ổn định, nếu tình trạng bệnh đột ngột nặng lên, được biểu hiện bởi các triệu chứng bệnh trở nên trầm trọng hơn gọi là đợt cấp COPD. Các triệu chứng này bao gồm:

  • Khó thở tăng lên: Người bệnh thấy khó thở ngay cả khi nghỉ ngơi, phải gắng sức để thở khiến không đủ sức để nói, có thể xuất hiện tím môi, tay, chân.
  • Ho tăng lên: Người bệnh ho nhiều hơn bình thường, ho liên tục, có thể ho khan hoặc kèm theo đờm.
  • Khạc đờm: Người bệnh khạc đờm nhiều hơn thường ngày hoặc đờm có sự thay đổi tính chất và màu sắc như từ trong, loãng chuyển thành đờm đục, vàng, xanh và đặc hay chuyển thành đờm mủ.

Ngoài các triệu chứng chính trên, đợt cấp COPD còn có biểu hiện: Lo âu, mất ngủ, tim đập nhanh, hồi hộp, vã mồ hôi, sốt, chân phù, lú lẫn và hôn mê,…

4. Các yếu tố làm tăng nguy cơ xuất hiện đợt cấp COPD

Đợt cấp COPD có thể xuất hiện bởi các yếu tố sau:

  • Nhiễm trùng: Khoảng 70-80% số đợt cấp COPD khởi phát do nguyên nhân nhiễm virus, vi khuẩn.
  • Hút thuốc lá: Khói thuốc lá là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây bệnh COPD cũng như khởi phát đợt cấp của nó.
  • Ô nhiễm không khí: Sống và làm việc trong môi trường nhiều bụi bẩn, hoá chất, khói bếp, khói từ các nhiên liệu đốt…
  • Thời tiết lạnh đột ngột.
  • Sử dụng thuốc điều trị không điều độ, không đúng cách, tự ý bỏ thuốc.
  • Sử dụng thuốc an thần và thuốc ngủ…
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Hút thuốc lá làm trầm trọng thêm bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính 

5. Phòng ngừa tái phát đợt cấp COPD

Khi bệnh nhân COPD có số đợt cấp trong 1 năm xuất hiện càng nhiều, tình trạng bệnh ngày càng nghiêm trọng. Vì vậy ta nên chủ động phòng ngừa khởi phát đợt cấp bằng cách:

  • Tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, tái khám đúng hẹn, không tự ý bỏ hay thêm thuốc, nếu cần hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị.
  • Cai thuốc lá: Hiện nay có các loại thuốc giúp hỗ trợ cai thuốc lá như Nicotine thay thế, Bupropion, Varenicline.
  • Tránh tiếp xúc với khói thuốc lá, khói bếp, bụi, hoá chất…, giữ vệ sinh môi trường sống xung quanh.
  • Giữ ấm cho cơ thể.
  • Tiêm vaccin phòng cúm mỗi năm và phế cầu mỗi 5 năm.
  • Giữ vệ sinh mũi, họng.
  • Chế độ ăn lành mạnh, đầy đủ chất dinh dưỡng.
  • Luyện tập thường xuyên các bài tập vừa sức.
  • Giữ tinh thần thoải mái, tránh stress kéo dài.

Bài viết đã chia sẻ cách phát hiện và phòng ngừa bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Hy vọng thông qua đó sẽ giúp bạn có thêm kiến thức để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình mình 1 cách hiệu quả.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Võ Ngọc Nhi xem thêm bài viết cùng tác giả
Bác sĩ Võ Ngọc Nhi

BS.Võ Ngọc Nhi

Drip Hydration Hồ Chí Minh - Cơ sở 200A Cao Thắng

Chi tiết Đăng ký tư vấn
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Hen phế quản là gì? Cách nhận biết và phòng ngừa hiệu quả

Hen phế quản là gì? Cách nhận biết và phòng ngừa hiệu quả

Dấu hiệu và cách phòng ngừa bệnh lao phổi

Dấu hiệu và cách phòng ngừa bệnh lao phổi

Nguyên nhân nào gây ho ra máu?

Nguyên nhân nào gây ho ra máu?

Nên ăn gì để tăng cơ mông nhanh?

Nên ăn gì để tăng cơ mông nhanh?

Ăn rau bina tăng cơ bắp như thế nào?

Ăn rau bina tăng cơ bắp như thế nào?

16

Bài viết hữu ích?