Zalo

Biểu hiện của xuất huyết tiêu hóa và các phương pháp cầm máu

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Xuất huyết tiêu hoá là tình trạng cấp cứu rất thường gặp cần được phát hiện sớm và theo dõi sát để có thể xử trí kịp thời, tránh mất máu quá nhiều gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Đồng thời xuất huyết tiêu hoá cũng phản ánh các vấn đề sức khỏe đang tiềm ẩn trong cơ thể.
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Võ Ngọc Nhi - Bác sĩ Nội

1. Phân chia đường tiêu hoá

Đường tiêu hoá là một ống cơ dài bắt đầu từ miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già và cuối cùng là hậu môn. Tại ruột non, vùng tá- hỗng tràng gập lại thành một góc và được neo giữ bởi dây chằng Treitz, được gọi là góc Treitz.

Góc Treitz chia đường tiêu hoá thành 2 phần: Đường tiêu hoá trên (bao gồm thực quản, dạ dày, phần ruột non tính đến góc Treitz) và đường tiêu hoá dưới ( bao gồm phần ruột non tính từ góc Treitz, ruột già, hậu môn). Cũng dựa theo cách phân chia này, khi chảy máu xảy ra ở đường tiêu hoá trên được gọi là xuất huyết tiêu hoá trên, ngược lại chảy máu xảy ra ở đường tiêu hoá dưới được gọi là xuất huyết tiêu hoá dưới.

2. Biến chứng của xuất huyết tiêu hoá

Một số trường hợp xuất huyết tiêu hoá có thể tự cầm máu được. Tuy nhiên, nếu cơ thể không tự cầm máu và không được cấp cứu xuất huyết tiêu hóa kịp thời, việc mất máu có thể khiến sức khỏe người bệnh suy giảm nghiêm trọng, tinh thần mệt mỏi, choáng váng, lú lẫn, lâu dài có thể mất ý thức và dẫn đến tử vong.

Việc chảy máu quá nhiều cũng có thể dẫn đến các tình trạng sốc, suy hô hấp, nhồi máu cơ tim hay nguy cơ nhiễm trùng là mối đe dọa nghiêm trọng đối với tính mạng người bệnh.

3. Biểu hiện của xuất huyết tiêu hoá

Tuỳ vào vị trí và mức độ chảy máu mà người bệnh biểu hiện các triệu chứng khác nhau.

  • Nôn ra máu: Là biểu hiện thường gặp khi có xuất huyết tiêu hoá trên, chất nôn là máu đỏ tươi, sẫm như màu bã cà phê hay máu cục và có thể lẫn thức ăn.
Xuất huyết tiêu hóa
Nôn ra máu là biểu hiện thường gặp khi có xuất huyết tiêu hoá trên 
  • Đi ngoài ra máu: Đây cũng là dấu hiệu thường gặp khi có chảy máu tại đường tiêu hoá. Nếu người bệnh đi ngoài ra phân có lẫn máu đỏ tươi, có thể đang có chảy máu tại đường tiêu hoá dưới và ngược lại nếu phân có màu đen, vị trí chảy máu thường là đường tiêu hoá trên.
  • Khi lượng máu mất đi nhiều, có thể xuất hiện các biểu hiện mệt mỏi, xanh xao, chóng mặt, vã mồ hôi, khó thở và lâu dài có thể dẫn đến tình trạng sốc do mất máu với biểu hiện nhịp tim nhanh, đái ít hoặc không có nước tiểu, đo huyết áp thấy huyết áp tụt thấp, người bệnh có thể co giật, ngất xỉu, hôn mê và thậm chí tử vong nếu không được cấp cứu xuất huyết tiêu hóa kịp thời.

Một số trường hợp chảy máu âm thầm không có biểu hiện ra bên ngoài cho đến khi lượng máu mất quá nhiều và biểu hiện sốc.

4. Các phương pháp cầm máu trong xuất huyết tiêu hoá

Hiện nay có nhiều phương pháp cầm máu khi có xuất huyết tiêu hoá được ứng dụng trong y khoa tuỳ thuộc vào vị trí, mức độ chảy máu và tình trạng người bệnh. Một số phương pháp thường được sử dụng bao gồm:

Nội soi

Là phương pháp phổ biến nhất nhằm vừa chẩn đoán và vừa cầm máu trong xuất huyết tiêu hoá. Trong khi nội soi, khi tìm được vị trí chảy máu trong đường tiêu hoá, nhân viên y tế sẽ tiến hành cầm máu bằng cách:

  • Sử dụng kẹp clip, đầu dò nhiệt, keo sinh học, tia laser hay tiêm chất xơ thường được lựa chọn để cầm máu, tuỳ vào tình trạng bệnh mà có thể phối hợp hoặc không phối hợp các phương pháp này với nhau.
Xuất huyết tiêu hóa
Phương pháp điều trị xuất huyết tiêu hóa
  • Thắt tĩnh mạch: Thường được ưu tiên trong trường hợp chảy máu do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản
  • Ngoài ra, một số phương pháp khác cũng đang được nghiên cứu để ứng dụng trong tương lai như: Phun cầm máu và sử dụng bột nano…

Bóng chèn

Được sử dụng để cầm máu tạm thời khi chảy máu quá nhiều và tình trạng người bệnh không thể tiến hành nội soi được. Mặc dù biện pháp này mang lại hiệu quả cầm máu cao nhưng cũng có nguy cơ biến chứng và tái phát cao.

Phương pháp TIPS

Tạo đường thông tại tĩnh mạch trong gan nhằm làm giảm áp lực tĩnh mạch cửa. Phương pháp này được sử dụng trong trường hợp chảy máu do tăng áp lực tĩnh mạch cửa và không thể kiểm soát bằng các biện pháp ở trên.

Phẫu thuật cầm máu

Tiến hành khi đã áp dụng hay không đủ điều kiện thực hiện các phương pháp cầm máu đã nêu. Đồng thời phẫu thuật cũng là biện pháp giải quyết một số nguyên nhân gây chảy máu tại đường tiêu hoá dưới (viêm túi thừa, trĩ, polyp, u đại trực tràng…).

Hy vọng thông qua bài viết đã giúp bạn hiểu được xuất huyết tiêu hóa gây nguy hiểm đến tính mạng như thế nào và từ đó biết cách sơ cứu kịp thời, hiệu quả. 

Nguồn tham khảo:

  • Everything You Need to Know About Gastrointestinal Bleeding. healthline
  • Gastrointestinal Bleeding. NIH
  • Bleeding in the Digestive Tract: Why It Happens. WebMD
  • Treatments for GI Bleeding. NIH
Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám Drip Hydration, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bác sĩ Võ Ngọc Nhi

BS.Võ Ngọc Nhi

Drip Hydration Hồ Chí Minh - Cơ sở 200A Cao Thắng

Chi tiết Đăng ký tư vấn
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Nguyên nhân nào gây ho ra máu?

Nguyên nhân nào gây ho ra máu?

Sản xuất NAD theo phương pháp enzym công nghiệp

Sản xuất NAD theo phương pháp enzym công nghiệp

Nên ăn gì để tăng cơ mông nhanh?

Nên ăn gì để tăng cơ mông nhanh?

Ăn rau bina tăng cơ bắp như thế nào?

Ăn rau bina tăng cơ bắp như thế nào?

Tế bào gốc có thể biến thành xương và chất béo thế nào?

Tế bào gốc có thể biến thành xương và chất béo thế nào?

19

Bài viết hữu ích?