Zalo

Nguyên nhân nào gây ho ra máu?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Ho ra máu là dấu hiệu thường gặp liên quan đến nhiều bệnh lý, đặc biệt bệnh hô hấp. Bị ho ra máu thường khiến mọi người cảm thấy lo sợ. Nếu ho ra máu quá nhiều cần cấp cứu kịp thời để tránh các biến chứng nguy hiểm và nguy cơ tử vong.

1. Ho ra máu là gì?

Ho ra máu là tình trạng máu từ đường hô hấp dưới được ho, khạc ra ngoài. Máu có thể ít hoặc nhiều, hoặc có thể chỉ dính một ít vào đờm, chất nhầy của người bệnh.

Ho ra máu là tình trạng máu từ đường hô hấp dưới được ho, khạc ra ngoài 

2. Các nguyên nhân ho ra máu

Ho ra máu là triệu chứng liên quan đến nhiều bệnh lý, việc xác định nguyên nhân của ho ra máu giúp người bệnh được điều trị hiệu quả nhất có thể.

Các nguyên nhân thường gặp bao gồm:

  • Bệnh lý ở phổi: Người bệnh thường có tiền sử bệnh lý phổi, ho ra máu thường kèm theo đờm với các tính chất: Đờm nhầy, mủ, có mùi hôi, lượng đờm nhiều hơn bình thường. Thường gặp ở các bệnh: Viêm phế quản, viêm phổi, giãn phế quản, lao, áp xe phổi, thuyên tắc phổi, ung thư phổi, dị dạng mạch phổi và dị vật đường thở…
  • Bệnh lý tim mạch: Tăng huyết áp, suy tim, vỡ phình động mạch chủ ngực, hẹp van hai lá, còn ống động mạch…
  • Bệnh lý toàn thân: Rối loạn đông máu, đông máu rải rác trong lòng mạch, Lupus ban đỏ hệ thống, HIV/AIDS và nhiễm ký sinh trùng,…
  • Nguyên nhân ngoại khoa: Chấn thương vùng ngực, tổn thương do thực hiện các thủ thuật trên phổi, phế quản (nội soi, sinh thiết, chọc dịch màng phổi…).
  • Các nguyên nhân khác: Hút thuốc lá, sử dụng các chất kích thích, sử dụng các loại thuốc chống đông máu và thuốc ức chế kết tập tiểu cầu…
  • Một số các trường hợp ho ra máu không tìm được nguyên nhân, tuy nhiên thường tiên lượng tốt, ngừng ho ra máu trong vòng 6 tháng.

3. Phân biệt ho ra máu và nôn ra máu

Ho ra máu rất dễ nhầm lẫn với nôn ra máu. Vì vậy cần phân biệt các trường hợp này để được chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả.

  • Với ho ra máu: Người bệnh thường thấy ngứa họng, máu ho ra thường là máu đỏ tươi, có lẫn đờm, có bọt và có thể thấy nghẹt thở.
  • Với nôn ra máu: Người bệnh thường cảm thấy buồn nôn ngay trước đó và nôn ra máu đỏ nâu, màu cà phê hay đen, có thể kèm theo dịch dạ dày hay thức ăn.
Ho ra máu rất dễ nhầm lẫn với nôn ra máu 

4. Ho ra máu có nguy hiểm không?

Ho ra máu là tình trạng khẩn cấp, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời. Mọi trường hợp ho ra máu đều cần đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị, đặc biệt với những trường hợp ho ra máu nhiều (lượng máu ho > 100ml/ 24h), tái phát nhiều lần, kèm theo đau ngực, sốt cao, sút cân hay khó thở… cần nhanh chóng đến với cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

Trong khi di chuyển bệnh nhân cần lưu ý để bệnh nhân nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh, tránh va chạm đặc biệt với vùng ngực.

Hy vọng thông qua bài viết đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc ho ra máu có nguy hiểm không. Nếu gặp phải tình trạng này, hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để tìm ra nguyên nhân và có cách điều trị hiệu quả, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm tới tính mạng.

Nguồn tham khảo: Hemoptysis (Coughing up Blood). WebMD

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Võ Ngọc Nhi xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Biểu hiện của xuất huyết tiêu hóa và các phương pháp cầm máu

Biểu hiện của xuất huyết tiêu hóa và các phương pháp cầm máu

Phòng ngừa đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Phòng ngừa đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Nên ăn gì để tăng cơ mông nhanh?

Nên ăn gì để tăng cơ mông nhanh?

Ăn rau bina tăng cơ bắp như thế nào?

Ăn rau bina tăng cơ bắp như thế nào?

Tế bào gốc có thể biến thành xương và chất béo thế nào?

Tế bào gốc có thể biến thành xương và chất béo thế nào?

7

Bài viết hữu ích?